Giáo án dạy thêm ngữ văn 12

Giáo án dạy thêm văn 12. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy văn 12.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12

DEMO GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhắc lại hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn văn học 1945 – đến thế kỉ XX.

- Nhắc lại  đặc điểm, thành tựu của văn học Việt Nam từ 1945 đến năm 1975 và những đổi mới của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

2. Năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên, đọc hiểu tác phẩm liên quan quan đến  giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX..

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX so với các giai đoạn khác.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu bài tập

2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, vở ghi chép

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chiếu ngữ liệu trên màn hình chiếu

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX?

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS bước vào tiết ôn tập: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhắc lại hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu.

a) Mục tiêu: Nhắc được hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát triển, thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

b) Nội dung: GV cùng HS hệ thống lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành nhóm theo bàn, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975?

+ Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 trải qua các giai đoạn phát triển nào, nêu các thành tựu chủ yếu.

+ Em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945 – 1975?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thảo luận, vạch ra ý trả lời.

- GV quan sát quá trình HS hệ thống lại kiến thức.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV lần lượt gọi HS đứng dậy nhắc lại kiến thức thông qua trả lời câu hỏi, cùng cả lớp hệ thống kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá, nhận xét quá trình HS tham gia thảo luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 – 1975

1. Hoàn cảnh lịch sử

+ Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm

+ Sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng

+ Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài hạn chế.

2. Các giai đoạn phát triển

2.1. Từ 1945 – 1954

- Nội dung: Ca ngợi tổ quốc và nhân dân trong sự hồi sinh kì diệu  sau CM tháng Tám, sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thành tựu: truyện kí, thơ ca phát triển, kịch, lí luận phê bình xuất hiện một số tác phẩm.

2.2. Từ 1955 – 1964

- Nội dung: Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, niềm tin vào cuộc sống XDXHCN, thể hiện nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

- Thành tựu: truyện ngắn, kí, thơ ca phát triển mạnh, kịch xuất hiện nhiều tác phẩm gây chú ý.

2.3. Từ 1965 – 1975

- Nội dung: phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần bất khuất của con người trong chiến tranh

- Thành tựu: Văn xuôi phát triển mạnh đậm chất kí, thơ nở rộ đậm chất hiện thực và chính luận, kịch, phê bình lí luận có nhiều tác phẩm đáng ghi nhận.

3. Các đặc điểm cơ bản

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Nền văn học hướng về đại chúng

- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

+ Khuynh hướng sử thi: Tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vật chính tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng.

+ Cảm hứng lãng mạn: thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

 Hoạt động 2. Nhắc lại văn học VN từ sau 1975 đến hết TK XX

a) Mục tiêu: Nhắc lại văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

b) Nội dung: GV cùng HS hệ thống lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Theo em hoàn cảnh LS của đất nước giai đoạn này có gì khác trước? Hoàn cảnh đó đã chi phối đến quá trình phát triển của VH như thế nào?

+ Hãy nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu trong giai đoạn văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thảo luận, vạch  ra ý trả lời.

- GV quan sát quá trình HS hệ thống lại kiến thức.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đứng dậy tại chỗ trả lời câu hỏi

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Đất nước thống nhất, nhưng hậu quả chiến tranh nặng nề

- Từ 1986 công cuộc đổi mới phát triển, tác động đến văn học, đòi hỏi đổi mới văn học.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đâu.

- Từ 1975 – 1985:

+ Chặng đường chuyển tiếp, trăn trở tìm hướng đi mới trong văn học.

+ Thơ nở rộ thể trường ca

+ Văn xuôi mở rộng hơn về đề tài (chống tiêu cực, những tổn thất trong chiến tranh).

- Từ 1986 – hết thế kỉ XX

+ Văn học thực sự bước vào cuộc đổi mới ở mọi phương diện: đề tài, chủ đề, thủ pháp nghệ thuật.

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường...

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

b) Nội dung: Hoàn thành phiếu bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1.

- GV chiếu BT trắc nghiệm, giúp HS củng cố nhanh lại kiến thức bài học

Câu 1: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?

A. 2          B. 3            C. 4          D. 5

Câu 2: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

D. Nền văn học hướng về đại chúng.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975

A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai

B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới

C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cảm hứng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 – 197

A. Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.

B. Chủ đề các tác phẩm đều viết về niềm vui chiến thắng, né tránh những tổn thất, hi sinh trong chiến tranh

C. Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

D. Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung

Câu 5: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?

A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ

B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng

C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳng

D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn

Câu 6: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng

A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.

B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa

C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu

D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã

Câu 7: Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là

A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước

B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước

C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu

D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường

- GV gọi lần lượt HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Nhiệm vụ 2.

- GV chiếu/ phát phiếu học tập, yêu câu HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Chọn một tác phẩm đã học trong chương trình  ngữ văn THCS để trình bày cảm nhận của anh chị về một trong hai nguồn cảm húng bao trùm văn học giai đoạn 1945 – 1975: ca ngợi cuộc chiến đấu về độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 2. Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 là „“chủ yếu mang tính sử thi“. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ đặc điểm này?

Gợi ý đáp án:

- Câu 1. Chọn một số tác phẩm quen thuộc như: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng)...Cần làm nổi vật những biểu hiện cụ thể của tình cảm yêu nước thể hiện qua mỗi tác phẩm.

- Câu 2. Cần phải chỉ ra những đặc trưng cơ bản của “khuynh hướng sử thi” trong văn học 1945-1975:

+ Ra đời và phát triển trong Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ

đại ác liệt và kéo dài chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 trước hết là một nền văn học của chủ nghĩa yêu nước. Đó không phải là văn học của những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cộng đồng dân tộc trước thử thách ác liệt: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù. Đó là văn học củ những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng.

+ Nhân vật trung tâm của văn học thời kì này là những con ngu{ởt gắn số phận mình với số phận đất nước và kết tỉnh những phẩm chất coa quý của cộng đồng. Đó là những con người đại điện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không phải đại diện cho cá nhân mình.

+ Nhà văn, nhà thơ nhân danh cộng đồng mà ngợi ca người anh hùng với những

chiến công chói lọi. .

Những đặc trưng cơ bản trên của khuynh hướng sử thi đã chỉ phối toàn diện và sâu sắc văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

- Học sinh có thể chọn trong các tác phẩm như Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm ), Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành)... những nội dung phù hợp để phân tích làm sáng tổ nhận định.

 - HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá, phân tích các ý cụ thể để HS nắm rõ kiến thức.

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12

Thông tin giáo án dạy thêm:

  • Giáo án khi tải về là giáo án word có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án chi tiết, trình bày rõ ràng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

=>Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án ngay và luôn 

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây  - để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án dạy thêm văn 12, giáo án dạy thêm văn 12, giáo án văn 12 dạy thêm cv 5512, giáo án dạy thêm 5512 văn 12

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay