Giáo án ôn tập Ngữ văn 12 bài: Văn bản “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI: ÔN TẬP VĂN BẢN “NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC”- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
- Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận.
3.Về phẩm chất
- Trân trọng nhân cách và tài năng của Nguyễn Đình Chiểu và Phạm Văn Đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: Em đã học tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu chưa? Hãy đọc một đoạn trong tác phẩm mà em đã học? Em hãy nêu ngắn gọn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu.
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng: + Năm sinh và năm mất. + Quê quán. + Sự nghiệp cách mạng. + Đặc trưng trong tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của tác phẩm. + Nhóm 2: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức trọng tâm về tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu nội dung phần mở đầu và phần kết của tác phẩm. + Nhóm 2: Nêu ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. + Nhóm 3: Nêu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. + Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. - Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Năm 1925, ông tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. - Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ, là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ông có nhiều công trình nghiên cứu, bài nói và bài viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh nhân văn hóa của dân tộc. - Những tác phẩm của ông thu hút người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng hấp dẫn. II. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của ông được viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 - 7 - 1888) b. Bố cục: Gồm 3 phần: - Phần 1. Từ đầu đến “cách đây một trăm năm”: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. - Phần 2. Tiếp theo đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”: Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của ông và tác phẩm Lục Vân Tiên. - Phần 3. Còn lại: Khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho sự nghiệp của dân tộc. c. Nội dung: Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam. d. Nghệ thuật: Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng. chặt chẽ; vừa xúc động thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc. III. Kiến thức trọng tâm: 1. Nội dung: a. Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. b. Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu: - Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - một chiến sĩ yêu nước, tron đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bàả vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa. - Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình tượng người nông dân. - Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. c. Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. 2. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm. - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”. - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh. - Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa, 3. Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “…Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy…” Câu 1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên. Câu 2. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 3. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra vẻ đẹp từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Biện pháp so sánh: Nguyễn Đình Chiểu với Ngôi sao sáng → đề cao tầm vóc, ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2. - Ngôi sao có ánh sáng khác thường: ánh sáng đẹp nhưng chưa quen nhìn nên khó thấy. - Phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng: phải dày công nghiên cứu thì mới thấy. → Có nghĩa là vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không rực rỡ bóng bẩy ở ngôn từ hay ở những tìm tòi mới lạ. Thơ văn ông đẹp ở sự giản dị, chất phác, đẹp ở tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng với gian tà, bạo ngược, phải dày công nghiên cứu thì mới thấy. Câu 3. Hướng dẫn: Bàn về ý chí nghị lực của con người: Bài viết ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn trọn đời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước. Mặc dù bị mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi. “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.” Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Câu 2. Ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với “những vì sao có ánh sáng khác thường”, tác giả chủ yếu nhằm mục đích gì? Câu 3. Đoạn văn sử dụng những thao tác lập luận nào? Câu 4. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, chủ yếu là do đâu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2: Ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với “những vì sao có ánh sáng khác thường”, tác giả chủ yếu nhằm mục đích định hướng cách nhìn nhận đúng đắn về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Câu 3: Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận là: bình luận, so sánh, chứng minh. Câu 4: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, chủ yếu là do Người đọc chưa hiểu hết giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. |
- Dạng đề nghị luận văn học
Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận trong 10 phút, lập dàn ý cho các đề bài dưới đây và đại diện lên bảng trình bày dàn ý của nhóm mình.
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đề bài: Hãy phân tích ngòi bút nghị luận của Phạm Văn Đồng trong văn bản “Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. * Gợi ý: + Nhóm 1: Luận đề “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đãng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là lúc này”. + Nhóm 2: Phân tích Luận điểm 1: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta” . + Nhóm 3,4: Luận điểm 2: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau suốt 20 năm trời”. + Nhóm 5: phân tích Luận điểm 3: “Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là miền Nam” + Nhóm 6: Luận điểm kết thúc vấn đề: “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng” .
GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - Bài viết đăng trên tạp trí Văn học số 7 – 1963; sau được đưa vào tập tiểu luận: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ. - Mục đích: Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. - Bài viết có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Nhằm khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của ông, đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên. - Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa người nghệ sĩ trân chính và hiện thực cuộc đời. - Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. II. Thân bài: 1. Luận đề “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đãng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là lúc này”: - Cách nêu vấn đề mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn. Với 4 câu ngắn, dài và vừa nêu 4 nhiệm vụ khác nhau: + C1: “Ngôi sao…lúc nay” giới thiệu khái quát tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của nước ta bằng hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao” và nghịch lý. Thể hiện sự nhiệt tình ngợi ca, gợi tò mò. + C2: Tiếp tục phát triển và làm rõ hình ảnh biểu tượng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu “Vì sao…càng thấy sáng” cái nhìn khoa học có ý nghĩa như một định hướng tìm hiểu văn chương Nguyễn Đình Chiểu. + C3: Khẳng định và nhấn mạnh ý câu 2 “Văn chương….đống thóc mẩy vang” đó là văn chương đích thực. + C4: “Có người…một trăm năm” nêu ra hiện tượng hiểu biết, đánh giá chua đầy đủ và sâu sắc về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để có cái nhìn toàn diện, chính xác về thơ văn của ông (giá trị thơ văn yêu nước) trong mối quan hệ với thời đại và lịch sử qua hình ảnh so sánh biểu tượng xác đáng “khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nưóc chống bọn xâm lược Pháp”. - Cách đặt vấn đề phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của Phạm Văn Đồng; Trân trọng, đúng đắn, toàn diện và mơi mẻ. 2. Các luận điểm: a. Luận điểm 1: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta”. Đánh giá về cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: * Cuộc đời: Tác giả chọn lọc, làm rõ những đặc điểm riêng nổi bật của ông: ảnh hưởng của quê hương, gia đình và hoàn cảnh lịch sử, bị mù giữa tuổi thanh niên, công danh dang dở. - Câu “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” chỉ phẩm chất tính cách của Lục Vân Tiên – nhưng cũng là phẩm chất con người Nguyễn Đình Chiểu. - Nhận định “Đời sống… tôi tớ của chúng” thật xác đáng và sâu sắc. - “Sự đời .. tấm gương”: thể hiện rõ hoàn cảnh , tâm trạng và khí tiết, tâm nguyện của nhà thơ mù - nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. → Đánh giá về cuộc đời nhưng tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh khí tiết của “ một chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. * Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người ”Văn tức là người”. Với ông viết văn làm thơ là một thiên chức. Văn thơ là vũ khí, là thuyền chở đạo lí; chiến đấu với bọn gian tà; ca ngợi chính nghĩa , đạo đức quí trọng ở đời “Chở bao….bút chẳng tà”. → Luận điểm có tính khái quát , luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) cụ thể, tiêu biểu , có sức cảm hóa. b. Luận điểm 2: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau suốt 20 năm trời” Phân tích, đánh giá giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: - Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng đau thương và anh dũng của dân tộc: dẫn chứng bằng thực tế lịch sử: triều đình nhà Nguyễn bạc nhược từng bước đầu hàng, nhân dân Nam Bộ vùng lên làm cho kẻ thù khiếp sợ và khâm phục. - Thơ văn tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của thời đại. - Phần lớn thơ văn của Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước và than khoc những người nghĩa sĩ dã trọn nghĩa vì dân, đặc biệt là người nông dân. - Đặc biệt ca ngợi đóng góp của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng những lời lẽ đích đáng : diễn tả thật sinh động, não nùng cảm tình của dân tộc đối với người nghĩa quân. - So sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: - Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ngợi ca những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương những chiến thắng làm rạng danh non sông. - Bài văn tế là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang “Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc..”. - Ca ngợi nghệ thuật thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu “Có những đóa hoa, những hòn ngọc rất đẹp “xúc cảnh” bên cạnh những nhà văn, nhà thơ yêu nước khác.” - Luận điểm sâu sắc, đúng đắn là do tác giả đặt mối quan hệ giừa thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu và thời đại, hoàn cảnh lịch sử; văn viết rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng chọn lọc, cách lập luận chặt chẽ. Với tình cảm nồng hậu của Phạm Văn Đồng: cái nhìn thấu triệt và toàn diện về tư tưởng, nghệ thuật thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. c. Luận điểm 3: “Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là miền Nam” đánh giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên: - Với thơ văn và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: tác phẩm lớn nhất, dài nhất, thể hiện một phần đời, hiện thực và khát vọng, ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu. - Với nhân dân miền Nam rất được yêu mến, truyền tụng. - Vì: Về nội dung: + Bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức quí trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa. + Nhân vật chính trong tác phẩm là những người đáng yêu, đáng kính trọng nghĩa, khinh tài, nhân hậu, thủy chung, cương trực, dám phấn đấu vì nghĩa. + Họ đấu tranh chống mọi giả rối, bất công và họ đã chiến thắng. - Về nghệ thuật: Nghệ thuật kể nôm na “một truyện kể” “chuyện nói” dễ hiểu, dẽ nhớ… + Bác bỏ những ý kiến chưa hiểu đúng về Lục Vân Tiên do hoàn cảnh thực tế. + Cách lập luận theo kiểu đòn bẩy, cách đánh giá khách quan, tác giả khảng định Lục Vân Tiên - giá trị của công trình nghệ thuật: nội dung và nghệ thuật cho nên nó trở nên thân thuộc và được yêu mến. 3. Luận điểm kết thúc vấn đề: “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng” thực chất là rút ra bài học sâu sắc: - Khẳng định vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông: Mối quan hệ giữa văn học với đời sống. Vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Lời khẳng định đầy trân trọng, ngắn gọn, xúc tích. III. Kết bài: - Đánh giá sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu, ngòi bút Phạm Văn Đồng. - Liên hệ bản thân. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Bài tập về nhà: Viết phiếu bài tập 3 thành bài văn hoàn chỉnh.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu