Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 kết nối tri thức
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường: …………..
Giáo viên: …………..
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 6 KẾT NỐI TRI THỨC
TUẦN 30 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được một số nghề truyền thống ở Việt Nam;
- Có thái độ tích cực giữ gìn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống;
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Tổng hợp thông tin, số liệu giới thiệu các làng nghề: địa điểm, thời gian hình thành và phát triển, sản phẩm;
- Chọn ba đội thi tìm hiểu các làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam khối lớp 6 hoặc khối lớp 7, mỗi đội 3 HS tham gia;
- Thiết lập ô chữ, chuẩn bị chuông hoặc trống, cờ, còi để phát tín hiệu;
- Tư vấn cho lớp trực tuần thiết kế kịch bản chương trình hoạt động.
2. Đối với HS:
- Tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Việt Nam, của địa phương nơi mình sinh
sống và học tập: địa điểm, thời gian hình thành và phát triển, nguyên liệu, quy trình sản xuất, dụng cụ lao động, sản phẩm,...;
- Lớp trực tuần chuẩn bị để dẫn về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, làng nghề truyền thống ở địa phương
.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Việt Nam
a. Mục tiêu:
- Biết được một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở nước ta;
- Tự tin, hứng thú tham gia tìm hiểu nghề truyền thống cùng các bạn.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn về các làng nghề truyền thống của Việt Nam.
- Mời các đội thi tìm hiểu vào vị trí.
- Thi phát tín hiệu chuông/ cờ/ còi/ trống nhanh để giành quyền trả lời.
- Người dẫn chương trình hướng dẫn luật: Lắng nghe câu hỏi, sau khẩu lệnh “Bắt đầu” các đội có quyền phát tín hiệu chuông/ cờ/ còi/ trống để trả lời, đội nào có tín hiệu đầu tiên được trả lời. Nếu trả lời sai, các đội còn lại phát tín hiệu giành quyền trả lời tiếp. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Các ô chữ:
+ Hàng 1: Có 11 chữ cái, tên của một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm bên bờ sông Hng (Gốm Bát Tràng).
+ Hàng 2: Có 10 chữ cái, tên của một làng nghề truyền thống nằm trên địa bàn quận Hà Đông - Hà Nội (Lụa Vạn Phúc).
+ Hàng 3: Có 13 chữ cái, làng nghề miền biển thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
(Muối Tuyết Diêm).
+ Hàng 4: Có 16 chữ cái, làng nghề có từ thời nhà Lý thuộc Chương Mỹ - Hà Nội
(Khảm trai Chuôn Ngọ).
+ Hàng 5: Có 11 chữ cái, đây là tên làng nghề truyền thống thuộc huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Tranh Đông Hồ).
+ Hàng 6: Có 15 chữ cái, làng nghề này nằm ở quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng (Đá mĩ nghệ Non Nước).
(Các ô còn lại tìm hiểu các làng nghề ở địa phương)
- Các đội thi tự cộng điểm cho đội mình, người dẫn chương trình công bố điểm các đội.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
a. Mục tiêu: HS biết được một số làng nghề thủ công ở nước ta
b. Nội dung: HS tìm hiểu sản phẩm về các nghề thủ công ở các làng nghề truyền thống ở địa phương em.
c. Sản phẩm: kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện những việc sau:
- Tìm hiểu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
- Tìm hiểu trong gia đình dùng các đồ thủ công của các làng nghề truyền thống nào.
- Cùng người thân, bạn bè thăm làng nghề truyền thống địa phương hoặc nơi gần nhất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - ý thức, thái độ của HS |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 30 - TIẾT 2: KHÁM PHÁ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được tên một số nghề truyền thống ở Việt Nam và địa phương;
- Nêu được hoạt động đặc trưng và lợi ích của nghề truyền thống;
- Lập được kế hoạch tìm hiểu các nghề truyền thống;
- Rèn luyện năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Video hoặc hình ảnh minh hoạ một số nghề truyền thống ở Việt Nam và địa phương (bộ thẻ nghề truyền thống theo Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Một số sản phẩm của nghề truyền thống (nếu có);
- Máy tính, máy chiếu, màn hình (nếu có).
2. Đối với HS:
- Tìm hiểu các nghề truyền thống ở nước ta và địa phương
- Sưu tầm hình ảnh về các làng nghề truyền thống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống
a. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số nghề truyền thống ở địa phương và nước ta;
- Nêu được hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống;
- Biết được: nghề truyền thống là một bộ phận quan trọng của thế giới nghề nghiệp ở nước ta.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS kể lại những điều đã trải nghiệm qua hoạt động tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. - Tổ chức cho HS xem một số video về các nghề truyền thống như nghề: gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, chiếu cói Nga Sơn, chiếu cói Kim Sơn, đá mĩ nghệ Non Nước, trồng hoa đào ở Nhật Tân, trồng hoa ở Sa Đéc,... GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để thảo luận về nghề truyền thống theo các gợi ý sau: + Kể tên các nghề truyền thống ở nước ta mà em biết. + Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng nào? + Nghề truyền thống có vai trò như thế nào đối với người dân và xã hội? + Dựa vào hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống, em nhận thấy ở địa phương em có những nghề truyền thống nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. | 1. Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống + Nghề truyền thống là nghề có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường cắn với tên của địa phương - nơi có nghề truyên thống hoặc ông/ bà tổ của nghề, sản phẩm của nghề mang đậm bản sắc văn hoá đân tộc. + Nước ta có rất nhiễu nghề truyền thống. Hầu như ở địa phương nào của nước ta cũng có nghề truyền thống. + Mỗi nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng riêng, nhưng tất cả các nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng chung sau đây: Người thợ thủ công làm các sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo từ những nguyên liệu tự nhiên của địa phương (như: đất sét, ẳá tự nhiên, cây cói, cây lanh,...). Nghề được truyền tử thế hệ này sang thế hệ khác theo phương thức truyền nghề tử những người nghệ nhân hoặc thợ lành nghề. Cùng với đó, nghề truyền thống còn có hoạt động đặc trưng là giới thiệu sản phẩm thủ công của quê hương đến mọi người. + Nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng đối với xã hội vì nghề truyền thống không chỉ giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Mỗi chúng ta hãy tìm hiểu, khám phá để có được nhiêu hiểu biết, trải nghiệm thú vị về nghề truyên thống và giới thiệu cho mọi người tỉnh hoa văn hoá của Việt Nam. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thực hành)
Hoạt động 2: Lập kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống
a. Mục tiêu: Lập được kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 6 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM
KHỞI ĐỘNG
Kể tên một số làng nghề truyền thống nổi tiếng mà em biết
TUẦN 30 - TIẾT 2:
KHÁM PHÁ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Kể lại những điều đã trải nghiệm qua hoạt động tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam
Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ ở Thuận thành, Bắc Ninh với sản phẩm: tranh nghệ thuật dân gian.
Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội với sản phẩm : tò he
Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội với sản phẩm: nón lá.
Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu, Hòa Bình với sản phẩm: quần áo, khăn, mũ thổ cẩm,…
………….
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận và chia sẻ về những nghề truyền thống theo các gợi ý sau:
Kể tên các nghề truyền thống ở nước ta mà em biết (Phiếu học tập)
Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng nào?
Nghề truyền thống có vai trò như thế nào đối với người dân và xã hội?
Dựa vào hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống, em nhận thấy ở địa phương em có những nghề truyền thống nào?
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:................................ | |||
STT | Nghề truyền thống | Tên địa danh | Đặc trưng |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 |
Nội dung yêu cầu
- Nghề truyền thống đó ở đâu
- Kể tên các sản phẩm của nghề truyền thống đó
- Nêu những giá trị về kinh tế, văn hóa - xã hội,…của nghề truyền thống đó
- Thảo luận và trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc sử dụng tranh ảnh
KẾT LUẬN
- Nghề truyền thống là nghề có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường gắn với tên của địa phương - nơi có nghề truyền thống hoặc ông/ bà tổ của nghề, sản phẩm của nghề mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nước ta có rất nhiều nghề truyền thống. Hầu như ở địa phương nào của nước ta cũng có nghề truyền thống.
Nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng đối với xã hội vì nghề truyền thống không chỉ giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Mỗi chúng ta hãy tìm hiểu, khám phá để có được nhiều hiểu biết, trải nghiệm thú vị về nghề truyền thống và giới thiệu cho mọi người tinh hoa văn hoá của Việt Nam.
Mỗi nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng riêng, nhưng tất cả các nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng chung sau đây:
- Người thợ thủ công làm các sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo từ những nguyên liệu tự nhiên của địa phương
- Nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo phương thức truyền nghề từ những người nghệ nhân hoặc thợ lành nghề.
- Nghề truyền thống còn có hoạt động đặc trưng là giới thiệu sản phẩm thủ công của quê hương đến mọi người.
HOẠT ĐỘNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 6 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm HĐTN 6 KNTT tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + trắc nghiệm đúng/sai + câu hỏi trả lời ngắn
TUẦN 30: TRUYỀN THỐNG QUÊ EM
(17 câu)
I. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Nghề truyền thống là gì?
A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?
A. Sen.
B. Đông Hồ.
C. Vạn Phúc.
D. Thanh Hà.
Câu 3: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.
Câu 4: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.
Câu 5: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan?
A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
B. Khoái Châu, Hưng Yên.
C. Thanh Hà, Quảng Nam.
D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 6: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?
A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
B. Khoái Châu, Hưng Yên.
C. Thanh Hà, Quảng Nam.
D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 7: Làng Vạn Phúc đặc trưng với nghề truyền thống nào?
A. Nặn tò he.
B. Chế tác đá mĩ nghệ.
C. Trồng chè.
D. Dệt lụa.
Câu 8: Làng Non Nước đặc trưng với nghề truyền thống nào?
A. Nặn tò he.
B. Chế tác đá mĩ nghệ.
C. Trồng chè.
D. Dệt lụa.
II. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
B. Giữ gìn truyền thống văn hoá.
C. Phát huy truyền thống văn hoá
D. Tất cả các vai trò trên.
Câu 2: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
B. Phát huy các giá trị văn hoá.
C. Phát triển du lịch và xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?
A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 4: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về làm mứt ở Việt Nam?
A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 5: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về tranh dân gian ở Việt Nam?
A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?
A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.
B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.
C. Ý kiếm trên hoàn toàn sai.
D. Không có ý kiến nào.
Câu 2: Lịch sử hình thành làng đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng:
A. Được ra đời vào thế kỷ XVI bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát
B. Được ra đời vào thế kỷ XVII bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát
C. Được ra đời vào thế kỷ XVIII bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát
D. Được ra đời vào thế kỷ XIX bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát
------------------- Còn tiếp -------------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 6 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề cả năm HĐTN 6 KNTT biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật
------------------- Còn tiếp -------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hướng nghiệp 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 kết nối, soạn trải nghiệm hướng nghiệp 6 kết nối tri thức