Giáo án tin học 3 kì 1 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn tin học lớp 3 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án tin học 3 kì 1 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

BÀI 6: KHÁM PHÁ THÔNG TIN TRÊN INTERNET

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể được xem khi truy cập Internet.
  • Nêu được ví dụ về thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet.
  • Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, khám phá thông tin từ Internet và bước đầu biết coi Internet là một trong những nguồn thông tin có thể tham khảo, đọc tin tức và giải trí.
  • Biết được cần phải có sự cho phép và hướng dẫn của người lớn khi truy cập Internet.
  1. Phẩm chất
  • Mạnh dạn, tự tin, không ngần ngại chia sẻ với người lớn nếu chẳng may gặp phải những thông tin không phù hợp trên Internet và đưa ra lời khuyên phù hợp với bạn bè mình về vấn đề này.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Đường dẫn đến các video về cách quàng khăn đỏ, bài hát truyền thống của Đội.
  • Một số đường dẫn khác tới các thông tin trên Internet như: dự báo thời tiết, tỉ số bóng đá, trang thông tin báo thiếu niên nhi đồng, chương trình giới thiệu du lịch, danh lam thắng cảnh,…
  • Máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở cho HS về vấn đề sẽ được học trong bài.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể những điều em biết về Internet.

+ Em thường sử dụng Internet để làm gì?

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày nay, rất nhiều tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập internet. Có những thông tin không có sẵn trong máy tính những vẫn có thể tìm kiếm trên Internet. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Khám phá thông tin trên Internet.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thông tin trên Internet

Hoạt động 1: Thông tin trên Internet

a. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập internet.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc câu chuyện của gia đình bạn Khoa, quan sát hình SGK tr.30, 31 và cho biết:

+ Những ai trong gia đình bạn Khoa sử dụng internet?

+ Gia đình bạn Khoa sử dụng Internet vào việc gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Khi truy cập Internet, em có thể xem tin tức từ các chương trình giải trí như phim hoạt hình, phim truyện, ca nhạc,....

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em có thể xem tin tức hay chương trình giải trí nào dưới đây trên Internet?

A. Lịch thi đấu đá bóng.

B. Phim hoạt hình dành cho thiếu nhi.

C. Video giới thiệu các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch.

D. Cả A, B, C đều đúng.

- GV mời đại diện 1-2 HS chọn đáp án đúng. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mở rộng kiến thức cho HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi xem lịch thi đấu bóng đá trên Internet, em thu thập được thông tin là gì?

+ Phim hoạt hình trên Internet là chương trình giải trí hay là một trang tin tức?

+ Video trên internet giới thiệu các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng là chương trình giải trí hay chương trình cung cấp tin tức?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS kể thêm ví dụ về tin tức và chương trình giải trí mà em đã xem được khi truy cập Internet.

2. Khám phá thông tin trên Internet

Hoạt động 2: Thông tin trong máy tính và Internet.

a. Mục tiêu:

- HS đọc hiểu thông tin trên Internet thông qua hình minh họa.

- Nêu được ví dụ về thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng  nhưng có tìm thấy trên Internet.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện của bạn An, quan sát Hình 38 SGK tr.31 và cho biết:

+ Lớp của An chuẩn bị diễn ra sự kiện gì?

+ Bạn An vào Internet để tìm kiếm thông tin gì?

+ Thông tin bạn An tìm kiếm có sẵn trong máy tính không?

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.32: Có những thông tin không có sẵn trong máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet. Internet là kho thông tin khổng lồ và được cập nhật thường xuyên.

- GV lấy ví dụ cho HS: Một trận bóng đá đang diễn ra ở châu Âu, em không thể đến xem, nhưng khi vào Internet, em có thể tra cứu ngay được kết quả và diễn biến của trận đấu.

- GV kết luận: Internet là kho thông tin khổng lồ. Khi cần, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trên Internet.

- GV cho HS Hình 39 – Thông tin dự báo thời tiết tuần tới ở địa phương của An trên Internet SGK tr.32 và cho biết: Ngày thứ Hai, lớp bạn An nên tổ chức lễ kết nạp Đội viên ở trong lớp hay ngoài sân trường? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận về lợi ích, tác dụng của việc xem Dự báo thời tiết trước khi thực hiện kế hoạch và lợi lích của Internet.

- GV cho HS xem thêm một số trang tin thời tiết ở địa phương mình trên Internet.

3. Thông tin phù hợp trên Internet

Hoạt động 3: Chọn thông tin phù hợp trên Internet

a. Mục tiêu: HS biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp, nên cần có người lớn hướng dẫn.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 2 HS sắm vai bạn Minh và bạn Khoa, mô tả lại tình huống sử dụng Internet:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về tình huống xảy ra trong câu chuyện:

+ Bạn Minh truy cập Internet để làm gì?

+ Khi tìm kiếm thông tin trên Internet, bạn Minh gặp phải khó khăn gì?

+ Bạn Minh đã giải quyết như thế nào?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV hướng dẫn HS tự đọc thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.33 và giảng dải cho HS hiểu được:

+ Thông tin trên Internet phong phú, đa dạng, đến từ nhiều nguồn. Không phải nguồn tin nào cũng đúng, cũng đáng tin cậy và có lợi cho các em.

+ Khi sử dụng Internet cá em phải được thầy cô, bố mẹ cho phép, hướng dẫn.

+ Khi gặp bất cứ vấn đề nào, chẳng hạn như bị bắt nạt, đe dọa, hay lo lắng, sợ hãi điều gì, các em đừng ngần ngại chia sẻ với người lớn mà các em tin cậy.

- GV chốt lại: Không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp và em cần có người lớn hướng dẫn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong những trang thông tin sau, trang nào có nội dung không phù hợp với các em?

A. Trang thông tin về các trò chơi dân gian.

B. Trang thông tin vè lịch sử địa lí..

C. Trang thông tin có nội dung bạo lực.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về thông tin trên máy tính.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Khoanh tròn vào những đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Internet không thể giúp em trong những tình huống nào sau đây:

A. Em muốn xem lại những bàn thắng đẹp mắt của đội bóng mà em yêu thích.

B. Em muốn giúp mẹ quét nhà sau khi học bài xong.

C. Em muốn biết kỉ lục xoay ru-bích 3 x 3 x 3 hiện nay trên thế giới là bao nhiêu giây tên người lập kỉ lục.

D. Em muốn nói chuyện, hỏi thăm ông bà, người thân hay bạn bè ở xa.

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của thông tin trên Internet?

A. Đáng tin cậy, luôn chính xác.

B. Được cập nhật thường xuyên.

C. Đa dạng và phong phú.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Câu nào dưới đây là đúng?

A. Không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với các em.

B. Internet là kho thông tin khổng lồ.

C. Khi cần, chúng ta có thể tìm thông tin trên Internet.

D. Cả A, B, C đều đúng.

- GV mời tất cả HS tham gia vào trò chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học về khám phá thông tin từ Internet vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV nêu yêu cầu bài tập: Trước khi đi mua một món đồ nào đó, chị của Khoa thường vào Internet để tìm hiểu trước. Tại sao chị của Khoa lại làm như vậy?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2

- GV nêu yêu cầu: Em hãy nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc thầy cô giáo để vào Internet xem các chương trình phù hợp mà em thích.

- GV hướng dẫn cho HS:

+ Em có thể vào internet xem các chương trình, tin tức và phải có sự cho phép, giám sát của người lớn.

+ Chỉ được xem những chương trình phù hợp với lứa tuổi. 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV khuyến khích HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau tiết học Âm nhạc cho người thân nghe.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Bài 6.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành 4 nhóm.

 

- HS đọc câu chuyện, quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Trong gia đình bạn Khoa, có bạn Khoa, bố, mẹ và chị gái của bạn Khoa sử dụng Internet.

+ Gia đình bạn Khoa sử dụng Internet để đọc tin tức trong nước và thế giới, tìm một số công thức nấu ăn, xem một số chương trình giải trí.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Đáp án D.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Khi xem lịch thi đấu bóng đá trên Internet, thông tin em thu được là lịch thi đấu của các đội bóng đá mà em quan tâm.

+ Phim hoạt hình trên Internet là chương trình giải trí.

+ Video trên internet giới thiệu các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng vừa là chương trình giải trí, vừa là chương trình cung cấp tin tức.

 - HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS đọc câu chuyện của bạn An và quan sát Hình 38.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Lớp của An chuẩn bị diễn ra sự kết nạp Đội viên vào thứ Hai tuần tới.

+ Bạn An vào Internet để tìm kiếm cách quàng khăn đỏ đúng nghi thức Đội.

+ Thông tin bạn An tìm kiếm không có sẵn trên máy tính. Bạn tìm kiếm thông tin trên Internet.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát Hình 39, thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Ngày thứ Hai, lớp bạn An nên tổ chức lễ kết nạp Đội viên ở trong lớp vì thời tiết hôm đó dự báo có mưa.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS sắm vai bạn Minh và bạn Khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn Minh truy cập internet để tìm hiểu về cách phân loại thực vật theo đặc điểm của rễ để làm bài tập môn Tự nhiên và Xã hội.

+ Khi tìm kiếm thông tin trên Internet, bạn Minh gặp phải khó khăn toàn thấy những nội dung khó hiểu.

+ Bạn Minh đã nhờ sự trợ giúp của mẹ để tìm được trang thông tin phù hợp.

- HS tự đọc và lắng nghe GV giải thích.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Đáp án C.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến trò chơi và nhiệm vụ.

- HS tham gia vào trò chơi:

Câu 1. Đáp án B.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án D.

- HS trả lời: Chị của Khoa thường vào Internet để tìm hiểu trước khi đi mua một món đồ để có thêm nhiều thông tin về món đồ như: địa chỉ mua hàng phù hợp, giá hợp lí, hãng sản xuất uy tín, cách kiểm tra hàng hóa, cách sử dụng tối ưu, nhận xét hay lời khuyên của những người đã sử dụng.

- HS thực hiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thực hiện.

Giáo án tin học  3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 3 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án tin học 3 kì 1, giáo án tin học 3 kì 1 kết nối tri thức, giáo án lớp 3 kì 1 KNTT, giáo án môn tin học 3 kì 1 kết nối

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay