Kênh giáo viên » Tiếng Việt 3 » Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức

Tiếng Việt 3 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

BÀI 2: VỀ THĂM QUÊ (4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật.

- Nhận biết được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Về thăm quê, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

  • Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.

  • Dựa vào tranh minh họa, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của con người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.

  • Biết viết tin nhắn trên điện thoại.

  • Biết tìm kiếm thông tin để đọc mở rộng theo yêu cầu.

3. Phẩm chất

  • Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn đối với những người thân trong gia đình, dòng họ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Hình ảnh về tàu Thống Nhất phục vụ cho bài đọc thêm.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Điện thoại di động để luyện tập viết tin nhắn.

b. Đối với học sinh

  • SHS.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến hoạt động HS yêu thích.

  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                     TIẾT 1 – 2: ĐỌC – VIẾT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trong kì nghỉ hè, em đã làm cùng người thân những việc gì? Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình khi được tham gia làm việc cùng người thân.

- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV mời 1 – 2 HS giới thiệu bức tranh minh họa bài đọc.

- GV nhận xét và dẫn vào bài học: Tranh vẽ cảnh nhà bà có vườn cây ăn quả, nhiều cây ra trái chín đỏ, chín vàng, cháu chạy nhảy trong vườn, bà cầm quạt đi theo cháu để quạt. Bức tranh này đã mô tả lại bài thơ Về thăm quê. Bài thơ là lời của một người cháu bày tỏ tình cảm của mình đối với bà, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè được về thăm bà, thăm quê.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Về thăm quê. Bước đầu nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc 1 lượt cho HS nghe bài Về thăm quê: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai (VD: mỗi năm, luôn vất vả, chẳng mấy lúc, nhễ nhại, quạt liền tay,...).

+ Nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ, VD: Nghỉ hè/ em thích nhất/ Được theo mẹ về quê/...

- GV đặt câu hỏi: Bài thơ này nên chia thành mấy đoạn?

- GV chốt lại: Bài thơ chia thành 4 đoạn.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Hai bạn tạo thành một cặp để đọc bài. Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp đến hết bài), sau đó đổi vai và đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Bây giờ mỗi bạn tự đọc nhẩm toàn bài một lượt. 

- GV mời 2 HS đọc 4 đoạn nối tiếp trước lớp, mời 1 HS khác nhận xét về giọng đọc, cách đọc. 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp. 

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Về thăm quê.

b. Cách thức tiến hành

Câu 1

- GV nêu yêu cầu hỏi trước cả lớp, dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ thích về thăm quê/ Bạn nhỏ thích theo mẹ về quê.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

1. Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ

2. Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hướng dẫn HS: Các câu thơ cho thấy bạn nhỏ là người như thế nào?

- GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

 

 

 

- GV thống nhất ý kiến: Cả bài thơ là suy nghĩ, cảm xúc của người cháu. Câu thơ nào cũng có thể thấy tình cảm, sự quan tâm của bạn nhỏ dành cho bà. Nhưng một số câu thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, sự quan tâm của bạn nhỏ đối với bà mình, đó là:

Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ.

Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con, gặp cháu.

Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả.

Bạn nhỏ quan tâm tới sức khỏe của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều.

- GV mở rộng: Nhiều khi các bạn nhỏ về thăm ông bà nhưng mải chạy nhảy, quan sát, xem xét những điều mới lạ ở nhà ông bà. Còn bạn nhỏ trong bài thơ đã biết quan tâm đến bà.

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu: Đọc kĩ 2 khổ thơ cuối.

- GV mời 2 – 3 bạn trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- GV thống nhất ý kiến dưới dạng bảng: Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu:

Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà

Những câu thơ thể hiện việc làm nói lên tình yêu thương của bà

Bà luôn nghĩ đến con cháu, luôn muốn dành hết mọi thứ cho con cháu.

Vườn bà có nhiều quả

Chẳng mấy lúc bà ăn

Bà bảo thích để dành

Cho cháu về ra hái

Bà yêu thương cháu, chăm chút cháu từng li từng tí.

Em mồ hôi nhễ nhại

Bà theo quạt liền tay.

Bà kể chuyện cho cháu nghe, điều mà các bạn nhỏ đều thích.

Thoáng nghe bà kể chuyện

Gió thơm say chập chờn.

Câu 4

- GV nêu câu hỏi 4, yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời của riêng mình:

Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

- GV mời 3 – 4 HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời theo cách hiểu của mình.

 

 

- GV chốt lại kiến thức: Bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì: được về quê thăm bà, được nhận những tình cảm của bà: được ăn quả bà để dành cho, được bà quạt mát, kể chuyện, được ngửi mùi thơm của bao nhiêu quả trong vườn.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Việc làm nào của bà bạn nhỏ trong bài thơ giống bà của em?

- GV khuyến khích HS mạnh dạn trả lời. GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các em biết liên hệ bài học, nhắc nhở các em phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng

a. Mục tiêu: HS thuộc được 3 khổ thơ mình thích và đọc diễn cảm toàn bài Về thăm bà.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 3 khổ thơ em yêu thích bằng cách làm việc cá nhân, sau đó làm việc theo cặp:

+ Làm việc cá nhân:

  • Chọn 3 khổ thơ trong bài để học thuộc.

  • Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.

+ Làm việc theo cặp:

  • Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng khổ thơ.

  • Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thề mở SHS ra để xem lại.

- GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. GV và cả lớp hỗ trợ nếu HS đang đọc bị quên.

- GV nhận xét, góp ý, tuyên dương.

- GV và cả lớp đọc lại toàn bài thơ.

Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.

b. Cách thức tiến hành

- GV dẫn dắt vào hoạt động: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập các chữ viết hoa và sau đó tập viết ứng dụng.

- GV yêu cầu HS quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa nhỏ.

  • Độ cao: 2,5 li; độ rộng: 2,75 li.

  • Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống với nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.

- GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ A, Ă, Â (link viết chữ hoa Ahttps://www.youtube.com/watch?v=qkiSCUjqGUc

, link viết chữ hoa Ăhttps://www.youtube.com/watch?v=2VriYhYj4Gg

, link viết chữ hoa Âhttps://www.youtube.com/watch?v=3vwkRlOnlN8)

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa A, Ă, Â ra nháp trước khi viết vào vở ô li theo hướng dẫn.

- GV yêu cầu viết chữ viết hoa A, Ă, Â, mỗi chữ một dòng vào vở.

- GV nhận xét chữ của một số bạn.

Hoạt động 5: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc tên riêng: Đông Anh.

- GV giới thiệu cho HS biết: Đông Anh là một huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Đông Anh vào vở.

- GV mời 1 HS đọc câu viết ứng dụng.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Câu ca dao giới thiệu về một miền quê có di tích gắn liền với câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

- GV nhắc HS trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa A, D, G, L, T, V; lưu ý HS viết đúng chính tả các chữ như huyện, loa và cách viết lùi đầu dòng ở thể thơ lục bát.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau và nhận xét bài của nhau.

- GV nhận xét bài của một số HS.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 2 HS chia sẻ, cả lớp lắng nghe.

 

 

- HS quan sát, giới thiệu tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 

 

 

- HS lắng nghe, phát âm theo GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Bài thơ nên chia thành 4 đoạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài theo sự phân công của GV.

- HS luyện đọc theo cặp. 

 

 

 

- HS đọc nhẩm toàn bài. 

 

- HS đọc bài và nhận xét theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời.

- HS phát biểu ý kiến. VD: Bạn nhỏ thích về thăm quê/ Bạn nhỏ thích theo mẹ về quê.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 2 và suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

- HS trả lời: Những câu thơ đã nêu giúp em hiểu bạn nhỏ là người ngoan ngoãn, lễ phép, biết yêu thương người khác, cụ thể ở đây là bà của bạn nhỏ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 3. 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

- HS khác trả lời: Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu:

  • Bà để dành các quả trong vườn cho cháu về hái.

  • Khi bạn nhỏ mồ hôi nhễ nhại, bà theo quạt liền tay.

  • Khi đi ngủ, bạn nhỏ được bà kể chuyện và quạt cho.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 4 và suy nghĩ trả lời.

 

 

- HS trả lời câu hỏi. VD: Vườn nhà bà có nhiều cây ăn quả; được bà chăm chút, yêu thương; được nghe bà kể cho nghe nhiều câu chuyện,...

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- 2 – 3 HS trả lời. Ví dụ:

+ Việc làm của bà bạn nhỏ trong bài thơ giống bà của em là để dành hoa quả cho em.

+ Bà bạn nhỏ trong bài thơ cũng kể chuyện cho bạn nhỏ giống như bà em vẫn kể chuyện cho em

+ …

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS xung phong đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 - HS viết chữ ra nháp.

 

- HS viết chữ vào vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS đọc tên riêng.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS viết tên riêng vào vở.

- HS đọc câu viết ứng dụng.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và viết câu ứng dụng vào vở.

 

 

- HS đổi chéo vở, nhận xét bài nhau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

BÀI 20

TRÒ CHUYỆN CÙNG MẸ

Tiết 1 – 2: Đọc

KHỞI ĐỘNG

Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối.

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. ĐỌC VĂN BẢN

Em hãy quan sát tranh và nêu nội dung của tranh?

Nội dung chính

Bức tranh vẽ cảnh buổi tối, ba mẹ con bạn nhỏ đang nói về một chuyện gì đó, nét mặt ai cũng tươi vui.

Hướng dẫn đọc bài

Giọng đọc diễn cảm, nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

Tập đọc câu nói về những chuyện hai chị em kể cho mẹ nghe.

Ngắt nghỉ đúng dấu câu.

Một số từ khó phát âm

Rành rọt

Nắc nẻ

Rúc rích

Luyện đọc theo đoạn

Học sinh 1:

Từ đầu đến “cứ được cộng thêm mãi”.

Học sinh 2:

Tiếp đến “hai chị em cười như nắc nẻ”.

Học sinh 3:

Đoạn còn lại.

2. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ?

  • Thời gian vui nhất trong buổi tối.
  • Những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt.
  • Ba mẹ con thường rúc rích mãi không chán.

Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi?

ð Ba mẹ con có nhiều để nói, để kể cho nhau nghe, để nghe kể,...ví dụ cùng bàn luận, mẹ kể, con kể, cười đùa.

Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?

Mẹ đã kể về chuyện ngày mẹ còn bé vì mẹ muốn chị em Thư biết về công việc của mẹ.

Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe.

ð Ví dụ: Thư

Hôm nay con được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp đấy mẹ ạ. Cô khen bài văn của con hay, tình cảm. Giờ ra chơi, bạn Nga đố bọn con bài toán vui nữa.

Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.

Câu chuyện khiến em mong muốn được trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn với những người thân về việc học tập của mình.

Câu chuyện làm em thấy thật thích những cuộc trò chuyện đầm ấm của ba mẹ con Thư trước giờ đi ngủ.

3. LUYỆN ĐỌC LẠI

Luyện đọc lại văn bản “Trò chuyện cùng mẹ

TRÒ CHƠI BÓNG ĐÁ

Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là:

Trước khi xem phim

Trước khi ăn cơm

Trước khi đi ngủ

Trước khi đi chơi

Tâm trạng của Hân và Thư khi được mẹ kể chuyện nghe:

Khó chịu

Vui vẻ, thích thú

Xúc động

Buồn chán

Hân và Thư hay kể cho mẹ nghe những câu chuyện về:

Câu chuyện ở nhà bà ngoại

Câu chuyện ở trường học

Câu chuyện khi đi chơi

Câu chuyện ở ngoài đường

4. ĐỌC MỞ RỘNG

Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,...về tình cảm của người thân trong gia đình và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Chia sẻ với bạn về nhân vật em yêu thích nhất.

  • Tên nhân vật? Nhân vật đó làm gì?
  • Nhân vật đó có gì thú vị?
  • Những điều em học hỏi được ở nhân vật đó?
  • Chọn ngôi sao để đánh giá mức độ yêu thích của em với văn bản đã đọc?

CỦNG CỐ DẶN DÒ

  • Đọc lại bài Trò chuyện cùng mẹ, hiểu ý nghĩa bài đọc.
  • Chia sẻ với người thân thông tin cuốn sách về tình cảm của người thân trong gia đình và nhân vật em yêu thích nhất.
  • Đọc trước Tiết 3-4: Luyện từ và câu SGK tr.95, 96.

------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

Bộ trắc nghiệm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

TUẦN 2

BÀI 4: LẦN ĐẦU RA BIỂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Lần đầu ra biển” là ai?

A. Nguyễn Văn Chương

B. Nguyễn Thanh Chương

C. Nguyên Ngọc

D. Nguyên Hồng

Câu 2: Câu nào sau đây cho em biết rằng đây là lần đầu tiên Thắng ra biển?

A. A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!

B. Từ thuở bé đến giờ, Thắng đã được thấy biển bao giờ đâu.

C. Cả A và B.

D. Không có câu nào.

Câu 3: Thắng là người ở đâu và được bố đưa đi biển ở tỉnh nào?

A. Thắng là người Hà Nội và được bố đưa đi Quy Nhơn.

B. Thắng là người Hải Dương và được bố đưa đi Vũng Tàu.

C. Thắng là người Bắc Ninh và được bố đưa đi Quảng Ninh.

D. Thắng là người Sài Gòn, một nơi đã có biển, nên Thắng không được bố đưa đi nữa.

Câu 4: Khi vừa nhìn thấy biển, Thắng đã làm gì?

A. Lao như tên bay ra biển và bơi theo những gì cậu đã học.

B. Thắng đi xuống gần mép nước và nhìn thấy một con vật gì đó.

C. Thắng ra làm lâu đài cát, rồi thuê canoe để lướt trên biển.

D. Reo toáng lên thích thú, vượt qua bố và anh Thái chạy ào ra bãi cát.

Câu 5: Khi được Hải đột nhiên hỏi “Cậu có biết con gì đấy không?”, Thắng có phản ứng và hành động gì?

A. Thắng giật mình ngẩng đầu lên và nhìn thấy Hải.

B. Thắng cười làm quen với Hải.

C. Thắng hỏi “Con gì mà chạy nhanh thế nhỉ?”

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thắng sau khi nói chuyện với Hải đã biết con vật đó là con gì?

A. Con cua

B. Con còng gió

C. Con gián biển

D. Thắng không biết vì chính Hải cũng không biết.

Câu 7: Cuối cùng hai bạn nhỏ đã làm gì lúc tạm biệt nhau?

A. Hẹn ngày tái ngộ.

B. Cắt máu ăn thề, kết bái huynh đệ.

C. Nhảy xuống biển bơi.

D. Hẹn chiều mai gặp lại.

Câu 8: Các từ ngữ nào sau đây chỉ màu sắc?

A. Thành thục, uyên thâm, cao thâm

B. Đỏ choét, vàng cam, xanh lè

C. Tím lịm, thanh thoát, cứng nhắc

D. Thịnh thế, nâng nâng, tuôn chảy

Câu 9: Các từ ngữ nào sau đây chỉ hình dáng, kích thước?

A. To, nhỏ, vừa, thuôn dài

B. Thấp, bé, hoành tráng

C. Vạm vỡ, cao lớn, tập tành

D. Dáng người, cỡ giày, tinh tế

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây cho em biết rằng đây là lần đầu tiên Hải ra biển?

A. Tên bài đọc

B. Cậu có biết con gì đấy không?

C. Từ thuở bé đến giờ, Hải đã được thấy biển bao giờ đâu.

D. Không có câu nào vì Hải vốn là người ở vùng biển.

Câu 2: Nhân vật chính trong bài đọc gồm những ai?

A. Thắng, Hải, anh Thái

B. Bố Thắng

C. Thắng và Hải

D. Cả A và B.

Câu 3: Thắng đã đứng ngây ra nhìn biển và có cảm nhận như thế nào về biển?

A. Bãi biển đông người quá, thế thì vui phải biết.

B. Bãi biển nhỏ quá, chẳng như mình tưởng tượng, còn bé hơn cả Hồ Tây, chắc vì thế mới gọi là biển thay vì là đại dương.

C. Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu.

D. Biển bẩn quá, chắc do mọi người không có ý thức bảo vệ môi trường đây mà.

Câu 4: Hải đã nói câu gì mà khiến cho Thắng bật cười?

A. Cậu thấy con đấy trông buồn cười không?

B. Ở Hà Nội không có biển à?

C. Cậu đúng là người thành phố, chẳng biết gì về biển cả

D. Cậu nhìn thằng bạn tớ nghịch dại chưa kìa?

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC 

Bộ đề Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

 

1

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

 

5

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

 

1

 

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

 

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

2

1

2

1

 

1

 

1

9

Số điểm

1

1

1

1

 

1

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

GẤU CON CÁU KỈNH

Hôm ấy, gấu con cáu kỉnh nằm ngủ dưới gốc cây. Bịch! Một quả thông rơi trúng bụng gấu. Gấu con bực bội, gọi ầm lên: “Sóc, cậu ra đây!”. Sóc con thò đầu ra đáp: “Xin lỗi, tớ đang phơi quả thông thì gió thổi bay xuống. Cậu không đau chứ?”. 

Gấu con tức giận:

- Cơn gió đáng ghét, quả thông đáng ghét, sóc con đáng ghét! 

Gấu con ném quả thông đi làm sóc con bật khóc. 

Gấu bỏ ra bờ sông, ngồi câu cá. Tõm! Một chú ếch cốm nhảy xuống nước, đụng phải cần câu khiến cả chạy biến. Gấu quát to: “Ếch, cậu ở đâu? Ra đây!”. Ếch nhảy lên lá sen: “Xin lỗi, tớ vội về nhà, không biết cậu đang câu cá. Cậu đừng giận nhé!”. 

Gấu con vẫn giữ vẻ mặt hằm hằm: 

- Cần câu đáng ghét, con cá đáng ghét, ếch cốm đáng ghét! 

Gấu ném cần câu xuống đất, quay người bỏ đi làm ếch cốm lúng túng.

Gấu con cáu kỉnh đến một bãi cỏ, thấy nhiều bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Gấu nghĩ: “Trò này có gì mà hay!”. Nó liền bỏ đi kiếm mật ong. Đi một đoạn, gấu rơi tọt xuống hỗ sâu. Gấu hét toáng lên: 

- Cứu tôi với! Sóc con, ếch cốm cùng voi, thỏ, vội chạy tới kéo gấu con lên. Gấu ta xấu hổ đỏ bừng mặt, lí nhí nói:

- Cảm ơn các bạn! 

(Theo Hà Nhi

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu. 

Câu 1: Gấu con cáu kỉnh với những người bạn nào của mình? 

a. sóc con, cá con và ếch cốm.

b. sóc con và ếch cốm.

c. sóc con, ếch cốm và ong mật.

Câu 2: Vì sao gấu con lại cáu kỉnh với bạn sóc con?

a. Vì cơn gió khiến quả thông rơi vào bụng gấu con.

b. Vì gấu con giẫm phải quả thông nên bị trượt chân.

c. Vì gấu con bị cơn gió làm thức giấc.

Câu 3: Vì sao gấu con xấu hổ trước sóc con, ếch cốm và các bạn? 

a. Vì gấu con đã không tham gia trò chơi cùng các bạn. 

b. Vì gấu con chưa kiếm được chút mật ong nào. 

c. Vì gấu con nhận ra: Mình hay cáu kỉnh, nhưng các bạn vẫn rất tốt với mình. 

Câu 4: Theo em, gấu con là người như thế nào?

a. Biết nhận ra lỗi sai và sửa lỗi của mình.

b. Chan hòa với tất cả các bạn trong rừng.

c. Luôn giúp đỡ khi các bạn gặp khó khăn.

Câu 5: Điền 1, 2, 3 vào ô trống trước các ý theo trình tự câu chuyện Gấu con cáu kỉnh.

☐ Gấu con xấu hổ, khẽ nói lời cảm ơn các bạn.

☐ Gấu con bỏ đi kiếm mật ong.

☐ Gấu con rơi tọt xuống hố sâu và được các bạn giải cứu kịp thời.

Câu 6: Dựa theo câu chuyện, điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: 

a. Khi bị sóc làm rơi quả thông trúng bụng, gấu con ............... gọi ầm lên và ............... quả thông đi. 

b. Khi bị ếch cốm đụng phải ............... xuống đất. cần câu khiến cá chạy biến, gấu con ............... và 

c. Khi thấy gấu con rơi xuống hố, ............... cùng các bạn vội chạy đến ............... gấu con lên.

Câu 7: Tìm từ ngữ trong đoạn văn dưới đây xếp vào cột thích hơp.

Quả măng cụt trong như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

Câu 8: Trả lời các câu hỏi sau:

a. Những chiếc bàn học của học sinh ở trường làm bằng gì?

.............................................................................................................................

b. Ô tô, xe máy, tàu hỏa và máy bay chạy bằng nguyên liệu gì?

.............................................................................................................................

c. Các bác sĩ thường khác bệnh bằng dụng cụ gì?

.............................................................................................................................

d. Các nhà khoa học thường nghiên cứu bằng gì?

.............................................................................................................................

Câu 9: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi. 

Mình rất mê bóng đá. Mình ước mơ trở thành thủ môn giỏi trong một đội bóng. Thật vui và hãnh diện khi mình có đôi tay bắt bóng dính như nhựa. Không vui sao được khi những trái bóng nguy hiểm của đội bạn cứ bị mình tóm gọn. Để thực hiện được ước mơ làm thủ môn, mình đã cố gắng tập luyện mỗi ngày đấy! Ngoài giờ học, mình thường rủ mấy bạn nam trong lớp đến đá bóng ở sân trường. Lần nào cũng thế, mình đều xung phong nhận nhiệm vụ giữ gôn. 

(Theo Phạm Cao Sơn

a. Bạn nhỏ có ước mơ gì? 

b. Bạn nhỏ đã làm gì để thực hiện ước mơ của mình? 

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sự nỗ lực không phải là một điều gì đó quá lớn lao, nó chỉ đơn giản là việc bạn quyết tâm tìm ra đáp án của một bài toán khó, cố gắng đứng lên sau một cú ngã đau, hay đơn giản chỉ là việc bạn cố gắng thức dậy sớm mỗi ngày tập thể dục... Chỉ đơn giản vậy thôi, không cần quá lớn lao, to tát nhưng sự nỗ lực lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống của mỗi người.

Sưu tầm

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) 

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Gợi ý: 

+ Nhân vật em thích/ hoặc không thích ở câu chuyện nào?

+ Vì sao em thích/ hoặc không thích nhân vật đó? (tính tình, hành động, lời nói, cử chỉ...)

+ Em học tập được gì hoặc mong muốn điều gì ở nhân vật đó?

----------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Tiếng Việt 3 kết nối tri thức, soạn Tiếng Việt 3 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay