Giáo án PowerPoint Tin học 6 Cánh diều Chủ để F Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Giáo án PowerPoint Tin học 6 - sách Cánh diều. Giáo án Chủ để F Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Tin học 6 Cánh diều Chủ để F Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán


BÀI 3. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG THUẬT TOÁN

NỘI DUNG BÀI HỌC

1.       Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện

2.       Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

3.       Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh

KHỞI ĐỘNG

TRÒ CHƠI : ĐỐI NHANH ĐÁP ĐÚNG

Luật chơi: Lớp chia thành 2 nhóm A và B, mỗi nhóm gồm 3 bạn cùng lên bảng. Sau khi nghe lệnh “bắt đầu” của giáo viên, các bạn nhóm A đưa ra một vế câu “Nếu…..” , trong 10 giây suy nghĩ các bạn nhóm B đáp lại vế câu “thì…..”.

Ví dụ: Nhóm A: Nếu các bạn nam thường thích đá bóng

           Nhóm B: thì các bạn nữ thường thích nhảy dây

Sau 5 phút, đội nào dành được nhiều câu trả lời hơn là đội chiến thắng.

1. Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện

Ví dụ: Tuần này, một nhóm bạn lớp 6 hẹn sẽ chơi cùng nhau trong 3 tiết học của chiều thứ Năm như sau:

1. 16h có mặt tại phòng học lớp 6A

2. Nếu trời mưa: Chơi cờ vua trong phòng học lớp 6A

3. Nếu trời không mưa: chơi đá bóng ở sân trường

Trong ví dụ trên có bao nhiêu trường hợp khác nhau cần xem xét, hãy chỉ ra các trường hợp đó?

Nếu trời mưa

Nếu trời mưa

ð  Cấu trúc rẽ nhánh

Khi phải dựa trên điều kiện nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì dùng cấu trúc rẽ nhánh.

Ví dụ 2:

Cuối tuần này:

ü  Nếu trời mưa, cả nhà em sẽ xem phim tại nhà

ü  Nếu trời không mưa, cả nhà em sẽ đi dã ngoại

2. Thực hiện cấu trúc rẽ nhánh

Để thực hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh cần nhận biết những thành phần sau:

v  Điều kiện rẽ nhánh là gì?

v  Các bước tiếp theo khi điều kiện thỏa mãn (Nhánh đúng)

v  Các bước tiếp theo khi điều kiện không thỏa mãn (Nhánh sai)

Nếu – Trái lại

Mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

Nếu “điều kiện”:

         nhánh đúng

Trái lại:

         nhánh sai

Hết nhánh

 

Ví dụ thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

Nếu trời mưa:

         Chơi cờ vua trong lớp

Trái lại:

         Chơi bóng đá ở sân trường

Hết nhánh

Hoạt động cặp đôi

3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh

Ø  Thao tác kiểm tra điều kiện phải cho kết quả là “đúng” hoặc “sai”

Ø  Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh là một biểu thức so sánh.

Ví dụ: (a – b ) < 5

+ Nếu a = 9 , b = 4 => kết quả so sánh cho giá trị sai.

+ Nếu a  = 8, b = 4 => kết quả so sánh giá trị đúng.

LUYỆN TẬP

Bài 1. Trong các phát biểu sau về biểu thức điều kiện, ở cấu trúc rẽ nhánh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

1. Phải là một biểu thức so sánh bằng giá trị => sai

2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn => sai

3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là “đúng” hoặc “sai” => đúng

Bài 2. Học sinh cấp trung học bắt đầu được kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy dùng cấu trúc  rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước  hoặc sơ đồ khối.

Đầu vào: t là tuổi của học sinh

Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

1. Nếu t : Thông báo “Đủ tuổi kết nạp Đoàn.

2. Trái lại: Không đủ tuổi

Hết nhánh

Bài 3. Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.

Thuật toán:

Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc;

bit d = sáng hoặc tối đèn.

Đầu ra: báo hỏng.

Nếu (c

1. Nếu (d = 1): hỏng công tắc

2. Trái lại: Hỏng công tắc đèn

Hết nhánh

Hết nhánh

VẬN DỤNG

Bài tập: Em hãy sử mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán giải bài toán: Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả?

Đầu vào: 3 đồng xu trong đó có 1 đồng xu giả nhẹ hơn

Đầu ra: đồng xu giả

Thuật toán:

Bước 1. Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân

Bước 2. Nếu cân thăng bằng: Kết luận đồng xu còn lại giả

Bước 3. Trái lại (cân lệch nghiêng): Kết luận đồng xu bên nhẹ hơn là giả.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

1.       Ôn lại kiến thức đã học

2.       Hoàn thành bài tập sgk và sbt

3.       Xem trước nội dung bài 4

 

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Tin học 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay