Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn âm nhạc 7 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức


I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 7 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

TIẾT 25

- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn cello và cantrabass

- Lí thuyết âm nhạc:

Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và nêu được một số đặc điểm cấu tạo về đàn cello và contrabass.
  • Hiểu và nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ trong âm nhạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
  • Năng lực âm nhạc:
  • Cảm nhận được sự khác nhau về hình dáng, âm sắc của đàn cello, contrabass khi xem biểu diễn.
  • Nhận biết, phân biệt, đọc được một số thuật ngữ thông dụng về nhịp độ, cường độ và sắc thái trên bản nhạc.
  1. Phẩm chất

Qua tìm hiểu về nhạc cụ cello, contrabass:

  • Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về các loại nhạc cụ phương Tây.
  • Có ý thức tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, hướng đến tiếp thu hội nhập nền âm nhạc thế giới.
  • Rèn luyện cho HS tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 7.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 7.
  • Đọc và tìm hiểu trước về nhạc cụ cello, contrabass.
  • Tìm hiểu về các thuật ngữ, kí hiệu có trong bản nhạc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra nhạc cụ violin và chỉ ra một số nhạc cụ giống violin.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe bản nhạc hòa tấu do dàn nhạc giao hưởng trình diễn.
  4. Sản phẩm: HS nghe và nhận diện được nhạc cụ violin.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe trích đoạn hòa tấu do dàn nhạc giao hưởng trình diễn.

https://www.youtube.com/watch?v=xVd92XOQKLc

- GV yêu cầu HS nhận ra nhạc cụ violin đã học và chỉ ra một số nhạc cụ giống violin.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trích đoạn hòa tấu, nhận ra nhạc cụ violin đã học và chỉ ra một số nhạc cụ giống violin.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ ra một số nhạc cụ giống violin.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa nghe một bản nhạc giao hưởng có tiếng đàn violin rất hay và đặc sắc. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu và nghe thêm các loại nhạc cụ đặc sắc khác là đàn cello và đàn contrabass nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiều cây đàn cello

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây đàn cello và cách sử dụng nhạc cụ đó.
  2. Nội dung: GV chia nhóm cho HS tìm hiểu về cây đàn cello.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cây đàn cello.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa ra những thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV chọn video dàn nhạc giao hưởng chơi bản nhạc quen thuộc HS đã từng nghe (chú ý có phần trình bảy cello rõ nhất) cho HS nghe/ xem và cảm nhận.

https://www.youtube.com/watch?v=wottZVce-8Q

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ hoạt động nghe xem dàn nhạc biểu diễn kết hợp đọc hiểu SGK, HS trình bay theo cả nhân/ nhóm sự hiểu biết về đàn cello.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV và HS lắng nghe các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét cho nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét nội dung trả lời của HS và bổ sung thêm kiến thức.

1. Tìm hiều cây đàn cello

- Cello có kích thước lớn hơn violin. Âm sắc của nhạc cụ này gần với giọng nam nên phù hợp với diễn tấu bè trầm, khi kết hợp với các nhạc cụ khác sẽ tạo nên âm lượng đầy đặn cho dàn nhạc.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 7 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy xem video sau và trả lời câu hỏi:

Em hãy chỉ ra một số nhạc cụ giống violin xuất hiện trong video bên.

TIẾT 25

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:

Giới thiệu đàn cello và contrabass

LÍ THUYẾT ÂM NHAC:

Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ.

PHẦN 1

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

  1. Nghe âm thanh của các nhạc cụ cello và contrabass

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1:

Tìm hiểu về đàn cello.

Nhóm 2:

Tìm hiểu về đàn contrabass.

Gợi ý: Đàn cello và contrabass có điểm gì giống và khác nhau:

  • Cấu tạo – hình dáng.
  • Cáchchowi
  • Kích thước.
  • Âm sắc.
  • Nhạc cụ được sử dụng trong dịp nào.

Điểm chung của đàn cello và contrabass

  • Thuộc bộ dây của dàn nhạc giao hưởng.
  • Cấu tạo, hình dáng giống nhau.
  • Cách chơi: Dùng cây vĩ để tạo ra âm thanh.
  • Hình thức biểu diễn: độc tấu, hòa tấu cùng dàn nhạc.
  • Kích thước: lớn hơn violin.
  • Âm sắc: gần giống giọng nam, phù hợp biểu diễn bè trầm.
  • Khi kết hợp với nhạc cụ khác sẽ tạo âm lượng đầy đặn.
  1. Tìm hiểu cây đàn contrabass
  • Kích thước: lớn nhất
  • Âm sắc: trầm nhất.
  • Chủ yếu giữ bè trầm trong cả dàn nhạc.
  • Thể hiện những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang, có màu sắc kịch tính.

LUYỆN TẬP

  • Nêu những điểm giống và khác nhau của hai cây đàn cello và contrabass.
  • Sưu tầm bản nhạc được biểu diễn bằng đàn cello để chia sẻ với bạn.

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

Nghe và cảm nhận trích đoạn tác phẩm

  1. Tìm hiểu một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1:

  • Nêu các đặc điểm về nhịp độ.
  • Nhịp độ được chia làm mấy nhóm chính?

Nhóm 2:

  • Nêu các đặc điểm về sắc thái trường độ.
  • Trường độ được kí hiệu như thế nào?
  1. a) Thuật ngữ chỉ nhịp độ
  • Nhịp độ thường được ghi ở phía trên khuông nhạc, đầu nhạc bằng tiếng Ý hoặc tiếng Latin.
  • Ở Việt Nam, các nhạc sĩ thường sử dụng tiếng Việt để chỉ nhịp độ.
  • Thuật ngữ chỉ nhịp độ được chia thành ba nhóm chính.

Nhịp độ chậm

Lento

(Rất chậm)

Adagio

(Chậm)

Andante

(Hơi chậm)

Nhịp độ trung bình

Andantino

(Thong thả)

Moderato

(Vừa phải)

Allegretto

(Hơi nhanh)

Nhịp độ nhanh

Allegro

(Nhanh)

Vivace

(Nhanh, nhộn nhịp)

Presto

(Rất nhanh, hối hả)

  1. b) Một số thuật ngữ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ
  • Là những từ hoặc kí hiệu được ghi phía dưới khuông nhạc để chỉ độ mạnh – nhẹ của âm thanh.
  • Ở nhiều bản nhạc đàn, độ mạnh – nhẹ được quy định cho từng đoạn nhạc hoặc nốt nhạc.

KÍ HIỆU

THUẬT NGỮ

Ý NGHĨA

p

piano

Nhỏ, nhẹ

mp

mezzo piano

Nhỏ vừa, nhẹ vừa

mf

mezzo forte

To vừa, mạnh vừa

f

forte

To, mạnh

 

crescendo

To dần, mạnh dần

 

decrescendo

Nhỏ dần, nhẹ dần

 

accent

Nốt nhạc được nhấn mạnh

Em hãy tìm trong bài In a Persian Market (Phiên chợ Ba Tư) những kí hiệu về nhịp độ và sắc thái cường độ

Allegretto: hơi nhanh

Mezzo piano: nhỏ vừa, nhẹ vừa

LUYỆN TẬP

Em hãy tìm trong SGK các bản nhạc của các chủ đề đã học và đọc tên các kí hiệu, tính chất từng kí hiệu thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ.

VẬN DỤNG

Các em hãy xem video trích đoạn Giao hưởng số 40 – W A. Mozart và kể tên những nhạc cụ đã học xuất hiện trong video.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Sưu tầm các bản nhạc, bài hát có trong bản nhạc và chia sẻ cùng bạn để ghi nhớ.

Chuẩn bị bài mới:

Tiết 26: Vận dụng – Sáng tạo

CẢM ƠN CÁC EM

ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kì 2 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint âm nhạc 7 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu âm nhạc 7 kết nối tri thức, GA điện tử âm nhạc 7 kết nối tri thức, bài giảng điện tử âm nhạc 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay