Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4 tiết: Chùm ca dao về quê hương đất nước

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 4 tiết: Chùm ca dao về quê hương đất nước. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4 tiết: Chùm ca dao về quê hương đất nước


TIẾT 46:
CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

KHỞI ĐỘNG

  • Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu?
  • Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
  • Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung bài học

  1. Tìm hiểu chung
    1. Đọc văn bản

Bài ca dao (1)

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

(Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2001, tr.1145)

Bài ca dao (2)

Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng

Ai ơi, đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội, 2010, tr.118)

Bài ca dao (3)

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

(Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, Sđd, tr.917)

  1. Tìm hiểu từ ngữ khó

Thảo luận nhóm

Nhóm 1:

Tìm các từ ngữ chỉ địa danh ở Hà Nội.

Nhóm 2:

Tìm các từ ngữ chỉ địa danh ở Lạng Sơn.

Nhóm 3:

Tìm các từ ngữ chỉ địa danh ở Huế.

  1. Tìm hiểu từ ngữ khó

Các địa danh ở Hà Nội

+ Trấn Võ

+ Thọ Xương

+ Yên Thái

+ Tây Hồ

Các địa danh ở Lạng Sơn

+ Núi thành Lạng

+ Sông Tam Cờ

Các địa danh ở Huế

+ Đông Ba

+ Đập Đá

+ Vĩ Dạ

+ Ngã ba Sình

  1. Tìm hiểu chi tiết
  2. Bài ca dao (1)

Bài ca dao có mấy dòng?

Cách phân bố số tiếng trong các dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng.

Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…

à Đặc trưng của thơ lục bát.

Bài ca dao 1:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

(Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2001, tr.1145)

+ Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng.

+ Nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4.

Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…

à Đặc trưng của thơ lục bát.

BPTT: Ẩn dụ (mặt gương Tây Hồ)

à Vẻ đẹp nên thơ của Tây Hồ vào buổi sớm.

Thảo luận nhóm:

Nhóm 1, 3:

Tìm hiểu về hình thức bài ca dao

Đặc điểm thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ

 

Số tiếng trong từng dòng

 

Vần trong các dòng thơ

 

Nhịp của từng dòng thơ

 

Nhóm 2, 4:

Tìm hiểu về nội dung bài ca dao

Vẻ đẹp

Chi tiết, hình ảnh

Vẻ đẹp thiên nhiên

 

Vẻ đẹp con người

 

Bài ca sao 2

Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng

Ai ơi, đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội, 2010, tr.118)

Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng.

Nhịp chẵn: 2/4; 4/4.

Cách gieo vần: xa – ba, trông – sông

à Đặc trưng của thể thơ lục bát.

Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông

à Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.

  1. Bài ca dao (3)

Bài ca dao (3) có thể thơ khác gì với bài ca dao (1) và (2)?

- Lục bát biến thể:

+ Hai dòng đầu:

  • Cả hai dòng đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng);
  • Về thanh, tiếng thứ 8 của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ 6 của dòng thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.

- Nội dung:

  • Vẻ đẹp nên thơ, trầm lặng của xứ Huế: sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

Thảo luận nhóm:

So sánh điểm giống và khác giữa 3 bài ca dao.

Giống nhau:

+ Mang những đặc điểm của thể thơ lục bát.

+ Miêu tả, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước à Lời mời gọi.

+ Đều có cảnh thiên nhiên + sinh hoạt/con người.

Khác nhau:

Bài ca dao (1)

- Liệt kê địa danh gắn với miêu tả vẻ đẹp;

- Miêu tả theo thời gian.

Bài ca dao (2)

Tạo lập cuộc đối thoại giả định:

+ Đặt câu hỏi, nêu khoảng cách địa lý

+ Ai ơi

à chỉ hướng, mời gọi người phương xa.

Bài ca dao (3)

Liệt kê địa danh theo chuyến đò

à Miêu tả theo không gian.

III. Tổng kết

  1. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.

  1. Nội dung

- Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Luyện tập – Vận dụng

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Hướng dẫn về nhà

  • Ôn tập bài cũ.
  • Chuẩn bị bài Thực hành tiếng Việt tiếp theo.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay