Kênh giáo viên » Tiếng Việt 3 » Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức

Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức

Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt bộ sách Kết nối tri thức bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 3. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 10 TIẾT 1

Bài đọc: Tiếng nói của cỏ cây

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tiếng nói của cỏ cây.
  • Biết lập dàn ý cho bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thực tế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Biết trân trọng vẻ đẹp của thế giới tự nhiên xung quanh.
  • Có ý thức tìm hiểu, làm phong phú vốn kiến thức của bản thân về việc chăm sóc cây trồng.
  • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Tranh/ ảnh sưu tầm các loài hoa, cây cối.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu hình ảnh một số loài hoa, loài cây và yêu cầu HS đoán tên các loài hoa, loài cây đó.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập.

 

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc: Tiếng nói của cỏ cây.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tiếng nói của cỏ cây với giọng đọc vui tươi, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt và tập làm văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về cách lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi:

+ Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Sau khi lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

 

Hoạt động 3: Hoàn thành Phiếu học tập số 1

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Tiếng nói của cỏ cây.

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập phần luyện đọc

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tập làm văn

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần tập làm văn vào phiếu học tập.

Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài.

- GV yêu cầu HS làm phần tập làm văn:

+ Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thực tế.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập.

- GV nhận xét tiết học.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng nói của cỏ cây để khắc sâu ý nghĩa bài đọc.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS quan sát hình ảnh và nêu tên các loài hoa, loài cây mà em biết.

+ Hoa huệ.

+ Hoa hồng.

+ Cây bàng.

+ Hoa phượng.

+ Cây me.

+ Cây mít.

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

 

+ Sau khi lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc cần xem lại và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dụng bài tập (2 phút).

 

 

- HS hoàn thành phần luyện đọc (20 phút).

 

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

D

C

B

A

Câu 6: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm trồng hoa và những kiến thức mới trong cách chăm sóc cây trồng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.

Câu 7: Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Đôi khi hãy thay đổi góc nhìn, thay đổi một việc mà lặp đi lặp lại nhiều lần để có được một trải nghiệm mới mẻ, thú vị khác.

Câu 8:

- Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn.

- Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm.

Câu 9: HS gạch chân đúng theo yêu cầu.

- Danh từ trong câu: hoa, ánh dương.

- Động từ trong câu: vui sướng, chào đón, nở.

 

- HS hoàn thành phần tập làm văn (20 phút).

 

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1: HS lập dàn ý theo yêu cầu của đề bài.

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm

- Cách 1: Giới thiệu hoạt động (tên hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động,…).

- Cách 2: Nêu tên hoạt động và lí do em muốn tham gia hoạt động.

Thân bài: Kể lại hoạt động trải nghiệm

- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,…).

- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai,…).

- Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,…).

Kết bài: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc về hoạt động trải nghiệm.

- Nêu kết quả của hoạt động (hiểu thêm về di tích, làng nghề,…).

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động yêu thích, thú vị, tự hào,…).

 

- HS tóm tắt nội dung bài luyện tập.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

Trường:................................................................................................ Lớp:.......................

Họ và tên HS:.......................................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Tiếng nói của cỏ cây

Phần I: Luyện đọc

Câu 1: Những đêm hè thường có mưa gì làm cho đất dịu mát?

A. Mưa rào.

B. Mưa rông.

C. Mưa phùn.

D. Mưa bóng mây.

Câu 2: Bụi hoa hồng được Ta-nhi-a chuyển chỗ trông như nào?

A. Bông trắng dịu.

B. Cánh hoa trong suốt lung linh.

C. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi trông như phủ tuyết trắng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Cây hoa huệ dưới cửa sổ giờ đây trông như nào?

A. Héo tàn.

B. Không nở hoa.

C. Bông huệ trắng muốt.

D. Xấu hơn những cây mà nó sống cạnh trước kia.

Câu 4: Nguyên nhân biến đổi của cây mà Ta-nhi-a nghĩ tới là gì?

A. Do chỗ ở mới bí bách.

B. Do chỗ ở mới thoáng hơn.

C. Do trồng nhiều cây bên cạnh nên bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.

D. Do Ta-nhi-a không biết chăm sóc cây.

Câu 5: Bài đọc muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

A. Muốn cây được tươi tốt thì ta phải biết cách chăm sóc.

B. Đổi chỗ trồng cây là cây sẽ tươi tốt.

C. Hàng xóm sẽ khen khi thấy ta trồng cây đẹp

D. Trời mưa rào nhiều cây có thể bị ngập úng.

Câu 6: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè?

...............................................................................................................................................

Câu 7: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

...............................................................................................................................................

Câu 8: Sắp xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.

vườn, đi, cây, trồng, đất, chọn, hỏi, hoa, bạn, ngắm

- Danh từ

...............................................................................................................................................

- Động từ

...............................................................................................................................................

Câu 9: Gạch một gạch dưới danh từ, gạch hai gạch dưới động từ trong câu dưới đây:

Muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương, cùng nhau tưng bừng nở rộ.

 

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thực tế em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng việt Kết nối tri thức

Thông tin giáo án:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có 2 phần: Ôn tập lớp 2 + làm quen lớp 3
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay