Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 4 kết nối tri thức
Đạo đức 4 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Đạo đức 4 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 4 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
- Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
- Bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Pháp), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Phước). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát? + Vì sao các bạn nhỏ trong bài hát ước làm những nghề đó? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. + Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới; người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,... cung cấp cho xã hội; người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam; người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu những đóng góp của người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” (sáng tác Tố Hữu). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công. - GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội? - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra một số công việc của người lao động và đóng góp của người lao động cho xã hội:
- GV nêu một số câu đố vui về nghiệp và yêu cầu HS giải đố: + Nghề gì cần đến đục cưa Làm ra giường, tủ,...sớm trưa ta cần? + Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác? +...... - GV nhận xét và chốt đáp án: + Nghề mộc. + Nghề vận tải. Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động? a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 1 – 4 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: + Những sản phẩm đó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào? + Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó? + Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV nêu kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta cần có những sản phẩm như lương thực, thực phẩm và những đồ dùng cần thiết khác do người lao động tạo ra. Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn người lao động. Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh a – g SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua những bức tranh đó. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Theo em, còn việc nào khác để thể hiện lòng biết ơn với người lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Người lao động đã tạo ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người lao động bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống. b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được. c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi. d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội. e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động. |
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu đố và trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG
1. TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BẢO VỆ CỦA CÔNG
- Em hãy kể những thứ được gọi là của công?
- Hãy nêu các biểu hiện của bảo vệ của công trong ảnh:
- Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công mà em biết?
2. KHÁM PHÁ VÌ SAO BẢO VỆ CỦA CÔNG
- Qua truyện “Ghế đá kêu đau”, em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá?
- Theo em, vì sao phải bảo vệ của công?
3. LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Lâm: Không bảo vệ của công là thiếu ý thức,trách nhiệm
Nga: Ai cũng có quyền sử dụng của công theo ý thích của mình
Phúc: Bảo vệ của công là việc của bác trưởng thôn và các chú công an
Trang: Biết bảo vệ của công là thể hiện nếp sống văn minh
Câu hỏi 2. Bạn nào biết bảo vệ của công, bạn nào chưa biết bảo vệ của công?
Câu hỏi 3. Xử lí tình huống
- Tan học, các bạn ùa ra sân trường, chỉ còn Hiền và Lan ngồi trong lớp vừa vẽ tranh vừa chờ bố mẹ đến đón. Hiền về trước nên nhắc Lan: “Khi nào về, bạn nhớ tắt quạt nhé!”. Lan đáp: “Bạn cứ làm như đó là quạt của nhà mình vậy!”. Nếu là Hiền, em sẽ nói gì với Lan?
- Thấy cây xoài trong nhà văn hóa thôn sai trĩu quả, Long bảo Hậu “Tớ cõng, bạn kéo cành nhiều quả kia xuống hái nhé!”. Thấy Hậu có vẻ chần chừ, Long nói: “Cây xoài này là của chung mà, có phải của nhà ai đâu mà cậu phải lo!”. Nếu là Hậu, , em sẽ nói gì với Long?
- Cuối tuần, hai anh em Hải và Loan được bố mẹ cho đi chơi ở Hồ Gươm. Loan thích thú, kéo tay anh hướng về phía đám hoa đầy màu sắc và nói: “Hoa đẹp quá! Em hái bông này nhé!”. Nếu là Hải, em sẽ nói gì với với Loan?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐẠO ĐỨC 4 KẾT NỐI
Bộ trắc nghiệm Đạo đức 4 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(30 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Người lao động là gì?
A. Người kiếm tiền dựa trên những hành động phạm pháp.
B. Người lao động bằng sức khoẻ, trí óc và công sức của mình.
C. Người kiếm ra tiền.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 2: Ai là người tạo ra thực phẩm, quần áo, xe đạp, tranh ảnh?
A. Người lao động.
B. Bác sĩ.
C. Kĩ sư.
D. Giáo viên.
Câu 3: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?
A. Nông dân.
B. Người lái xe ôm.
C. Bác sĩ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Người giúp việc trong gia đình có phải người lao động không?
A. Có
B. Không
Câu 5: Trong những người dưới đây, ai không phải là người lao động?
A. Giáo viên.
B. Nhà khoa học.
C. Kẻ trộm.
D. Kĩ sư tin học.
Câu 6: Bác sĩ là ai?
A. Là những người khám, chữa bệnh cho chúng ta, giúp chúng ta thoát khỏi những căn bệnh và mệt mỏi.
B. Là những người cho chúng ta hạt lúa chín, rau xanh, trái ngọt.
C. Là những người dạy ta các bài học hay và bổ ích.
D. Là những người cung cấp thực phẩm từ biển.
Câu 7: Thợ xây là ai?
A. Là những người xây dựng những ngôi nhà để chúng ta sinh sống hàng ngày.
B. Là những người xây dựng những công trình to lớn cũng cấp nơi làm việc, vui chơi, giải trí và góp phần làm đẹp cho xã hội.
C. Là những người giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.
D. Đáp án A,B đúng.
Câu 8: Người điều khiển xe cần cẩu phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đẩy nhanh tiến độ các công việc cần vận chuyển hàng đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ đạo đức 4 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Đạo đức 4 kết nối tri thức, soạn đạo đức 4 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học