Giáo án ngắn gọn đạo đức 4 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án Đạo đức 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 2345. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Đạo đức 4 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
GIÁO ÁN NGẮN GỌN ĐẠO ĐỨC 4 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
- Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
- Bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Pháp), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
=> Xem bản soạn chi tiết hơn:
- Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 1: Biết ơn người lao động
- Giáo án điện tử Đạo đức 4 kết nối Bài 1: Biết ơn người lao động
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Phước). https://www.youtube.com/watch?v=JndMLqwe5ew - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát? + Vì sao các bạn nhỏ trong bài hát ước làm những nghề đó? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những nghề nghiệp xuất hiện: công nhân xây dựng, nông dân lái máy cày, kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. + Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì những công việc đó tạo ra giá trị và công hiến cho xã hội. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu những đóng góp của người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” (sáng tác Tố Hữu). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công. - GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội? - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra một số công việc của người lao động và đóng góp của người lao động cho xã hội:
- GV nêu một số câu đố vui về nghiệp và yêu cầu HS giải đố: + Nghề gì cần đến đục cưa Làm ra giường, tủ,...sớm trưa ta cần? + Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác? +...... - GV nhận xét và chốt đáp án: + Nghề mộc. + Nghề vận tải. Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động? a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 1 – 4 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: + Những sản phẩm đó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào? + Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó? + Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV nêu kết luận: Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn người lao động. Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh a – g SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua những bức tranh đó. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Theo em, còn việc nào khác để thể hiện lòng biết ơn với người lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Chúng ta cần kình trọng, biết ơn người lao động bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. => Xem nhiều hơn: b. Cách tiến hành Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình. b. Không đồng tình. c. Không đồng tình. d. Không đồng tình. e. Đồng tình. Bài tập 2: Nhận xét hành vi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Không đồng tình. b. Đồng tình . c. Đồng tình. d. Đồng tình. e. Không đồng tình. Bài tập 3: Xử lí tình huống - GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm: + Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a. + Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b. + Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c. - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống. - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tình huống 1: Phương nên thuyết phục Khánh qua nhặt đổ giúp bác. + Tình huống 2: Mai nên nói với bạn đó: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. + Tình huống 3: Nhung nên xin phép bố mẹ chia sẻ bớt những rau, củ, quả đó cho mọi người xung quanh. Bài tập 4: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV trình chiếu, yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài tập: Em có lời khuyên gì dành cho bạn? - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tình huống 1: Khuyên Huy không nên làm như vậy vì đó là hành động không tôn trọng thành quả của người lao động; lần sau Huy nên chờ sàn nhà khô rồi hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác. + Tình huống 2: Khuyên bạn không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì nếu không ăn hết sẽ lãng phí công sức của người lao động. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. - GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động? - GV hướng dẫn HS làm phóng viên có thể hỏi: Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? Bạn có suy nghĩ gì về điều đó? - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2 - GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm). - GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận, sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về người lao động. Giờ học sau sẽ triển lãm và trình bày sản phẩm trước lớp. Bài tập 3 - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”. - GV gợi ý cho HS một số tình huống để xây dựng tiểu phẩm: + Tình huống 1: Bác xe ôm chở bạn đi học, đến cổng trường bạn chạy thẳng vào sân trường, không chào bác. + Tình huống 2: Một bạn định viết vào sách giáo khoa, bạn khác nhắc nhở không nên làm thế. + Tình huống 3: Bác thợ sơn đang sơn tường, nhân lúc bác không để ý, một bạn dùng que vẽ lên bức tường đó. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động” trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Biết ơn người lao động. + Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. + Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động. + Đọc trước Bài 2 – Cảm thông, giúp đỡ người khó khăn (SHS tr.11). |
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu đố và trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài tập. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm, nộp sản phẩm vào bài học sau,.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS biểu diễn tiểu phẩm trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU BÀI HỌC
- Hoàn thành tốt: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; Biết
vì sao phải biết ơn người lao động; Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
- Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài nhưng chưa đầy đủ.
- Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in đạo đức 4 kết nối tri thức, tải giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn đạo đức 4 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án đạo đức 4 KNTT dùng để in