Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức tuần 4: Em và các bạn

Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án tuần 4: Em và các bạn. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức tuần 4: Em và các bạn


TUẦN 4: EM VÀ CÁC BẠN

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nghe bài hát Tình Bạn Tuổi Thơ và trả lời câu hỏi: 

+ Nghe bài hát này, em có cảm xúc gì?

+ Tình bạn có ý nghĩa như thế nào đối với em?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Nội dung chính
  3. Nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè
  4. Xác định cách giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè
  5. Xử lí tình huống khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

 

  1. Khám phá
  2. Nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè
  3. Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong mối quan hệ bạn bè?
  4. Thảo luận xác định những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

TL:

  • Bị bạn nói xấu
  • Bị bắt nạt
  • Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm

=> Tóm lại:

Ở lứa tuổi các em có thể xảy ra những vấn đề trong quan hệ với bạn bè như: bị bạn giận dỗi khi mình làm gì đó không vừa ý; không hiểu bạn; không chơi hoà đồng; bạn ghen tị, đố kị khi mình hơn bạn điều gì đó; bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm; nói xấu sau lưng; bắt nạt; bạo lực tinh thần;...

  1. Xác định cách giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

* Tìm hiểu trường hợp dưới đây:

Minh và Thanh ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng Thanh không đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu về Thanh với các bạn. Nghe được điều Minh nói. Thanh rất tức giận, gặp Minh để mắng. Cuộc cãi và giữa họ khiến cả hai bị tổn thương.

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh. Nếu là Minh, em sẽ ủng xử như thế nào? 

TL:

Cả 2 bạn giải quyết như vậy là không đúng. Nếu là Minh em sẽ ứng xử em sẽ xin lỗi Thanh về những gì mình đã nói.

Câu hỏi 2: Nếu là Thanh, em sẽ giải quyết như thế nào?

TL:

Nếu là Thanh em nên gặp riêng mình và hỏi bạn tại sao lại nói như vậy, nếu có gì không hài lòng về mình thì có thể gặp mình để nói và mình sẽ rút kinh nghiệm chứ bạn không được đi nói xấu như vậy.

Câu hỏi 3: Ngoài ra, em thấy các bạn thường có những cách giải quyết mâu thuẫn nào khác trong quan hệ bạn bè? Cách giải quyết nào là phù hợp?

TL:

Ngoài ra, em còn thấy các bạn còn giải quyết mâu thuẫn theo cách trong quan hệ bạn bè:

  • Ngồi lại nói chuyện để thấu hiểu nhau hơn
  • Xin lỗi bạn khi mình là sai
  • Nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ…

=>Tóm lại kiến thức:

Khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng ta không nên im lặng dẫn đến mất đoàn kết. Chúng ta cần:

  • Cùng bạn giải quyết những vấn đề khúc mắc, nảy sinh một cách thiện chí;
  • Gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn;
  • Lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu, đồng thời nói rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề xảy ra;
  • Kiên định từ chối mọi sự rủ rê, lôi kéo làm việc không nên của bạn;
  • Khi bị ép buộc, bắt nạt, cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô.
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Xử lí tình huống khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

* Thảo luận nhóm:

- Tình huống 1: Từ đầu năm học, Hương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở trường tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai – một bạn mới quen mà không để ý gì đến mình nên rất giận lan. Lan không hiểu vì sao Hương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?

-Tình huống 2: Hải và Nam chơi thân với nhau từ khi còn là học sinh tiểu học. Năm rất ham chơi điện tử. Một lần Nam rủ Hải đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi Nam nói "Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với cậu nữa.»

Nếu là Hải, ai sẽ làm gì?

TL:

  • Tình huống 1: Nếu là Hải em sẽ khuyên Nam nên lo học tập không nên suốt ngày chơi điện tử bỏ bê việc học như vậy, nếu Nam không nghe em sẽ nói với bố mẹ Nam để Nam có thể bỏ điện tử.
  • Tình huống 2: Nếu là Lan em sẽ đến hỏi hương tại sao lại giận mình, và sẽ nói với Hương biết cả Hương và Mai đều là bạn của mình nên mình rất trân trọng tình bạn này và em cũng sẽ dẫn hương tới để giới thiệu với Mai và cùng chơi chung.

=> Tóm tắt kiến thức:

Không nên né tránh khi có khúc mắc với bạn mà cần chân thành, thiện chí trao đổi để giải quyết. Khi bạn ép buộc, doạ nạt để mình phải làm theo ý họ thì cần dũng cảm tự bảo vệ bản thân cũng như chính kiến của mình.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Khi có mâu thuẫn với bạn, em thường làm gì? (Đánh dấu X vào  chỗ trồng ở những phương án em chọn)

 a/ Im lặng, bỏ qua

b/ Gặp bạn nói chuyện để hiểu và thông cảm cho nhau

c/ Nói xấu sau lưng bạn với các bạn khác

d/ Trách, mắng bạn

e/ Lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu; đồng thời nói rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề xảy ra

  1. Đánh nhau
  2. Tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và thầy, cô giáo

TL: chọn đáp án: b,e,h

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Thực hành mỗi ngày

- Thay đổi thói quen dùng lời nói, hành động thiếu thân thiện trong giải quyết mâu thuẫn với bạn.

- Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Hoạt động trải nghiệm 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay