Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức


I. GIÁO ÁN WORD TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

 Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 22. CƠ QUAN THẦN KINH (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh.
  • Nhận biết và trình bày được chức năng của các bộ phận chính của cơ quan thần kinh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Nhận biết và trình bày được chức năng của các bộ phạn của cơ quan thần kinh ở mức độ đơn giản qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân (phát hiện phản ứng cảu cơ thể như rụt tay lại khi sờ vào vật nóng, thay đổi cảm xúc,…)
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Phát triển năng lực quan sát, phân tích, khái quát hóa, làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai và xử lí tình huống,…
  1. Phẩm chất
  • Nâng cao sư yêu thương cơ thể, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết trong làm việc nhóm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh hoặc các hình ảnh 2 – 7 trong SGK về cơ quan thần kinh
  • Giấy A4, B2 hoặc B3.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Bút màu, giấy vẽ, keo dán/băng dính 2 mặt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

GV chiếu vài hình ảnh minh họa liên quan đến cơ quan thần kin và đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc yêu cầu của hoạt động khởi động trong SGK, quan sát hình 1 trang 90 và thảo luận theo cặp: Khi nghe thấy tiếng động mạnh bất ngờ, em có phản ứng như thế nào?

 

 

- GV mời một số cặp lên trình bày trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cơ thể giật mình khi nghe tiếng động mạnh bất ngờ là do cơ quan thần kinh điều khiển. Muốn hiểu biết rõ tại sao, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu Bài 22. Cơ quan thần kinh. 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1, 2: Nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

a. Mục tiêu: HS nêu được tên, mô tả được các bộ phận chính của cơ quan thần kinh, đặc biệt là não.

b. Cách tiến hành

- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 90 và trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên các bộ phận đó trên hình vẽ. Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận chính nào?

+ Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể? Hãy xác định vị trí của chúng trên cơ thể em hoặc cơ thể bạn. .

- GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức: Não năm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. Não và tủy sống nối liền với nhau: Từ nào và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,...) và các cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da,...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.

 

Hoạt động 3: Chức năng của não

a. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của não.  

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát, đọc thông tin trong hình 3 trong SGK trang 91 và GV giao cho mỗi nhóm thảo luận một chức năng của não. 

- GV hướng dẫn từng nhóm HS khai thác nội dung ý nhỏ từng hình và nói ý nghĩa của các hình, từ đó suy ra vai trò của não. 

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày

- GV nhận xét, kết luận và khuyển khích HS đọc thêm mục “Em có biết” để hiểu thêm về chức năng của não.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học của bài học.

- GV nhắc nhở HS ôn kĩ và viết các bộ phận của cơ quan thần kinh vào vở.  

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận trả lời: Hình ảnh gợi em cho liê tưởng đến trí óc, suy nghĩ của con người.

 

 

 

- HS thảo luận, trao đổi theo căp:

+ HS1: Nói to hoặc thổi coi gần tai và quan sát phản ứng của bạn.

+ HS2: Trả lời cảm giác và phản ứng của cơ thể. Dự đoán tại sao lại có phản ứng như vậy?

- HS lên trình bày, các cặp HS khác lắng nghe và bổ sung.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận chính là não, tủy sống, các dây thần kinh,...

+ Não nằm ở trên đầu, tủy sống nằm ở cột sống lưng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm quan sát, thảo luận và nêu chức năng của não:

+ Não điều khiển suy nghi

+ Não điều khiển cách ứng xử

+ Não điều khiển cảm xúc

+ Não tiếp nhận thông tin và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

 

 

 

- HS lắng nghe và hoàn thành.

 

- HS nhom trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và nhắc lại

 

- HS chăm chú lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Nhận biết và xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí được các tình huống xảy ra trong cuộc sống

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 4 và đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: Bạn gái trong hình sẽ phản ứng như thế nào?

- GV nhận xét câu trả lời HS, chốt lại và giải thích: Khi gặp một kích thích bất ngờ, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. Những phản ứng như vậy gọi là phản xạ. Tủy sống điều khiển phản xạ này.

- GV yêu cầu HS quan sát hai hình 4 và 5 trong SGK trang 92 và tổ chức cho các nhóm lựa chọn bức tranh và tranh luận để trả lời:

+ Bạn Hoa và bạn Minh sẽ phản ứng như thế nào khi gặp tình huống dưới đây?

+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp hai bạn phản ứng như vậy?

 

 

- GV mời đại diện các nhóm lên tranh luận, trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, nhắc nhở HS cần có ý thức không vứt đồ ăn, làm đổ nước ra sàm, để các vật sắc nhọn, nguy hiểm vào đúng nơi quy định,...

 

Hoạt động 2: Nhận biết và nêu chức năng của cơ quan thần kinh.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan thần kinh.

b. Cách tiến hành:

- GV phát cho các nhóm các thẻ từ của cơ quan thần kinh rồi treo tranh lên góc học tập của mỗi nhóm và yêu cầu HS trong nhóm thực hiện ghép các bô phận cảu cơ quan thần kinh.

- GV yêu cầu mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về tên các bộ phận của cơ quan thần kinh và chức năng của các bộ phận đó

- GV chọn lựa ra sản phẩm của nhóm hoàn thành tốt nhất và mời đại diện nhóm lên trình bày.

 

Hoạt động 3: Chức năng của cơ quan thần kinh đối với cơ thể.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh và các bộ phận của cơ quan thần kinh.

- Biết trao đổi, chia sẻ kiến thức với các bạn.

b. Cách tiến hành

- GV chia nhóm, yêu cầu từng nhóm trao đổi, thảo luận: Cơ quan nào đã điều khiển khi viết bài, em thường phối hợp các hoạt động nghe, nhìn, viết cùng một lúc?

- GV mời một số HS lên trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt kiến thưc giải thích với HS: Khi học và làm bài tập thì tai phải nghe, mắt phải nhìn, tay phải viết,... Não tiếp nhận các thông tin từ mắt, tai,.. Tủy sống truyền thông tiin từ não đến mắt, tai, tay,... và chỉ dẫn cho mắt nhin, tai nghe, tay viết,... Như vậy, cơ quan thần kinh không chỉ điều khiển mà còn phối hợp mọi hoạt động của cơ thể, giúp chúng ta học và ghi nhớ.

 

B. HOAT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết một cách thuần thục chức năng từng bộ phận của cơ quan thần kinh

- HS vui vẻ, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau để hoàn thành trò chơi.

b. Cách tiến hành

- GV chia nhóm và tổ chức trò chơi “Tôi là bộ phận nào?” để tìm ra bộ phận của cơ quan thần kinh và chức năng của chúng theo gợi ý như hình 7 trang 93.

- GV phổ biến luật chơi: GV phân cho mỗi bạn một vai để nói về chức năng củ từng bộ phận của cơ quan thàn kinh, các bạn khác thì trả lời bộ phận đó là gì. Ai trả lời nhanh va đúng thì sẽ được khen thưởng.

- GV chọn 1-2 nhóm lên thể hiện trước lớp.

 

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt và sáng tạo.

- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục “Em có biết” để biết thêm kiến thức về vai trò quan trọng của não đối với cơ thể.

 

* TỔNG KẾT

- GV yêu cầu HS đọc thầm lời chốt của ông Mặt trời và mời một số HS lên nói lại chốt kiến thức:

+ Cơ quan thần kinh gồm: não, tủy sống và các dây thần kinh.

+ Não được bảo vệ trong hộp sọ; tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

+ Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

+ Cơ quan thần kinh tiếp nhận, trả lời các kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể; điều khiển và phối hợp các cơ quan để thực hiện mọi hoạt động của cơ thể.

- GV yêu cầu HS quan sát và nói những hiểu biết về hình chốt:

+ Miêu tả hình ảnh bức tranh.

+ Bức tranh và lời thoại nhắc nhở em điều gì?

 

 

 

* ĐÁNH GIÁ

- GV phát cho HS phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành theo các yêu cầu trong phiếu: Viết các bộ phận của cơ quan thần kinh vào (...) cho phù hợp:

-  GV chiếu đáp án cho HS:

(1)     Não

(2)     Tủy sống

(3)     Các dây thần kinh

- GV đánh giá HS theo các mức:

+ Hoàn thành tốt: Nếu HS điền đúng 3/3 đáp án

+ Hoàn thành: Nếu HS điền đúng 2/3 đáp án.

+ Chưa hoàn thành: Nếu HS chỉ điền đúng 1/3 đáp án hoặc không đúng câu nào

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm hiểu về việc: Cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh để chuẩn bị cho bài học sau.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời: Bạn gái sẽ phản ứng rất nhanh bằng cách: nhắm mắt laị, đưa tay lên che mắt.

- HS chú ý lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS các nhóm quan sát, tranh luận trả lời

+ Hình 4: Khi chạm tay vào cốc nước nóng, bạn Hoa sẽ rụt tay lại, Tủy sống đã điều khiển tay bạn ấy rụt lại khi chạm vào vật nóng.

+ Hình 5: Khi ngã, bạn Minh sẽ cảm thấy đau, ôm chỗ đau. Tủy sống đã trực tiếp điều khiển hoạt động này. Bạn ấy có thể khóc là do vết thương quá đau và sẽ rút kinh nghiệm không chạy quá nhanh, tránh những vật dễ trơn trượt như vỏ chuối, nước dưới sàn,... là do não điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến bạn trai khóc và ra quyết định như vậy.

- Đại diện các nhóm HS lên trình bày, tranh luận, nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ kết quả trong nhóm, các bạn khác góp ý, bổ sung

 

- HS trình bày sản phẩm trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

 

 

 

- HS lên trình bày câu trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe và tham gia trò chơi tích cực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm lên thể hiện trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS đọc thầm và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm và ghi nhớ chốt lại kiến thức như GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, thảo luận và trả lời:

+ Hình ảnh bức tranh miêu tả người anh nhắc em gái khi đi xe máy cần đội mũ bảo hiểm.

+ Bức tranh và lời thoại nhắc nhở em khi tham gia giao thông, ngồi trên xe máy cần đội mũ bào hiểm để bảo vệ an toàn cho chúng ta.

 

- HS hoàn thành phiếu học tập được giao.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đối chiếu dáp án và sửa

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Vui mừng gặp lại các em trong tiết học ngày hôm nay!

  1. Khởi động

Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

Khi nghe thấy tiếng động mạnh bất ngờ, em có phản ứng như thế nào?

BÀI 22:

CƠ QUAN THẦN KINH

TIẾT 1:

  1. Hoạt động khám phá

HĐ 1+2 : Tên của các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

Quan sát  hình 2 trang 90 SGK và trả lời câu hỏi:

  • Chỉ và nói tên các bộ phận đó trên hình vẽ. Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận chính nào?
  • Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể? Hãy xác định vị trí của chúng trên cơ thể em hoặc cơ thể bạn.
  • Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận chính là não, tủy sống, các dây thần kinh,...
  • Não nằm ở trên đầu, tủy sống nằm ở cột sống lưng.

Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. Não và tủy sống nối liền với nhau. Các dây thần kinh trao đổi từ não và tủy sống đến các cơ quan rồi lại chuyển tín hiệu về não.

HĐ 3: Chức năng của não

Quan sát và đọc thông tin trong hình 3 trang 91

Làm việc nhóm

Quan sát hình ảnh và mỗi nhóm nêu một chức nằng của não bộ.

Chức năng của não bộ:

  • Não điều khiển suy nghi
  • Não điều khiển cách ứng xử
  • Não điều khiển cảm xúc
  • Não tiếp nhận thông tin và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

Đọc mục “Em có biết”

EM CÓ BIẾT

Não điều khiển mọi suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử và hoạt động của cơ thể.

Não tiếp nhận các thông tin qua các dây thần kinh từ các giác quan như da, tai, mũi,… gửi thông tin và chỉ dẫn cho các bộ phận của cơ thể hoạt động.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại các nội dung chính của bài học ngày hôm nay.

Chuẩn bị đọc trước bài mới cho buổi học kế tiếp.

TIẾT 2:

  1. Hoạt động thực hành

HĐ 1: Nhận biết và xử lí tình huống

Quan sát các tình huống trong SGK trang 92

  • Xem xét tình huống một cách thấu đáo.
  • Đưa ra cách giải quyết cho từng tình huống đã được nêu.
  • Bạn gái trong hình sẽ phản ứng như thế nào?

Bạn gái sẽ phản ứng rất nhanh bằng cách: nhắm mắt laị, đưa tay lên che mắt.

Bạn gái trong hình sẽ phản ứng như thế nào?

  • Khi chạm vào cốc nước nóng, bạn sẽ rụt tay lại.
  • Tủy sống điều khiển hành vi của bạn.

Bạn hình sẽ phản ứng như thế nào?

  • Bạn sẽ khóc vì ngã đau.
  • Chính tủy sống đã tiếp nhận thông tin và điều khiển cảm giác của bạn ấy.

Đọc mục “Em có biết”

HĐ 2: Nhận biết và nêu chức năng của cơ quan thần kinh

Hướng dẫn:

  • Lần lượt các nhóm ghép các bộ phận của hệ thần kinh vào hình ảnh cho phù hợp.

HĐ 3: Chức năng của hệ thần kinh đối với cơ thể

Cơ quan nào đã điều khiển khi viết bài, em thường phối hợp các hoạt động nghe, nhìn, viết cùng một lúc?

Khi học và làm bài tập mắt nhìn, tai nghe, tay viết. Não tiếp nhận thông tin từ các cơ quan. Tủy sống truyền tín hiệu từ não xuống các cơ quan.

è Cơ quan thần kinh không chỉ điều khiển hành động mà còn giúp chúng ta học tập và ghi nhớ.

  1. Hoạt động vận dụng

Nhận biết và nêu chức năng của cơ quan thần kinh

Chơi trò chơi “Tôi là bộ phận nào?”

  • Một bạn nói ra chức năng của cơ quan thần kinh.
  • Các bạn khác đoán ra đó là cơ quan nào.

Đọc mục “Em có biết”

         Em có biết

Ở người trưởng thành, não có khối lượng trung bình từ 1220 gam đến 1440 gam; tủy sống dài khoảng 45 cm.

TỔNG KẾT

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

  • Miêu tả hình ảnh bức tranh.
  • Bức tranh và lời thoại nhắc nhở em điều gì?
  • Hình ảnh vẽ một bạn học sinh đang học bài
  • Lời thoại nhắc nhở em phải chăm chỉ học hành

ĐÁNH GIÁ

Viết các bộ phận của cơ quan thần kinh vào (...) cho phù hợp:

Não

Tủy sống

Các dây thần kinh

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại các nội dung chính của bài học ngày hôm nay.

Chuẩn bị đọc trước bài mới cho buổi học kế tiếp.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE! HẸN GẶP LẠI CÁC EM!

Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kì 2 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức, GA điện tử tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức, bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay