Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 7 » Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 37. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

 

  1. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
  2. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học; tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập.
  • Năng lực riêng
  • Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).
  • Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
  • Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
  1. Phẩm chất
  • Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn.
  • Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
  • Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 7.
  • Hình ảnh, video về ứng dụng sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn.
  • Máy tính, máy chiếu
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

- HS tìm hiểu lợi ích và tác hại của các chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng ở thực vật và động vật.

  1. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS thảo luận trả lời vấn đề GV đưa ra.
  2. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về quá trình phát triển của dưa leo (link video)

- GV yêu cầu HS quan sát video và trả lời các câu hỏi:

Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài?

Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu vài trò của nhiệt độ đối với sinh vật, mô tả tình huống xảy ra đối với sinh vật khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập:

- Kết quả giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

- Kết quả thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình 37.1, yêu cầu HS dựa vào đường cong của đồ thị trong hình để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi thông qua việc trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK.

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

 Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

GV lưu ý HS liên hệ cơ thể mình dưới tác động của nhiệt độ môi trường khác nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1. Nhiệt độ

Câu hỏi thảo luận

C1. Đường cong trong hình cho thấy khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

C2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 300C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với nhiệt độ cực thuận đều làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

Kết luận

Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

 

BÀI 37. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

  1. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động quan sát: Quan sát video và trả lời câu hỏi:

(link video)

C1. Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài?

C2. Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  3. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

 

  1. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
  2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  3. Nhiệt độ

Hoạt động cặp đôi: Quan sát hình 37.1 và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh (1.Hình 37.1)

C1. Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

C2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

Trả lời

C1. Đường cong trong hình cho thấy nhiệt độ quá cao/thấp → chậm sự sinh trưởng, phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

C2.

- Nhiệt độ thuận lợi nhất: 300C.

- Nhiệt độ quá cao/thấp → chậm sinh trưởng, phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

à Kết luận

Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

  1. Ánh sáng

- Tác động:

+ Trực tiếp: quá trình quang hợp

+ Gián tiếp: chu kì thời gian → thời gian ra hoa, hình thái của thực vật.

- Vai trò:

+ Ánh sáng → sự hấp thụ calcium (gián tiếp) → hình thành xương → sự sinh trưởng của cơ thể.

+ Nhiệt độ môi trường → sinh trưởng và phát triển của sinh vật (thay đổi thân nhiệt)

Hoạt động cặp đôi: Quan sát hình 37.2 và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh (1.Hình 37.2)

C1. Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng (Hình 37.2), tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng?

C2. Giải thích vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

Trả lời

C1. Nhiều loài động vật phơi nắng (đặc biệt là các động vật biến nhiệt) giúp tăng thân nhiệt → quá trình trao đổi chất → sinh trưởng, phát triển.

C2. Nên cho trẻ nhỏ và gia súc non tắm nắng khi ánh sáng yếu (sáng sớm hoặc chiều tối) → cơ thể tạo vitamin D, hấp thụ calcium, hạn chế còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

à Kết luận

- Ánh sáng cần cho quang hợp → thời gian ra hoa của thực vật.

- Ánh sáng mặt trời → động vật tổng hợp vitamin D, thu nhiệt trong mùa đông, các chất → xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.

  1. Nước

Nước là thành phần cấu tạo của tế bào nên nước ảnh hưởng đến quá trình phân chia và dãn dài của tế bào thực vật.

Hoạt động nhóm: Trả lời câu hỏi:

Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới quá trình này?

Trả lời

- Thiếu nước →  sinh trưởng, phát triển của sinh vật chậm, ngừng, chết.

- Nước cấu tạo tế bào, tổng hợp chất trong cơ thể → sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

à Kết luận

Nước tham gia trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật

  1. Chất dinh dưỡng

Hoạt động cặp đôi: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Nếu động vật không được cung cấp thức ăn, còn thực vật không được cung cấp chất khoáng thì cơ thể thực vật và động vật sẽ như thế nào?

Trả lời

- Động vật: Thiếu dinh dưỡng (đặc biệt protein) → chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

- Thực vật: Thiếu nguyên tố khoáng (đặc biệt là nitrogen) → sinh trưởng bị ức chế, có thể bị chết.

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục I.4 SGK tr.152 và trả lời câu hỏi:

C1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ

C2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển

Trả lời

C1.

- Động vật: Thiếu dinh dưỡng →  thiếu nguyên liệu kiến tạo cơ thể, năng lượng → chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

- Thực vật: Thiếu dinh dưỡng (đặc biệt nitrogen) → không có nguyên liệu kiến tạo tế bào, năng lượng → sinh trưởng bị ức chế, bị chết.

à Quá thừa dinh dưỡng → không sử dụng hết dinh dưỡng → cơ thể sinh trưởng, phát triển không bình thường.

C2.

Chế độ dinh dưỡng → chất hữu cơ → nguyên liệu trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng → kích thước, số lượng tế bào → sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

Kết luận

Chất dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kì 2 kết nối tri thức

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, GA điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay