Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn đạo đức 3 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức


I. GIÁO ÁN BẢN WORD ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 8: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
  • Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hòa.
  • Nhân ái: biết lắng nghe, tôn trọng, hòa thuận, nhường nhịn bạn bè.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGV, SGK, Vở bài tập Đạo đức 3, Giáo án.
  • Tranh ảnh, truyện thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát.
  • Những ví dụ thực tiễn gắn với chủ đề.
  • Thẻ bày tỏ thái độ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và kết nối vào bài mới.

b. Cách thức tiến hành

Chia sẻ trải nghiệm:

- GV mời HS chia sẻ những trải nghiệm cá nhân: Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì? Khi đó, em đã xử lí bất hoà đó như thế nào?

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 SH chia sẻ những tình huống bất hoà với bạn bè và cách xử lí.

- GV gợi ý các HS khác có thêm bình luận về những cách thức đơn giản, phù hợp hơn để xử lí các tình huống bất hoà đã được đưa ra.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:  Đôi khi, giữa bạn bè có thể có những bất hoà, điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm ra những cách thức phù hợp để xử lí những bất hoà đó. Để nắm rõ về một số biểu hiện bất hòa với bạn bè và có để xử lí bất hòa với bạn bè, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu bất hòa với bạn bè

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện bất hoà với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh 1-5 SGK tr49.50 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh.

+ Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hoà nào khác?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, lắng nghe những ý kiến của bạn, thống nhất về các biểu hiện bất hoà giữa bạn bè được nêu trong từng bức tranh.

- GV mời 2-3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Trong cuộc sống, có thể xảy ra nhiều tình huống bất hoà. Biểu hiện của bất hoà giữa bạn bè rất đa dạng như: không chịu nhường nhịn nhau, gây áp lực lên bạn, nói dối hoặc lập nhóm tẩy chay bạn bè của mình,...

+ Nguyên nhân của sự bất hoà là khi mỗi người đều khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình, không lắng nghe lời giải thích hoặc đổ lỗi cho bạn khác,...

+ Chúng ta cần nhận ra các biểu hiện của sự bất hoà để có cách xử lí tốt nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè

a. Mục tiêu: HS nhận biết được lợi ích của việc biết xử lí bất hoà với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, đọc hai trường hợp trong SGK tr.51 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn đã làm gì để xử lí bất hoà?

+ Trong các trường hợp đó, nếu không xử lí bất hoà thì điều gì có thể xảy ra?

 

- HS thảo luận nhóm, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.

- GV mời 1-2 nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

- GV kết luận: Trong những tình huống bất hoà, chúng ta cần phải tìm cách để xử lí. Nếu những mối bất hoà không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xử lí bất hoà với bạn bè

a. Mục tiêu: HS biết được các bước xử lí bất hoà với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin về 5 bước xử lí bất hoà trong SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi:

 

+ Em có nhận xét gì về những bước xử lí bất hoà này?

+ Ngoài cách thức trên, em còn có cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè?

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

 

- GV mời 1-2 HS chia sẻ về những cách thức khác nếu có khi xảy ra bất hoà với bạn bè. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, kết luận: Để xử lí bất hoà với bạn bè, chúng ta nên bình tĩnh; tìm hiểu nguyên nhân gây bất hoà; nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe bạn nói, không ngắt lời; chủ động xin lỗi một cách chân thành nếu có lỗi; bắt tay vui vẻ làm hoà;...

Hoạt động 4: Giúp bạn bè xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS biết được cách giúp bạn bè xử lí bất hoà.

 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tổ, đọc tình huống trong SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã làm gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

- GV mời 1-2 HS chia sẻ về kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Để giúp bạn xử lí bất hoà, chúng ta nên ngồi lại cùng các bạn, lắng nghe ý kiến của từng người, chỉ ra những điểm đúng ở hai bạn và xoá bỏ những hiểu lầm. Sau đó, em có thể đề xuất một giải pháp mà cả hai bạn đều cảm thấy ổn và nhất trí thực hiện. Bước cuối cùng là đề nghị các bạn bắt tay làm lành với nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến về ý nghĩa của việc xử lí tốt bất hoà

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, và thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét các ý kiến dưới đây:

 

 

- GV quy ước cách bày tỏ ý kiến đồng tình/không đồng tình bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ;  thẻ mặt cười/mặt mếu).

- GV mời một HS lên trước lớp đọc các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do.

- GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ qua thẻ và giải thích sự lựa chọn của bản thân.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2. Bày tỏ ý kiến về cách xử lí bất hoà

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc 5 cách xử lí bất hoà của các bạn trong SGK tr.54, 55 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với cách xử nào dưới đây? Vì sao?

 

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3. Xử lí tình huống

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm một tình huống trong SGK tr.55, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS bình luận, thảo luận trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cặp đôi.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp: 

+ Những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh:

·        Tranh 1: ý kiến của hai bạn không tương đồng dẫn đến tranh cãi.

·        Tranh 2: bạn gái tóc ngắn có thái độ tẩy chay bạn Hoa.

·        Tranh 3: bạn nhỏ áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và cho rằng bạn mình đang nói dối.

·        Tranh 4: các bạn nói xấu sau lưng nhau.

·        Tranh 5: các bạn đổ lỗi cho nhau vì không biết ai làm gãy thước kẻ của Huệ.

+ Những biểu hiện bất hoà khác:

·        Cùng tranh giành một đồ vật xem ai là người lấy được nó trước.

·        Chỉ nghe lời nói từ bạn A và cho rằng lỗi là từ phía bạn B.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát tranh, đọc tình huống.

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS trình bày:

+ TH1: nếu không tự kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, An có thể đã nghĩ sai về Hùng, làm Hùng cảm thấy tổn thương và hai bạn không thể chơi với nhau một cách vui vẻ được.

+ TH2: nếu Hà không bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chủ động giải quyết bất hoà thì Hà và Mai có thể sẽ không còn chơi thân với nhau. Nhưng Hà đã khéo léo giải quyết vấn để nên Hà và Mai đã có thêm một người bạn tốt là Hiển.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS trả lời :

+ Cách xử lí bất hoà với bạn bè trong tranh:

·        Bình tĩnh khi có bất hoà với bạn.

·        Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hoà.

·        Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang.

·        Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi.

·        Bắt tay và vui vẻ làm hoà.

à Cách xử lí phù hợp.  

+ Cách xử lí khác khi có bất hoà với bạn bè:

·        Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo.

·        Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng.

·        Nhờ bạn bè giúp đỡ để giải quyết bất hoà với bạn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc tình huống, quan sát tranh.

 

 

- HS thảo luận nhóm theo tổ và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày kết quả thảo luận: Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu và đọc các ý SGK đưa ra.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc các ý kiến SGK đưa ra trước lớp.

 

- HS trả lời: Đồng tình với ý kiến 1, 2, 3, 4, 5; không đồng tình với ý kiến 6.

 

 

- HS đọc 5 cách xử lí bất hoà của các bạn trong SGK tr.54, 55.

 

- HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày: Đồng tình với cách xử lí số 2, không đồng tình với các xử lí số 1, 3, 4, 5.

 

 

- HS chia thành các nhóm, đọc tình huống của nhóm mình.

 

  
  

II. GIÁO ÁN BẢN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

Bài 8: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

(3 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khởi động
  2. Khám phá
  3. Luyện tập
  4. Vận dụng

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ trải nghiệm

Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì? Khi đó, em đã xử lí bất hoà đó như thế nào?

KHÁM PHÁ

Tìm hiểu biểu hiện bất hòa với bạn bè

Quan sát tranh 1-5 SGK trang 49, 50 và trả lời câu hỏi:

  • Hãy nêu những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh.
  • Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hoà nào khác?
  • Ý kiến của hai bạn không tương đồng dẫn đến tranh cãi.
  • Bạn gái tóc ngắn có thái độ tẩy chay bạn Hoa.
  • Bạn nữ không tin tưởng bạn nam.
  • Các bạn nói xấu sau lưng nhau.
  • Các bạn đổ lỗi cho nhau vì không biết ai làm gãy thước kẻ của Huệ.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống, có thể xảy ra nhiều tình huống bất hoà. Biểu hiện của bất hoà giữa bạn bè rất đa dạng như: không chịu nhường nhịn nhau, nói dối hoặc lập nhóm tẩy chay bạn bè của mình,...

  • Chúng ta cần nhận ra các biểu hiện của sự bất hoà để có cách xử lí tốt nhất
  1. Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè

Thảo luận theo nhóm 4, đọc hai trường hợp trong SGK

trang 51 và trả lời câu hỏi:

  • Các bạn đã làm gì để xử lí bất hoà?
  • Trong các trường hợp đó, nếu không xử lí bất hoà thì điều gì có thể xảy ra?
  • Nếu không kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, Hùng có thể đã nghĩ sai về An, làm An cảm thấy tổn thương và hai bạn không thể chơi với nhau một cách vui vẻ được.
  • Nếu Hà không bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chủ động giải quyết bất hoà thì Hà và Mai có thể sẽ không còn chơi thân với nhau.

KẾT LUẬN

Trong những tình huống bất hoà, chúng ta cần phải tìm cách để xử lí. Nếu những mối bất hoà không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.

  1. Tìm hiểu cách xử lí bất hòa với bạn bè

Thảo luận cặp đôi

Đọc thông tin về 5 bước xử lí bất hoà trong SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì về những bước xử lí bất hoà này?

KẾT LUẬN

Cách xử lí bất hoà với bạn bè:

  1. Bình tĩnh khi có bất hòa với bạn
  2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa
  3. Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang
  4. Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi
  5. Bắt tay và vui vẻ làm hòa.

Ngoài cách thức trên, em còn có cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè?

  • Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo
  • Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng
  • Nhờ bạn bè khác giúp đỡ để giải quyết bất hòa với bạn
  1. Giúp đỡ bạn xử lí bất hòa

Thảo luận nhóm theo tổ, đọc tình huống trong SGK trang 53 và trả lời câu hỏi:

Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã làm gì?

Là bạn thân nhưng do hiểu lầm nên Liên và Hòa cãi vã, to tiếng với nhau. Thấy vậy, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai. Cuối cùng, hai bạn hiểu ra và nói lời xin lỗi với nhau.

  • Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Nhận xét về các ý kiến dưới đây

Việc xử lí tốt bất hòa với bạn bè sẽ giúp chúng ta

  1. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.
  2. Thoải mái tinh thần
  3. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng
  4. Thân thiện, đoàn kết
  5. 6. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết

Xây dựng được tình bạn đẹp

Bài tập 2. Bày tỏ ý kiến về cách xử lí bất hoà

Làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với cách xử nào dưới đây? Vì sao?

  1. Khi giận bạn, Tùng thường im lặng
  2. Khi bị bạn hiểu lầm, Quỳnh đã tìm cách giải thích cho các bạn hiểu.
  3. Khi tranh luận với bạn, Tuấn thường nói rất to để bảo vệ ý kiến của mình đến cùng.
  4. Nếu bị bạn nói xấu, Chi sẽ tìm cách nói xấu bạn khác.
  5. Khi bạn thân giận, Thế không làm lành vì cho rằng mình còn nhiều bạn khác để chơi.

Bài tập 3. Xử lí tình huống

Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một tình huống trong SGK trang 55, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống.

Bài tập 4. Em sẽ khuyên bạn điều gì?

Làm việc theo nhóm, đọc tình huống trong SGK trang 56, thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống, đưa ra cách giải quyết phù hợp.

  1. Trong nhóm học tập của em có hai bạn thường tranh cãi với nhau.
  2. Phượng vô tình làm rách quyển sổ yêu thích của Mai. Phượng đã xin lỗi và hứa sẽ đền cho Mai quyển sổ mới. Tuy nhiên, Mai vẫn bực tức và không chấp nhận lời xin lỗi của Phượng.

VẬN DỤNG

  1. Chia sẻ về những việc em đã làm/sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn bè
  2. Tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lớp cách xử lí nếu các bạn đang có bất hoà

Thông điệp bài học

Lắng nghe, tôn trọng, nhường nhau

Bạn bè hòa thuận nhịp cầu yêu thương.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Hãy nêu 3 điều học được qua bài học
  2. Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học
  3. Hãy nêu 3 điều cần làm sau bài học

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án powerpoint đạo đức 3 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu đạo đức 3 kết nối tri thức, GA điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức, bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay