Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức

Sinh học 10 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Sinh học 10 kết nối

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
  • Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
  • Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
  • Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

+ Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

+ Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

+ Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dựa vào đặc tính di truyền và biến dị, giải thích được thế giới sống dù rất đa dạng và phong phú nhưng các loài sinh vật vẫn có những đặc điểm chung.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  • Dạy học trực quan.
  • Dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
  • Trò chơi “Mảnh ghép sinh học”.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Các hình ảnh minh họa cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
  • Các câu hỏi liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Bảng trắng, bút lông
  • Biên bản thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.

Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng đi chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống - Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến của mình.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề: Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng đi chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp. (HS thoải mái đưa ra ý kiến)

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được một chiếc ô tô và một con sư tử có phải đều là vật sống giống nhau không, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống.

  1. Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I (SGK tr.18) để tìm hiểu về khái niệm cấp độ tổ chức sống và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập của HS
  2. Tổ chức hoạt động:

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO

BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Quan sát Hình 7.1 SGK trang 44, đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi:

Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?

Đặc điểm của tế bào nhân sơ

Hình dạng:

Phổ biến nhất là hình cầu, hình que, hình xoắn.

Kích thước:

Rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Tế bào nhân sơ điển hình có kích thước dao động từ 1 µm đến 5 µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

Đặc điểm sinh trưởng:

Kích thước nhỏ đem lại ưu thế cho tế bào nhân sơ: Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh nên chúng là loại sinh vật thích nghi nhất trên Trái Đất.

Cấu tạo tế bào:

Tế bào nhân sơ có nhân chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất, chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

Tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ vì tế bào chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. Vật chất di truyền cũng chỉ đơn giản là một phần từ DNA trần, không liên kết với histron.

Hoạt động cặp đôi

Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn? Giải thích.

Vận dụng nguyên lí kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/ V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất nhanh, nhờ có tốc độ chuyển hóa vật chất và  năng lượng nhanh

Loại vi khuẩn A có tốc tốc độ sinh trưởng nhanh hơn.

  1. Cấu tạo tế bào nhân sơ

Hầu hết là các tế bào nhân sơ đều là những sinh vật đơn bào. Đa số chúng là vi khuẩn và Archaea.

Chia lớp thành 5 nhóm, đọc thông tin mục II trang 45, 46, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ:

  • Nhóm 1: Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn.
  • Nhóm 2: Nêu cấu tạo, chức năng của thành tế bào và màng tế bào ở tế bào nhân sơ.
  • Nhóm 3: Tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ có cấu trúc và chức năng như thế nào?
  • Nhóm 4: Tại sao gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?
  • Nhóm 5: Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.
 

Lông

Roi

Giống

Cấu trúc: Lông và roi là những cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào.

Khác

§  Lông ngắn và có số lượng ít hơn roi

§  Chức năng: giúp tế bào bám dính vào vật chủ hoặc giúp tế bào tiếp hợp với nhau

§  Số lượng nhiều hơn

§  Chức năng: là cơ quan vận động của tế bào

  1. Thành tế bào và màng tế bào

Thành tế bào cấu tạo từ hợp chất peptidoglycan có tác dụng giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Màng cấu tạo được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phos-pholipid và protein. Màng tế bào có chức năng trao đổi chất có chọn lọc, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào; phân chia tế bào.

  1. Tế bào chất

Tế bào chất gồm có bào tương chứa nước, các hạt dự trữ, các chất vô cơ và hữu cơ, nhiều ribosome (tổng hợp protein) và một số phân tử DNA mạch vòng, kép kích thước nhỏ gọi là plasmid (được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật chuyển gene).

Chức năng của tế bào chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

  1. Vùng nhân
  • Vùng nhân gồm một phần tử DNA mạch vòng, kép, kích thước lớn hơn plasmid, là vật chất di truyền của vi khuẩn.
  • Gọi là vùng nhân vì tế bào chưa có nhân chính thức, chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền ngăn cách với tế bào chất.
  • DNA vùng nhân chỉ có một phân tử, có kích thước lớn hơn và là vật chất di truyền của tế bào, còn DNA plasmid gồm nhiều phân tử, có kích thước nhỏ hơn, chứa thông tin di truyền quy định một số đặc tính của vi khuẩn như kháng thuốc. DNA plasmid được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật di truyền.

Em có biết:

Các loại thuốc kháng sinh có tác động ngăn cản quá trình tổng hợp thành tế bào, ức chế enzyme hay tác động vào ribosome để ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

Vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh bằng nhiều cách khác nhau : bơm thuốc ra khỏi tế bào, giảm độ thẩm thấu của thuốc vào trong tế bào, biến đổi phân tử đích của thuốc,….

Câu hỏi mở rộng

Về nhà tìm hiểu

Nếu dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người thì nên chọn loại thuốc có cơ chế tác động vào bộ phận nào của tế bào vi khuẩn để ít gây ảnh hưởng đến tế bào người nhất. Vì sao?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI

Bộ trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

BÀI 4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT 

Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, N

B. C, H, O, P

C. O, P, C, N

D. H, O, N, P

 

Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

A. Fe, C, H

B. C, N, P, Cl

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

 

Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. C, H, O, N

B. Ca, P, Cu, O

C. O, H, Fe, K

D. O, H, Ni, Fe

 

Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tao nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là?

A. Hydro

B. Cacbon

C. Oxy

D. Nito

 

Câu 5: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

A. O

B. C

C. P

D. N

 

Câu 6: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

A. Hiđrô

B. Nitơ

C. Ôxi

D. Cacbon

 

Câu 7: Các chức năng của cacbon trong tế bào là

A. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim

B. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất

C. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào

D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể

 

Câu 8: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác)

B. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống

C. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống

D. Cả A, B, C

 

Câu 9: Cacbon có các chức năng của trong tế bào là

A. Dự trữ năng lượng

B. Là vật liệu cấu trúc tế bào

C. Là vật liệu cấu trúc tế bào

D. Cả A, B, và C

 

Câu 10: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)

 

Câu 11: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A. Đại phân tử hữu cơ

B. Lipit, enzym

C. Prôtêin, vitamin

D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin

 

Câu 12: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các

A. Nguyên tố đa lượng

B. Nguyên tố vi lượng

C. Axit amin

D. Đường

 

Câu 13: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ th

B. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

C. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

 

Câu 14: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?

A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào

B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn

C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 15: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật

B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất

C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật

D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định

 

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì

A. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim

B. Chiếm khối lượng nhỏ

C. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

D. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

 

Câu 2: Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A. Tĩnh điện

B. Hiđrô

C. Cộng hóa trị

D. Este

 

Câu 3: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết hidro

C. Liên kết peptit

D. Liên kết photphodieste

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 10 KẾT NỐI

Bộ đề Sinh học 10 kết nối biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sinh 10 – Kết nối tri thức

Chủ đềMỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁTổng số câuTổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TLTNTLTNTLTNTLTNTLTN
123456789101112
Bài 16. Chu kì tế bào và nguyên phân. 

2

(0,5)

 

1

(0,25)

  

1

(1)

 131,75
Bài 17. Giảm phân. 

3

(0,75)

 

3

(0,75)

     61,5
Bài 18. Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân. 

2

(0,5)

 

1

(0,25)

     30,75
Bài 19. Công nghệ tế bào. 

2

(0,5)

 

1

(0,25)

1

(1)

   131,75
Bài 20. Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. 

3

(0,75)

 

3

(0,75)

     61,5
Bài 21. Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. 

4

(1)

 

3

(0,75)

1

(1)

   172,75
Số câu0160122010328 
Điểm số040320103710

 


 

 

PHÒNG GD&ĐT………

TRƯỜNG THPT……..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

 

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chu kì tế bào là

A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.
C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

A. G1, G2, S, nguyên phân.
B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân.
D. G2, G1, S, nguyên phân.

Câu 3: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

A. giống hệt tế bào mẹ (2n).
B. giảm đi một nửa (n).
C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).
D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Câu 4: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

A. Kì đầu II.
B. Kì giữa I.
C. Kì sau I.
D. Kì đầu I.

Câu 5: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.
B. có 1 lần nhân đôi NST.
C. có 2 lần phân chia NST.
D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Câu 6: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở

A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.
D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?

A. Tế bào ung thư.
B. Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào sinh dưỡng.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 8: Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
B. Góp phần giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.
C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.
D. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Câu 9: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào?

A. Nhuộm mẫu vật → Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
B. Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản.
C. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
D. Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản.

Câu 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là

A. độ ẩm. 
B. nhiệt độ. 
C. ánh sáng. 
D. tuổi cây.

Câu 11: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào?

A. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Cố định mẫu bằng carnoy → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
B. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy → Quan sát tiêu bản.
C. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.
D. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.

Câu 12: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.
B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.
C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.
D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Câu 13: Công nghệ tế bào động vật là

A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.

Câu 14: Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào có thể tạo ra giống mới?

A. Nhân bản vô tính.
B. Nuôi cấy mô tế bào.
C. Lai tế bào sinh dưỡng.
D. Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh.

Câu 15: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là

A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.
B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.
C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.

Câu 16: Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là

A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.

Câu 17: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật?

A. Vi khuẩn.
B. Vi nấm.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Côn trùng.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?

A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Cơ thể đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào nhân sơ.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh.
D. Có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng?

A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.
C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ.
D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.

Câu 20: Khi nói về các kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
B. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
C. Vi nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
D. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.

Câu 21: Khi quan sát vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì

A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé.
B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.
C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.
D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh.

Câu 22: Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các

A. acid amin.
B. đường glucose.
C. acid béo và acid amin.
D. acid béo và glycerol.

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 10 kết nối tri thức, soạn Sinh học 10 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay