Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử sách Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều

BÀI 14: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

I. Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử

1. Thiết kế thiết bị điện tử

- Một số công việc của ngành nghề thiết kế thiết bị điện tử :

+ Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.

+ Lắp đặt thiết bị điện tử.

+ Vận hành thiết bị điện tử.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử.

- Công việc thiết kế thiết bị điện tử thường được thực hiện ở: Các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn, chế tạo thiết bị điện tử, các doanh nghiệp của mạng điện thoại di động, mạng truyền hình số, Internet,...

2. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử

- Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử. Công việc chính trong sản xuất thiết bị điện tử là lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo. Thông thường, công nghệ sản xuất theo dây chuyền được ứng dụng để chế tạo các thiết bị điện tử.

3. Lắp đặt thiết bị điện tử

- Lắp đặt thiết bị điện tử là kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau như thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử gia đình và hệ thống điều khiển của máy sản xuất. Công việc lắp đặt phải theo đúng quy trình. Một số công việc chính: lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển,...

- Công việc lắp đặt thiết bị điện tử thường được thực hiện bởi các kĩ sư điện tử và thợ điện tử làm việc tại các công ty dịch vụ điện tử. Thông thường, công việc được thực hiện tại những nơi đặt máy móc, thiết bị như ở các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, văn phòng,... với các thiết bị chuyên dụng.

4. Vận hành thiết bị điện tử

Ngành nghề vận hành thiết bị điện tử thực hiện những công việc:

- Những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn, không xảy ra sự cố cho người và thiết bị.

5. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử

- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử thường được thực hiện định kì hoặc khi có sự cố. Bảo dưỡng định kì thực hiện theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho từng thiết bị, bao gồm kiểm tra các thông số kĩ thuật, hiệu chỉnh khi có sai số,... Sửa chữa bao gồm: kiểm tra tìm nguyên nhân, xác định thiết bị gặp sự cố, thay thế các mạch điện tử, thiết bị điện tử bị hư hỏng trong máy sản xuất,... để đưa vào hoạt động.

- Công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử thường được thực hiện bởi các kĩ sư điện tử, thợ điện tử với các dụng cụ chuyên dụng và phải thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị (Hình 14.6). Công việc có thể thực hiện tại nhà xưởng, cũng có thể thực hiện tại vị trí lắp đặt thiết bị điện tử nên môi trường làm việc khá khắc nghiệt.

II. Một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử

1. Dịch vụ trong truyền thông

Mô tả một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong truyền thông:

- Điện thoại di động cho phép kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi trong nước cũng như quốc tế.

- Internet cho phép mọi người có thể trao đổi thông tin, tra cứu thông tin trên các trang Web hoặc tổ chức các buổi họp hoặc học tập trực tuyến....

- Truyền hình số qua vệ tinh với số lượng kênh phát sóng ngày càng nhiều, chất lượng hình ảnh ngày càng đẹp,...

2. Dịch vụ trong chính, thương mại

Mô tả một số ứng dụng của kĩ thuật điện từ trong tài chính, thương mại:

Ứng dụng

Mô tả

Ngân hàng thông minh (SmartBanking)

thực hiện chuyển tiền, nạp tiền, gửi tiết kiệm; thanh toán học phí, tiền điện, tiền nước, tiền bảo hiểm; mua vé máy bay, gọi taxi, mua sắm trực tuyến....

Mua bán hàng online

mua bán hàng hoá được thuận tiện và dễ dàng

3. Dịch vụ trong giáo dục

Mô tả một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong giáo dục:

- Dạy và học trực tuyến giúp người dạy, người học có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi thuận tiện, tiết kiệm....

- Cung cấp các học liệu điện tử như sách, giáo trình, bài kiểm tra trực tuyến,... phục vụ cho việc dạy và học, nghiên cứu được thuận tiện, dễ dàng.

4. Dịch vụ trong giao thông

Mô tả một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong giao thông:

- Camera giám sát các phương tiện khi tham gia giao thông.

- Thanh toán bằng thẻ thanh toán không dừng cho các phương tiện giao thông khi đi qua các điểm thu phí đường bộ nhằm giảm thời gian, tránh ùn tắc.

- Giám sát hiệu quả, chính xác các phương tiện giao thông của các doanh nghiệp kinh doanh xe khách, xe hàng, xe taxi,... từ hành trình đến tốc độ.

III. Triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống

1. Triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất

2. Triển vọng phát triển trong đời sống

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Điện - Điện tử Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay