Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Sinh học 10 chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
TIẾT)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Về năng lực
- Năng lực sinh học:
- Nhận thức sinh học:
+ Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O,N, S, P).
+ Nếu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng tính chất của nước giải thích được cơ sở của việc kết hợp tưới nước khi bón phân.
- Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.
- Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội dung thảo luận nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học trải nghiệm.
- Dạy học theo nhóm nhỏ và nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật công não, động não.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Các tình huống thực tế (kèm hình ảnh hoặc video) về các bệnh liên quan đến thiếu khoảng ở thực vật hay người.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến một số vấn đề trên cơ thể người và cây trồng, sau đó yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đó.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân của các hiện tượng này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và cho biết nguyên nhân của các hiện tượng trong ảnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng):
+ Hiện tượng khô da do thiếu nước
+ Hiện tượng cây khô cháy do nắng gắt và hạn hán.
+ Các bệnh trên cây, lá cây do thiếu các chất sinh dưỡng.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ thể các sinh vật sống đều cần cung cấp một lượng nhất định nước và các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động của các mô, tế bào, cơ quan, hệ cơ quan,… nếu thiếu chất dinh dưỡng, các bộ phận sẽ hoạt động kém hiệu quả, đồng thời, cơ thể sẽ có các phản ứng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài. Để biết được vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với cơ thể sống, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài hôm nay – Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- I. Các nguyên tố hóa học
Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học có trong tế bào
- Mục tiêu: Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P)
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào. - GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: + Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật. + Kể tên các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin, kết hợp quan sát biểu đồ SGK, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Các nguyên tố hóa học 1. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào - Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống. - Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác nhau, trong đó các nguyên tố C, H, O,N chiếm khoảng 96,3 % khối lượng chất khô của tế bào. - Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà các nguyên tố hoá học được chia thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tổ vi lượ |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các nguyên tố hoá học
Nước và vai trò sinh học của nước
- Các nguyên tố hoá học
- Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật.
- Kể tên các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể người.
- Các nguyên tố hoá học có trong tế bào
Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống.
Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác nhau, trong đó các nguyên tố C, H, O,N chiếm khoảng 96,3% khối lượng chất khô của tế bào.
Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà các nguyên tố hoá học được chia thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
Quan sát hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Vai trò của nguyên tố carbon
- Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng => Có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S).
- Nhờ vậy, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHÓM 1
- Tìm hiểu vai trò của nguyên tố đa lượng.
- Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Tập hợp tất cả các loài từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
B. Tập hợp tất cả các sinh vật sống từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
D. Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong cơ thể sống.
Câu 2: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
A. Phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – sinh quyển.
D. Bào quan, tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Các đặc trưng sống cơ bản của các cấp độ tổ chức sống là
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, cảm ứng,…
C. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, có giác quan,…
D. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, phản xạ,…
Câu 4: Nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành
A. Cơ quan.
B. Mô.
C. Bào quan.
D. Nhóm tế bào.
Câu 5: Đâu không phải cấp độ tổ chức của thế giới sống
A. Loài.
B. Cơ thể.
C. Sinh quyển
D. Quần thể.
Câu 6: Tế bào được cấu tạo từ
A. Các phân tử vô cơ khác nhau.
B. Nhiều bào quan khác nhau.
C. Các phân tử hữu cơ khác nhau
D. Các mô.
Câu 7: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ về
A. Cấu trúc.
B. Chức năng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nhiều mô tập hợp tạo thành (1)…….., tiếp đến là các (2)…….. và (3)……..”
A. (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) cơ thể.
B. (1) bào quan; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan.
C. (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan.
D. (1) cơ quan; (2) hệ cơ quan; (3) cơ thể.
Câu 9: Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành
A. Lớp.
B. Loài.
C. Quần xã.
D. Quần thể.
Câu 10: Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lý nhất định, tại một thời điểm nhất định tạo thành
A. Hệ sinh thái.
B. Quần xã.
C. Sinh quyển.
D. Giới.
Câu 11: Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành
A. Hệ sinh thái.
B. Quần thể.
C. Sinh quyển.
D. Thế giới tự nhiên.
Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 13: Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là
A. Tổ chức sống cấp dưới luôn chiếm phần diện tích nhỏ hơn tổ chức sống cấp trên.
B. Tổ chức sống cấp dưới luôn tồn tại bên trong tổ chức sống cấp trên.
C. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
D. Tổ chức sống cấp dưới luôn nhỏ hơn và thuộc tổ chức sống cấp trên.
Câu 14: Đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của các cấp độ tổ chức sống có nghĩa là
A. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi trường.
B. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi trường.
C. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi trường.
D. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi trường.
Câu 15: Thế giới sống được hình thành cách đây khoảng
A. 6 tỉ năm.
B. Hơn 2000 năm
C. 10 triệu năm.
D. 3,5 tỉ năm.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Sắp xếp các cấp độ tổ chức trong thế giới sống dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
- Quần xã – hệ sinh thái.
- Sinh quyển.
- Mô.
- Cơ quan.
- Tế bào.
- Cơ thể.
- Quần thể.
- Hệ cơ quan.
A. 5, 1, 4, 3, 6, 7, 8, 2.
B. 5, 3, 4, 8, 6, 7, 1, 2.
C. 5, 8, 4, 2, 6, 7, 1, 3.
D. 5, 4, 6, 8, 1, 7, 3, 2.
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống
A. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Hệ sinh thái.
B. (1) Tế bào; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.
C. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Sinh quyển.
D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Hệ sinh thái.
Câu 3: Đâu không phải cấp độ tổ chức sống
A. Tế bào
B. Hệ sinh thái.
C. Nguyên tử.
D. Phân tử.
Câu 4: Các cấp độ tổ chức và các cấp độ tổ chức sống phân biệt bởi
A. Chức năng.
B. Các đặc trưng của sự sống.
C. Theo quy ước quốc tế.
D. Cấu tạo.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Sinh học 10 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (SINH 10)
1/ Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 6.Virus và ứng dụng.
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 3,0 điểm ( Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Chương 4: Chu kì tế bào và phân bào và công nghệ tế bào | 2 | 1 | 3 | 0,75 | |||||||
Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng. | 8 | 5 | 1 | 1 | 12 | 4,25 | |||||
Chương 6: Virus và ứng dụng | 6 | 6 | 1 | 1 | 2 | 12 | 5 | ||||
Số câu TN/ Số ý TL (Số YCCĐ) | 0 | 16 | 0 | 12 | 2 | 0 | 1 | 0 | 3 | 28 | 10,0 |
Điểm số | 0 | 4,0 | 0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 0 | 3 | 7 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
2/ Bản đặc tả
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (Số ý) | TN (Số câu) | ||||
CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO | |||||||
1. Chu kì tế bào | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm chu kì tế bào | 1 | C1 | |||
Thông hiểu
| - Trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực | ||||||
Vận dụng | - Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp tránh ung thư. | ||||||
2. Quá trình phân bào | Nhận biết
| - Nêu được diễn biến quá trình giảm phân. -Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. - Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. | |||||
Thông hiểu | - Giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. | 1 | C2 | ||||
Vận dụng | - Giải thích một số vấn đề trong thực tiễn | ||||||
3. Công nghệ tế bào | Nhận biết | - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào và một số thành tựu của công nghệ tế bào động/thực vật. | |||||
VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG | |||||||
1. Khái quát về vi sinh vật | Nhận biết | - Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên các nhóm vi sinh vật. - Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. | |||||
Thông hiểu
| - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. | 1 | C3 | ||||
2. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. | Nhận biết | - Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên. | 1 | C4 | |||
3. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Nhận biết | - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. | |||||
Thông hiểu | - Phân biệt hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. | ||||||
Vận dụng | - Trình bày được ý nghĩa của việc sử sụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. | ||||||
4. Công nghệ vi sinh vật và ứng dụng vi sinh vật trong thực tiến | Nhận biết
| - Kể tên được một số thành tự hiện đại của công nghệ vi sinh vật - Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. - Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. | |||||
Thông hiểu | - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên - Phân tích triển vọng công nghệ sinh vật trong tương lai. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và phát triển của ngành nghề đó. | 2 | C27,28 | ||||
VIRUS VÀ ỨNG DỤNG (8 tiết) | |||||||
1. Virus
| Nhận biết
| - Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. | 8 | C11, C12, 15, 17, 19, 20, 21 | |||
Thông hiểu | - Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ | 2 | C16, 22 | ||||
2. Ứng dụng của virus trong y học, thực tiễn và virus gây bệnh | Nhận biết | - Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và trong nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus. | 2 | C2 | C25, 26 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus - Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. | 1 | 2 | C23,24 | |||
Vận dụng cao | - Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus | 1 | C3 | ||||
c/ Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian: 45 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:
Câu 1: Các điểm kiểm soát phân bào có vai trò
A. đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào.
B. kích thích sự phân chia tế bào chất trong quá trình phân bào.
C. kiểm soát các chất ra và vào tế bào.
D. đảm bảo các chất cung cấp đầy đủ cho quá trình phân bào.
Câu 2: Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nào sau đây?
A. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.
B. Tách rời mô tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.
D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi?
A. Có kiểu gene đồng nhất.
B. Có kiểu hình giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào môi trường.
C. Không thể giao phối với nhau.
D. Có kiểu gene thuần chủng.
Câu 4: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Vi khuẩn, rêu, vi tảo, động vật không xương sống.
B. Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
C. Rêu, vi nấm, vi tảo, động vật không xương sống.
D. Rêu, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
Câu 5: Để tổng hợp được các chất hữu cơ, mọi vi sinh vật cần sử dụng nguồn nào?
A. Nguồn carbon.
B. Nguồn năng lượng và enzyme.
C. Nguồn năng lượng.
D. Nguồn carbon và ánh sáng.
Câu 6: Thành tựu nào dưới đây không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở sinh vật?
A. Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm.
B. Sản xuất mì chính.
C. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào).
D. Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học.
Câu 7: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. bào tử trần.
D. tiếp hợp.
Câu 8: Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) nhằm mục đích
A. tạo giống vi sinh vật mới.
B. làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
C. sản xuất năng lượng sinh học.
D. bảo tồn các chủng vi sinh vật quý.
Câu 9: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.
Câu 10: Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men sữa chua là
A. Lactococcus lactis.
B. Aspergillus oryzae.
C. Bacillus thuringiensis.
D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 11: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là
A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.
Câu 12: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
A. Độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Độ pH.
D. Ánh sáng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?
A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.
B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.
C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…
D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.
Câu 14: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng kí sinh và làm chết côn trùng.
C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự sinh sản của côn trùng.
D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự di chuyển của côn trùng.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?
A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản.
C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.
Câu 16: Thành phần cơ bản của virus là
A. vỏ capsid và lõi nucleic acid.
B. vỏ capsid và vỏ ngoài.
C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid.
D. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein.
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?
A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 10 chân trời sáng tạo, soạn Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT