Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 - sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn tin học 6 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint kì 2 môn tin học 6 cánh diều

BÀI 5. THỰC HÀNH TỔNG HỢP VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Các chức năng đặc trưng của phần mềm soạn thảo văn bản.
  2. Sử dụng công cụ định dạng và trình bày trang in.
  3. Tạo bảng trong văn bản
  4. Các chức năng đặc trưng của phần mềm soạn thảo văn bản

Phần mềm soạn thảo cung cấp cho người dùng những chức năng nào?

Nhập và lưu văn bản

Trình bày văn bản

Sửa đổi văn bản

In văn bản

Bài 1. Tìm công cụ phục vụ từng chức năng đặc trưng

Em hãy cho biết mỗi công cụ sau đây phục vụ cho chức năng nào trong bốn chức năng kể trên của phần mềm soạn thảo văn bản: Tìm kiếm và thay thế, định dạng đoạn, định dạng trang, chọn số bản in và tên máy in.

  1. Sử dụng các công cụ định dạng và trình bày trang in

Bài 2. Soạn thảo đơn xin phép nghỉ học

Em hãy soạn thảo một đơn xin phép nghỉ học theo mẫu sau đây và in ra:

Yêu cầu:

  • Định dạng trang
  • Định dạng kí tự
  • Định dạng đoạn
  • Lưu tên tệp: “Đơn xin phép nghỉ học”

Các bước thực hiện:

  • B1: Mở tệp văn bản mới
  • B2: Chọn cỡ giấy và căn lề
  • B3: Nhập nội dung
  • B4: Định dạng đoạn và trình bày văn bản
  • B5: Lưu và in văn bản.

TT

Công việc

Xác nhận hoàn thành

1

Làm việc với tệp văn bản:

- Mở tệp mới

- Đặt tên tệp là “Đơn xin phép nghỉ học”

 

2

Chuẩn bị khổ giấy và ăn lề:

- Giấy khổ A4

- Các lề trang là 2,54 cm

 

3

Nhập nội dung:

- Phông Time new roman

- Cỡ chữ: 13

 

4

Định dạng đoạn và trình bày đơn:

- Căn biên đầu hai bên

- Dãn dòng 1,5

 

5

Lưu và In văn bản:

- Đã kiểm tra văn bản được lưu vào đúng thư mục

- Quy định các thông số in

 

 

  1. Tạo bảng trong văn bản

Bài 3. Soạn thảo thời khóa biểu của em:

  1. Tạo thời khóa biểu của em sau mẫu đây và đặt tên tệp là “Thời khóa biểu”
  2. Nêu cách in thời khóa biểu
  3. Có những cách nào biết được có bốn tiết môn Toán trong một tuần.

Các bước thực hiện:

  • B1: Tạo bảng mới
  • B2: Nhập nội dung cho bảng
  • B3: Định dạng bảng và căn biên
  • B4: Trang trí lại bảng (có thể chèn hình ảnh để bảng hấp dẫn hơn).
  • B5: Sử dụng công cụ tìm kiếm để xem có bao nhiêu từ “Toán”
  • B6: Lưu và in văn bản

LUYỆN TẬP

Hãy mở tệp “Thời khóa biểu” và trang trí thêm cho thời khóa biểu, ví dụ tô màu một số ô theo ý thích của mình.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Hoàn thành bài thực hành
  2. Xem trước nội dung bài 6

 

THEO DÕI VIDEO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC SỰ RA ĐỜI CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY

BÀI 6. SƠ ĐỒ TƯ DUY

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khái niệm sơ đồ tư duy
  2. Cách lập sơ đồ tư duy đơn giản
  3. Khái niệm sơ đồ tư duy

Hoạt động nhóm:

  1. Nhìn vào sơ đồ tư duy, ta có thể nhìn thấy đầy đủ ý chính của bài hay không?
  2. Nhìn vào sơ đồ từ duy ta thấy một ý chính đã được triển khai chi tiết như thế nào?
  3. Em có thể sáng tạo việc vẽ sơ đồ tư duy không?....

KẾT LUẬN:

  • Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan.
  • Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt, triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ. Dùng sơ đồ ta có thể trình bày một chủ đề theo các thấy được các ý chính của chủ đề và cả các ý chi tiết đă triển khai.
  • Các thành phần cơ bản của sơ đồ tư duy:
    • Tên của các chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin.
    • Các nhánh (đường nối).

Hoạt động 1

Nếu được giới thiệu với các bạn trong lớp về bản thân, em dự kiến sẽ nói về những gì ? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện dự kiến đó. Hình 2 dưới đây là một ví dụ

  1. Cách lập sơ đồ tư duy đơn giản

Em hãy trình bày cách tạo sơ đồ tư duy theo cách hiểu của mình?

KẾT LUẬN

  • B1: Thể hiện chủ đề trung tâm
  • B2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
  • B3: Bổ sung nhánh mới.

Lưu ý: Khi lập sơ đồ tư duy, các nhánh phải thể hiện mối liên quan hợp lí, viết ngắn gọn, chừa khoảng trống để có thể bổ sung.

  1. Nếu chủ đề trung tâm (kế hoạch hè) là chủ đề mẹ, thì chủ đề con là: Giúp bố mẹ, học mới, ôn tập và tham gia hoạt động.
  2. Nếu chủ đề Ôn tập là chủ đề con thì chủ đề mẹ của nó là kế hoạch hè.
  3. Nếu chủ đề ôn tập là chủ đề mẹ thì chủ đề con của nó là Tiếng anh, toán.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

  1. Có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chép những ý chính của một bài học
  2. Trong sơ đồ tư duy có hai loại chủ đề: chủ đề trung tâm và chủ đề chính xoay quanh chủ đề trung tâm
  3. Các nhánh nối cho biết mỗi chủ đề được triển khai thành những chi tiết nào
  4. Có thể dùng sơ đồ tư duy để trình chiếu một cuộc họp
  5. Sơ đồ thiết kế ngôi nhà cũng là một sơ đồ tư duy vì nó thể hiện tư duy của người thiết kế?

* Em không đồng ý với các ý kiến:

  1. Trong sơ đồ tư duy có chủ đề trung tâm và chủ đề chính xoay quanh chủ đề trung tâm, có thể triển khai tiếp tục các chủ đề chính thành chủ đề nhỏ hơn nữa
  2. Đó không phải là sơ đồ tư duy, mặc dù cũng thể hiện tư duy của người thiết kế nhưng nó mô tả chi tiết vị trí và kích thước của các căn phòng,… giống như bản đồ.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Câu 2. Hãy tóm tắt vai trò của thực vật đối với môi trường thiên nhiên và đời sống con người bằng cách vẽ tay một sơ đồ tư duy

VẬN DỤNG

Câu 3. Theo em sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp nào sau đây:

  • Viết một lá thư cho người thân
  • Không nên vì viết thư phải viết chi tiết như một bài văn
  • Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu
  • Nên vì vạch ra các ý chính sẽ dễ nắm kiến thức hơn
  • Tính toán chi phí cho một hoạt động
  • Không nên vì sử dụng các công cụ tính toán thì thuận lợi hơn dùng sơ đồ tư duy.
  • Tổng kết nội dung một cuộc họp
  • Nên vì dễ nắm bắt được ý chính cuộc họp.

Liên hệ với thực tiễn, em hãy nêu một số tình huống khác nhau thể hiện rằng việc sử dụng đồ dùng tư duy có thể mang lại hiệu quả và những hiệu quả đó là gì?

  • Ôn tập một bài học, một chủ đề: dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt giúp hệ thống được những ý chính, logic giữa chúng, dễ nhớ, dễ hiểu.
  • Xây dựng một kế hoạch hoạt động: dùng sơ đồ tư duy có thể gợi ra trong suy nghĩ những ý tưởng mới cần thêm vào cho đầy đủ và dựa vào đó để triển khai dần các chi tiết.
  • Trình bày một chủ đề trước tập thể: Dùng sơ đồ tư duy gợi nhắc trình bày từ những ý lớn của chủ đề rồi chi tiết hóa dần, làm cho người nghe nắm được chủ đề tổng thể.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Xem lại nội dung bài học
  2. Hoàn thành bài tập sgk và sbt
  3. Xem trước nội dung bài 16

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint kì 2 tin học 6 cánh diều, GA trình chiếu kì 2 môn tin học 6 cánh diều, GA điện tử giáo dục tin 6 CD kì 2

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Tin học 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay