Giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số

Giáo án bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số sách mĩ thuật 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THIẾT KẾ TRANG PHỤC VỚI HOA VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tạo hình hoa văn trên trang phục truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hiểu và sử dụng được phương hướng chuyền động của nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng trong trang trí sản phẩm mĩ thuật.
  • Vận dụng được vẻ đẹp của hoa văn dân tộc thiểu số trong thiết kế trang phục.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa văn dân tộc thiểu số trong trang trí sản phẩm mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hiểu và sử dụng được phương hướng chuyền động của nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng trong trang trí sản phẩm mĩ thuật.
  • Vận dụng được vẻ đẹp của hoa văn dân tộc thiểu số trong thiết kế trang phục.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được về đẹp của hoa văn dân tộc thiểu số.
  • Góp phần hình thành sự hiểu biết và tình cảm đối với giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Một số hình ảnh, video clip về hoa văn trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số.
  • Một số bản thiết kế mẫu trang phục khai thác vẻ đẹp của hoa văn giúp HS quan sát trực tiếp.
  • Một số SPMT khai thác vẻ đẹp của hoa văn trong thiết kế trang phục.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến hoa văn trên trang phục của một số đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thông qua phân tích một số mẫu hoa văn, HS biết được hoa văn có tính biểu tượng

và tượng trưng và hiểu về phương hướng chuyển động của nét trong tạo hình hoa văn.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về tạo hình hoa văn trên trang phục.

- HS tìm hiểu về yêu tổ biểu tượng, tượng trưng, phương hướng chuyến động của nét trong tạo hình hoa văn.

  1. Sản phẩm: Có kiến thức ban đầu về nét độc đáo trong tạo hình hoa văn trên trang phục truyền thống.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1 : Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát 2 mẫu hoa văn cách điệu con trâu và con khỉ, từ mẫu hoa

trên vải sang phần vẽ lại bằng nét và trả lời câu hỏi SHS tr.17:

+ Quan sát và trình bày về:

  • Đặc điểm hình tượng, mô típ trang trí.
  • Đặc điểm nét, hình, màu sắc.
  • Tính nhịp điệu, tiết tấu.

+ Em thích cách tạo hình hoa văn nào?

- GV cho HS tìm hiểu khái niệm “tính biểu tượng” và gợi mở để giải mã văn hoá, mỗi biểu tượng của một số đồng bào dân tộc theo quan điểm về con người, thế giới riêng :

+ Con trâu: tượng trưng cho sức mạnh, sự bền bỉ, siêng năng, cần cù, có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống nông nghiệp nói riêng và nền văn hoá Việt nói chung.

+ Con hổ: tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần kiên cường, không chịu khuất phục trước những gian nan, thử thách của cuộc sống.

+ Chim Lạc: tượng trưng cho khát vọng chinh phục, ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố, thách thức.

+ Phượng hoàng đất: mang vẻ đẹp quyền năng, thể hiện cuộc sống tự do tự tại, không bị gò bó.

+…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về một số biểu tượng của đồng bào các dân tộc:

  

Hình tượng con hổ ở nhà GươI của đồng bào Cơ Tu

Chim Lạc trên trống đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Nhiệm vụ 2: Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát 3 mẫu hoa văn, từ mẫu họa trên vải sang phần vẽ lại bằng

nét trong SHS tr.18:

- GV cho HS tìm hiểu khái niệm “tính tượng trưng” và gợi mở một số cách để tạo hình hoa văn, sử dụng các yếu tố nguyên lí và tạo hình đã học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu, tiến hành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hoa văn truyền thống ở trang phục của dân tộc thiểu số Việt Nam thường vận dụng nét, tổ hợp nét và hình kỉ hà phối hợp thành các mô típ trang trí sinh động.

+ Mô típ trang trí trên trang phục của dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sáng tạo theo các nguyên lí cân bằng và nhịp điệu, tạo nên các xu hướng chuyển động trong mỗi sản phẩm cụ thể.

HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm hiểu cách thiết kế mẫu trang phục có trang trí hoa văn.

- Củng cố thêm cách thức trong thiết kế mẫu trang phục.

  1. Nội dung:

- HS học cách sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục.

- Thiết kế một bộ trang phục có sử dụng vẻ đẹp hoa văn của đồng bào dân tộc.

  1. Sản phẩm: Bản vẽ thiết kế mẫu trang phục có sử dụng hoa văn để trang trí.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SHS tr.19 và trả lời câu hỏi: Trình bày các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mở rộng kiến thức: Sử dụng hoa văn có nguồn gốc từ văn hoá dân tộc trong thiết kế trang phục luôn chứa đựng những giá trị độc đáo, thể hiện tư duy sáng tạo, kế thừa bản sắc dân tộc và giao thoa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hành: Em hãy thiết kế một bộ trang phục với hoa văn dân tộc thiếu số.

- GV lưu ý:

+ Về ý tưởng:

·        Thiết kế bệ trang phục dành cho đối tượng nào?

·        Sử dụng vào mục đích gì?

·        Yếu tố hoa văn trang trí cho trang phục đặt ở vị trí nào? Có phù hợp và hài hoà trong tương quan chung không?

+ Về cách thể hiện: Lựa chọn tiết kế bằng màu sáp, màu dạ, màu nước hay hình thức nào khác?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, lên ý tưởng thiết kế.

- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ý tưởng mẫu thiết kế, các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài vẽ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

2.1. Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục

- Bước 1: Xây dựng ý tưởng và thiết kế kiểu dáng trang phục.

- Bước 2: Sử dụng hoa văn truyền thống trong trang trí.

- Bước 3: Phối màu trang phục.

- Bước 4: Hoàn thiện bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số

- Một số mẫu trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. VẺ ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. NIỀM VUI, HANH PHÚC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. VẺ ĐẸP TRONG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. VẺ ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. NIỀM VUI, HANH PHÚC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. VẺ ĐẸP TRONG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

Chat hỗ trợ
Chat ngay