Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

Đầy đủ bài giảng điện tử chương trình lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức. Giáo án điện tử được làm với mục đích dạy online hoặc trình chiếu lên bảng. Đo đó, ngắn ngọn, nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại luôn là tiêu chí hàng đầu. Bộ giáo án có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, nó có thể giảm tải phần nào công việc cho giáo viên

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức


KHỞI ĐỘNG

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và nêu đôi nét hiểu biết về Ngô Quyền và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

  • Ngô Quyền:
  • Sinh năm 898 – mất năm 944.
  • Quê quán: Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội.
  • Là con rể của Dương Đình Nghệ.
  • Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc.
  • Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.

Ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 938:

  • Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
  • Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
  • Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới.

BÀI 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939 – 967)

NỘI DUNG BÀI HỌC

PHẦN 1:

NGÔ QUYỀN DỰNG NỀN ĐỘC LẬP

Các em hãy đọc thông tin mục 1 - SGK tr.45, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

Hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô.

Năm 939: Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương.

Kinh đô: Cổ Loa (Hà Nội).

Chính quyền mới được thiết lập:

Vua giữ quyền quyết định mọi việc trọng yếu.

Các văn, võ phụ trách từng công việc.

Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

Đất nước được yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục.

 Nền độc lập dân tộc được khẳng định. Tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

Bộ máy chính quyền thời Ngô:

  • Bộ máy tổ chức còn rất đơn giản.
  • Các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng hay còn gọi là Thứ sử các châu như: Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (vùng Nghệ - Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ).

Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

  • Tiết độ sứ là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn, gồm nhiều châu, quận ở vùng biên giới Trung Quốc thời Đường.
  • Trong lịch sử, những nhân vật đã xưng là Tiết độ sứ là: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ
  • Việc quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của nhà Ngô Quyền đã chứng tỏ nền độc lập dân tộc được khẳng định, vị thế của đất nước đã khác trước.

=> Đây cũng chính là nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

PHẦN 2: CÔNG CUỘC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA ĐINH BỘ LĨNH VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ ĐINH

Các em hãy đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 1 SGK tr.46 và cho biết: Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất như thế nào?

Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất:

  • Chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng.
  • Các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng.
  • Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân.

Các em quan sát Hình 1, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào

Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

STT

Tên các sứ quân

Địa điểm đóng quân

   
   
   

Trả lời

STT

Tên các sứ quân

Địa điểm đóng quân

1

Ngô Xương Xí

Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa)

2

Ngô Nhật Khánh

Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)

3

Đỗ Cảnh Thạc

Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)

4

Phạm Bạch Hổ

Đằng Châu (Hưng Yên)

5

Kiều Công Hãn

Phong Châu (Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ)

6

Kiều Thuận

Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

7

Nguyễn Khoan

Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

8

Nguyễn Siêu

Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)

9

Nguyễn Thủ Tiệp

Tiên Du (Bắc Ninh)

10

Lý Khuê

Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)

11

Trần Lãm

Bố Hải Khẩu (Thái Bình)

12

Lã Đường

Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)

Các em hãy đọc mục Em có biết SGK tr.47, Tư liệu 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu về vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh.

  • Đinh Bộ Lĩnh:
  • Sinh năm 924 – mất năm 979.
  • Là người Hoa Lư (Ninh Binh), con trai Đinh Công Trứ (Thứ sử Hoan Châu).
  • Hồi nhỏ, ông cùng thường trẻ con trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ.
  • Là người tài năng, sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược

Các em hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh

- Công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh:

  • Trong 2 năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân.

Chấm dứt tình trạng cát cứ → Thống nhất đất nước → Lập ra nhà Đinh.

  • Đền thờ Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di tích danh thắng Tràng An.
  • Được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2014.
  • Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa.

Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh.

Đền vua Đinh cùng với đền vua Lê được xếp hạng Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô?

  1. Vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc.
  2. Ở địa phương, các quan võ trấn giữ các châu quan trọng.
  3. Dưới vua, các quan văn, quan võ phụ trách từng công việc.
  4. Văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục.

Câu 2. Chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vào năm:

  1. 944
  2. 946
  3. 950
  4. 952

Câu 3. Với tài năng của mình, Đinh Bộ Lĩnh được tôn là:

  1. Bố Cái Đại Vương
  2. Đinh Tiên Hoàng
  3. Vạn Thắng Vương
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 4. Kết quả công cuộc thống nhất đất nước của

Đinh Bộ Lĩnh là :

  1. Dẹp yên các sứ quân.
  2. Chấm dứt tình trạng cát cứ 12 sứ quân.
  3. Thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng được đặt tại:

  1. Ninh Bình
  2. Thanh Hóa
  3. Hà Nội
  4. Vĩnh Phúc

Câu 1. Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.

Câu 2. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?

Câu 1. Đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập: xưng vương, chọn đất đóng đô, bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người có công coi giữ những nơi quan trọng, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.

Câu 2. Ý nghĩa những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc: chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Em đồng ý với ý kiến Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông.

Cổ Loa vốn là kinh đô của Âu Lạc (khoảng năm 208 TCN), sau khi Thục Phán An Dương Vương lên ngôi.

Khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán (938), xưng vương, một lần nữa quyết định đóng đô về Cổ Loa. Vùng đất này lại khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập, sau hơn 1 000 năm Bắc thuộc.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học và làm bài tập trong Sách bài tập Lịch sử 7.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009)

Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án điện tử lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức, giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 1 KNTT, giáo án đầy đủ môn lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay