Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 cánh diều
Tự nhiên và Xã hội 3 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Tự nhiên và xã hội 3 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 CÁNH DIỀU
BÀI 3. PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Về nhận thức khoa học
- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.
- Nêu được những việc phải làm khi có cháy nhà.
2. Năng lực
- Năng lực đặc thù
Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.
Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất:
- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3; một số thông tin về hỏa hoạn xảy ra gần đây (nếu có điều kiện).
Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK, phiếu thu thập thông tin.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các vụ hỏa hoạn, cháy nhà để dẫn dắt vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS quan sát hình cháy nhà ở trang 14 SGK và đặt câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình? - GV mời đại diện một số HS đứng lên trả lời theo uy nghĩ cá nhân. - Từ câu trả lời của HS, GV định hướng đến nội dung của bài học. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà a. Mục tiêu: - Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà. - Nêu được những thiệt hại có thể xảy ra do hỏa hoạn. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu cho HS quan sát hình 1 – 4 ở trang 14, 15 SGK để thảo luận theo cặp thực hiện các yêu cầu: + Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình? + Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết? + Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà. - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung câu trả lời. - Nếu có điều kiện, GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây. Hoạt động 2. Tìm hiểu về những việc cần phải làm khi có cháy a. Mục tiêu: Nêu được những việc cần phải làm khi có cháy. b. Cách thức thực hiện: - Thảo luận nhóm (4 HS/ nhóm) + GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 (a, b, c, d) và 2 (a, b, c) ở trang 15, 16 SGK để thực hiện yêu cầu: Hãy nói những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong tình huống 1 và tính huống 2. + GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc làm khi có cháy.
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV hoàn thiện phần trình bày của các nhóm: + Những việc phải làm: Kêu cứu/Gọi điện thoại số 114; Tìm lối thoát hiểm, thoát ra khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt; Dùng khăn ấm che mũi, miệng, cúi thấp người hoạc bò sát đất khi di chuyển. + Những việc không được làm: Không trốn trong nhà tắm/gầm giường/tủ quần áo; Không tìm đồ đạc,… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 1: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau a. Mục tiêu: - Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà. - Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu từng cá nhân phát hiện một số đồ dùng/vật dụng có thể gây cháy trong nhà mình, tìm thông tin về cách phòng cháy khi sử dụng nó. GV lưu ý HS có thể làm ở nhà với sự hỗ trợ của người thân. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin theo gợi ý sau: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN - Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS và khen ngợi nhóm trình bày tốt. - GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà. Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống a. Mục tiêu: - Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra. - Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra. b. Cách thức thực hiện: - Thảo luận nhóm 6 HS: + GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống 1, 2 ở trang 17 SGK? + GV giao nhiệm vụ đóng vai, thực hành ứng xử như sau:
+ GV hỗ trợ HS khi cần thiết trong quá trình các nhóm thảo luận trong nhóm. - Thảo luận cả lớp: + GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp: cho một nhóm chẵn và một nhóm lẻ lên đóng vai.
+ GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của các nhóm. - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 17 SGK. + Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy, nổ. + Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp. *Củng cố, dặn dò và đánh giá - GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học - GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. |
- HS quan sát hình và suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời: Em thấy có đám cháy đang xảy ra trong căn nhà. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát hình 1 – 4 ở trang 14, 15 SGK và thảo luận theo cặp: + Hình 1: không tắt bếp dẫn đến nổ bình ga. + Hình 2: không rút dây cắm bàn là dẫn đến cháy xém quần áo. + Hình 3: cắm quá nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải điện. + Hình 4: quạt lửa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nhà cao. + Một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà khác như: hút thuốc, nghịch lửa, hóa chất, đốt nến, diêm,… + Những thiệt hại do cháy nhà: nhà cửa bị cháy hết ảnh hưởng đến người, tài sản,…
- Đại diện một số cặp trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát hình và thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu: + Tình huống 1: Những việc phải làm: gọi 114, chạy thoát khỏi đám cháy, đi lối thoát hiểm; Những việc không được làm: trốn trong phòng tắm. + Tình huống 2: Những việc phải làm: chạy ra khỏi nhà, gọi 114; Những việc không được làm: lấy cặp sách và đồ chơi. - HS chia sẻ về những việc làm khi có cháy: gọi 114, nhanh chóng chạy xuống lối thoát hiểm nếu đám cháy chưa bùng lớn,… - Đại diện nhóm HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của các bạn. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm cùng nhau thảo luận đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống.
- HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm.
+ Đại diện một số nhóm chẵn và nhóm lẻ lên đóng vai trước lớp. HS còn lại theo dõi, nhận xét phần đóng vai của các bạn. + HS lắng nghe và tiếp thu hoàn thiện. - HS đọc nội dung và ghi nhớ kiến thức.
- HS nhắc lại kiến thức. - HS tiếp nhận và thực hiện ở nhà. - HS lắng nghe và ghi nhớ. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 CÁNH DIỀU
KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể tên những người họ hàng mà em biết? Trong đó, ai thuộc họ hàng bên bố, ai thuộc họ hàng bên mẹ?
Bài 1
HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI
- Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Bạn An và bạn Lan đã cho em xem ảnh của những ai ?
Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan ?
- Trong hình có: ông bà, bố bạn An và mẹ bạn Lan.
- Những người thuộc họ nội An: ông bà nội, bố An và chị gái bố An.
- Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại, mẹ An và em trai mẹ An.
KẾT LUẬN
- Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
- Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Em hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình:
- Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ?
- Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ?
- Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ?
- Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại
Con trai là bố An, con gái là mẹ Lan.
Con dâu là mẹ An, con rể là bố Lan.
Cháu nội là anh em An, cháu ngoại là chị em Lan.
Nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại.
Quan sát sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại của bạn An, từ đó em hãy vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của em.
Hãy nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại ?
- Tình cảm, sự gắn bó của em với họ hàng nội, ngoại
Hà gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.
Hà chia sẻ chỗ ngủ với các em.
An cùng mẹ đi thăm dì.
An rủ các chị mua quà cho ông bà.
Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng nội, ngoại?
- Em sẽ ứng xử như thế nào là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
- Hãy trao đổi trong nhóm và cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống.
TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ VỀ GIA ĐÌNH
Câu 6. Chủ đề đầu tiên của sách tự nhiên xã hội lớp 3 là…
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Về nhà thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình.
- Học và chuẩn bị bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 Cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Khi không sử dụng các thiết bị điện, em sẽ
A. Dập cầu dao tổng để tránh tốn điện.
B. Cắm các thiết bị khác vào ổ điện.
C. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
D. Chỉ sử dụng một thiết bị điện trong mỗi phòng.
Câu 2: Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần phải
A. Lo lắng, hoảng loạn, không biết phải làm gì.
B. Trốn vào những phòng chưa xảy ra hỏa hoạn.
C. Bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp.
D. Xả nước trong nhà tắm để dập đám cháy.
Câu 3: Để tránh xảy ra họa hoản, chúng ta cần phải
A. Sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng gây cháy nổ.
B. Sử dụng nhà kho để chứa các vật dụng, đồ dùng dễ gây cháy nổ.
C. Sắp xếp các thiết bị cháy nổ cùng một nhóm và để chung với nhau.
D. Sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, đồ dùng gây cháy nổ để cùng một chỗ.
Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà
A. Không chú ý khi sử dụng bếp ga.
B. Vừa bật quạt vừa bật đèn trong phòng.
C. Sử dụng bàn là nhưng quên không rút điện khi dùng xong.
D. Chơi đốt giấy ở gần xe máy.
Câu 5: Nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Không khóa bình ga khi đã nấu xong.
C. Không ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
D. Để bình xăng gần bếp lửa.
Câu 6: Có nên để lò than gần xe máy hay không
A. Có.
B. Không.
Câu 7: Có nên sạc điện thoại, ipad khi đang sử dụng
A. Tùy vào cách lắp đặt điện trong từng nhà.
B. Có nên.
C. Không nên.
Câu 8: Để xăng dầu gần bếp lửa là đúng hay sai
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 9: Có nên để bình xịt côn trùng gần với bếp hay không
A. Có.
B. Không.
Câu 10: Khi không thể ra khỏi đám cháy, em có nên chạy ra bên ngoài lan can để kêu cứu hay không
A. Không.
B. Có.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Khi phát hiện có hỏa hoạn, cần phải gọi đến đường dây nóng
A. 113.
B. 114.
C. 115.
D. 116.
Câu 2: Cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu
A. Khói.
B. Mùi cháy.
C. Tiếng nổ lớn.
D. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.
Câu 3: Khi dập các đám cháy nhỏ, cần làm như thế nào
A. Dùng nước để chữa cháy.
B. Dùng khí để chữa cháy.
C. Dùng nước và các vật liệu chữa cháy khác.
D. Dùng các loại vải để dập đám cháy.
Câu 4: Các em đang chơi trong nhà, bỗng bếp có cháy, em phải làm gì
A. Đóng cửa, ngồi yên trong phòng.
B. Dùng khăn ướt che mũi, miệng và thoát ra khỏi đám cháy.
C. Đứng yên và kêu cứu thật to.
D. Hô hoán mọi người chạy thật nhanh.
Câu 5: Khi xảy ra những đám cháy ở chung cư hay các tòa nhà cao tầng, em nên
A. Nhanh chóng ra khỏi phòng, thoát ra ngoài bằng cầu thang máy và gọi 114.
B. Nếu đám cháy chưa lan đến phòng mình đang ở, đóng chặt cửa phòng và trốn và nhà tắm.
C. Trốn ở ngoài ban công và gọi 114.
D. Nhanh chóng ra khỏi phòng, thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm và gọi 114.
----------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 CÁNH DIỀU
Bộ đề Tự nhiên và xã hội 3 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 3 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Các loài cá sử dụng cơ quan nào để hô hấp dưới nước
A. Vây.
B. Mang.
C. Đuôi.
D. Miệng.
Câu 2. Nguồn gốc của sữa đậu nành là từ
A. Con bò sữa.
B. Con dê.
C. Hạt đậu xanh.
D. Hạt đậu tương.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Ở ruột già, phần lớn nước được hấp thj vào máu.
B. Ở ruột già, các chất cặn bã được tạo thành phân.
C. Tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy vừa tiết ra dịch mật.
D. Phân thải ra ngoài qua hậu môn.
Câu 4. Trong cơ quan tuần hoàn, động mạch có chức năng gì?
A. Đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.
B. Đưa máu từ tim đến các cơ quan.
C. Co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể.
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 5. Các vùng chức năng chỉ có ở não người mà không có ở động vật là
A. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, vận động.
B. Vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, cảm giác,
C. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, hiểu chữ viết.
D. Vùng hiểu tiếng nói, vùng nói, vùng viết.
Câu 6. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh, chúng ta cần
A. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm.
B. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
C. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng.
D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ.
Câu 7. Ý nào dưới đây là tác hại của rượu đối với hệ tiêu hóa?
A. Nguy cơ cao bị chảy máu và đau ruột non.
B. Gây co thắt mạch vành.
C. Gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
D. Gây ra các bệnh về miệng như viêm lưỡi, ung thư vòm họng.
Câu 8. Nam châm kí hiệu S trên là bàn chỉ hướng
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 9. Vào lúc 17 giờ chiều, bạn Lan bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt. Hãy cho biết bạn Lan đang nhìn về hướng nào?
A. Đông.
B. Nam.
C. Bắc.
D. Tây.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Quanh năm nóng.
B. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
C. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
Câu 11. Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?
A. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
B. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
C. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
Câu 12. Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
A. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.
B. Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.
D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sáng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
Câu 2. (2 điểm)
a. Em hãy nêu đường đi của thức ăn khi vào cơ thể người.
b. Em nên làm những gì để có thể chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa?
----------Còn tiếp-----------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tự nhiên và Xã hội 3 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Tự nhiên và Xã hội 3 cánh diều, soạn Tự nhiên và Xã hội 3 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học