Giáo án kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 12 ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CÁNH DIỀU
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 15: Một số linh kiện điện tử phổ biến
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 16: Thực hành Nhận biết, đọc và kiểm tra linh kiện điện tử phổ biến
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 17: Thực hành Lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 19: Khuếch đại thuật toán
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 20: Thực hành Lắp ráp mạch so sánh
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 21: Tín hiệu trong điện tử số và các cổng logic cơ bản
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 22: Mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 23: Thực hành Lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 8
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 24: Khái quát về vi điều khiển
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 26: Thực hành Thiết kế, lắp ráp mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano
- Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 9
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Khái niệm về kĩ thuật điện tử.
Vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu khái quát về kĩ thuật điện tử.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về kĩ thuật điện tử.
Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật điện tử vào trong đời sống.
Năng lực công nghệ:
Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện tử.
Hiểu và tóm tắt được vị trí và vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
Hiểu và tóm tắt được những triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
3. Phẩm chất
Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu khái niệm, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử.
Trách nhiệm trong việc sử dụng các thiết bị điện tử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính.
Các hình ảnh trong SGK Bài 13.
SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự hiểu biết của HS để tìm hiểu về kĩ thuật điện tử.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Kể tên các thiết bị điện tử của cá nhân và gia đình em. Nêu vai trò và công dụng của các thiết bị đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
Thiết bị | Vai trò |
Điện thoại di động | Liên lạc, giải trí, hỗ trợ học tập,…. |
Máy tính cá nhân | Khả năng xử lí thông tin nhanh chóng, hỗ trợ học tập, làm việc,… |
TV thông minh | Có khả năng kết nối internet, cung cấp truyền hình trực tuyến |
- GV gợi ý giúp HS nêu thêm được những tiện ích khi dùng các thiết bị điện tử.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Kĩ thuật điện tử góp phần tạo ra các thiết bị điện tử, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều các thiết bị điện tử hiện đại ra đời, đa dạng về kích thước, hình dáng, chủng loại, tính năng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về: khái niệm thế nào là kĩ thuật điện tử, vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu – Bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về kĩ thuật điện tử
a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm về kĩ thuật điện tử: các lĩnh vực liên quan, các sản phẩm và ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.64 và trả lời các câu hỏi liên quan đến khái niệm về kĩ thuật điện tử.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm kĩ thuật điện tử và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm), thực hiện nhiệm vụ:
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các thiết bị điện tử trong sản xuất và đời sống. (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.64 và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | 1. Tìm hiểu khái niệm về kĩ thuật điện tử - Khái niệm: Kĩ thuật điện tử là một lĩnh vực kĩ thuật liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng linh kiện điện tử, vi mạch, vi điều khiển,... để thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ sản xuất và đời sống. - Thiết bị điện tử trong hệ thống điều khiển tự động của các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản,... - Thiết bị điện tử trong đời sống như máy tính, điện thoại di động, tivi, máy nghe nhạc, camera,... | ||||||||||
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Trong sản xuất:
Trong đời sống:
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
Một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu khái quát về kĩ thuật điện tử.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về một số ngành nghề và dịch vụ thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng kiến thức về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử để lựa chọn nghề cho bản thân.
Năng lực công nghệ:
Nhận biết được tên một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
Kể tên và mô tả được một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính.
Các hình ảnh trong SGK Bài 14.
Video giới thiệu về một số ngành nghề và dịch vụ thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS huy động được khả năng quan sát và sự hiểu biết để tìm hiểu về ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy cho biết ngành nghề của những người lao động trong Hình 14.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
+ Hình 14.1a: Lập trình viên.
+ Hình 14.1b: Bảo dưỡng, lắp ráp.
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Sự phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng của kĩ thuật điện tử tạo ra nhiều cơ hội việc làm và dịch vụ trong lĩnh vực này. Nghề nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử. Chúng ta cùng tìm hiểu – Bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử
a. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chính, công việc chính của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.67-70 và trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm chính, công việc chính của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngành nghề thiết kế thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.2. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Kể tên một số công việc của ngành thiết kế thiết bị điện tử. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi vận dụng: Công việc thiết kế thiết bị điện tử thường được thực hiện ở đâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các công việc của ngành thiết kế thiết bị điện tử. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | I. Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử 1. Thiết kế thiết bị điện tử - Thiết kế thiết bị điện tử gồm các công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí và kĩ thuật điện tử, sử dụng các linh kiện điện tử, mạch tích hợp,… để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Sản phẩm: hồ sơ thiết kế gồm bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan. - Nơi thực hiện: các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn, chế tạo thiết bị điện tử, các doanh nghiệp của mạng điện thoại di động, mạng truyền hình số, Internet,… - Người thực hiện: các kĩ sư điện tử với sự hỗ trợ của các kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử.
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.3. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Trình bày một số công việc của ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi vận dụng: Công việc sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử thường được thực hiện ở đâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các công việc của ngành sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | 2. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử - Công việc chính: + Lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp. + Lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm khi chế tạo. - Ứng dụng công nghệ sản xuất theo dây chuyền. - Nơi thực hiện: các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử. - Người thực hiện: các kĩ sư điện tử và công nhân với các thiết bị hỗ trợ như các dụng cụ cầm tay, các máy móc chuyên dụng (máy tạo mạch in, máy khoan, hàn thiếc tự động,…).
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ngành nghề lắp đặt thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.4. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Trình bày một số công việc của ngành nghề lắp đặt thiết bị điện tử. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi vận dụng: Công việc lắp đặt thiết bị điện tử thường được thực hiện ở đâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các công việc của ngành lắp đặt thiết bị điện tử. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | 3. Lắp đặt thiết bị điện tử - Khái niệm: Lắp đặt thiết bị điện tử là kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau. - Công việc chính: lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển,… - Nơi thực hiện: những nơi đặt máy móc, thiết bị như ở các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, văn phòng,… với các thiết bị chuyên dụng. - Người thực hiện: các kĩ sư điện tử và thợ điện tử làm việc tại các công ty dịch vụ điện tử.
|
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu ngành nghề vận hành thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.5. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Ngành nghề vận hành thiết bị điện tử thực hiện những công việc gì? - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi vận dụng: Kĩ sư điện tử và thợ điện tử làm những công việc gì trong ngành nghề vận hành thiết bị điện tử? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các công việc của ngành nghề vận hành thiết bị điện tử. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | 4. Vận hành thiết bị điện tử - Vận hành là những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn, không xảy ra sự cố cho người và thiết bị. - Công việc vận hành thiết bị điện tử tại các trung tâm kĩ thuật thường được thực hiện bởi các kĩ sư điện tử. - Công việc vận hành cho các máy sản xuất do thợ điện tử thực hiện có sự kiểm tra giám sát của kĩ sư điện tử. - Công việc vận hành thường được hỗ trợ bởi các thiết bị đo lường, có thể thực hiện trong nhà hoặc nơi đặt các máy sản xuất, đôi khi trên địa bàn phức tạp, môi trường khắc nghiệt.
|
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.6. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Trình bày một số công việc của ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các công việc của ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . | 5. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử - Công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử thường được thực hiện định kì hoặc khi có sự cố. - Bảo dưỡng định kì thực hiện theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho từng thiết bị, bao gồm kiểm tra các thông số kĩ thuật, hiệu chỉnh khi có sai số,…. - Sửa chữa bao gồm: kiểm tra tìm nguyên nhân, xác định thiết bị gặp sự cố, thay thế các mạch điện tử, thiết bị điện tử bị hư hỏng trong máy sản xuất,… để đưa vào hoạt động.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 12 ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 15: Một số linh kiện điện tử phổ biến
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 16: Thực hành Nhận biết, đọc và kiểm tra linh kiện điện tử phổ biến
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 17: Thực hành Lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 19: Khuếch đại thuật toán
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 20: Thực hành Lắp ráp mạch so sánh
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 21: Tín hiệu trong điện tử số và các cổng logic cơ bản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 22: Mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 23: Thực hành Lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 8
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 24: Khái quát về vi điều khiển
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 25: Bo mạch lập trình vi điều khiển
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 26: Thực hành Thiết kế, lắp ráp mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 9
PHẦN II: CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ
CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
BÀI 13. KHÁI QUÁT VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
(24 Câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Kĩ thuật điện tử là một lĩnh vực kĩ thuật, có liên quan đến
A. nghiên cứu và ứng dụng linh kiện điện tử, vi mạch, vi điều khiển,... để thiết kế các phần mềm ứng dụng cho máy tính.
B. nghiên cứu và ứng dụng linh kiện điện tử, vi mạch, vi điều khiển,... để thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ sản xuất và đời sống.
C. sản xuất năng lượng cung cấp cho các thiết bị công nghiệp và dân dụng.
D. nghiên cứu, thiết kế các phần mềm ứng dụng để quản lí sản xuất trong lĩnh vực điện tử.
Câu 2: Trong lĩnh vực sản xuất, triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử thế hệ mới là gì?
A. Phát triển các hệ thống điện tử thay thế hoàn toàn con người.
B. Phát triển robot và máy thông minh phục vụ sản xuất; phát triển máy tính siêu xử lí.
C. Phát triển các nguồn cung cấp năng lượng mới.
D. Phát triển các loại vật liệu mới cho sản xuất.
Câu 3: Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong ngành nào dưới đây?
A. Kĩ thuật máy tính
B. Kĩ thuật cơ khí
C. Kĩ thuật hàng hải
D. Kĩ thuật xây dựng
Câu 4: Kĩ thuật điện tử có vai trò trong:
A. Đời sống
B. Sản xuất
C. Đời sống và sản xuất
D. Đời sống hoặc sản xuất
Câu 5. Kĩ thuật điện tử có mấy vai trò chính trong sản xuất
A. 2 vai trò
B. 3 vai trò
C. 4 vai trò
D. 5 vai trò
Câu 6. Kĩ thuật điện tử có mấy vai trò chính trong đời sống
A. 2 vai trò
B. 3 vai trò
C. 4 vai trò
D. 5 vai trò
Câu 7. Triển vọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất là:
A. Đóng vai trò là “bộ não” của quá trình giám sát, điều hành và quản lí sản xuất
B. Thay thế hiệu quả con người trong hoạt động tư duy
C. Ứng dụng trong mọi lĩnh vực thiết yếu của đời sống
D. Phát triển robot phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thay con người
Câu 8. Triển vọng của kĩ thuật điện tử trong đời sống:
A. Tạo ra nhiều giống cây mới không có trong tự nhiên
B. Tăng trưởng GDP từ 5,5% đến 6,5%
C. Triển khai và ứng dụng công nghệ số vào đời sống: Tạo nên ngôi nhà thông minh, giao thông thông minh,...
D. Phát triển robot giúp giám sát, điều hành và quản lí sản xuất
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Kĩ thuật điện tử đóng vai trò trong sản xuất như thế nào?
A. Tạo ra các hệ thống điều khiển và tự động hoá sản xuất.
B. Phát triển các phần mềm ứng dụng để quản lí sản xuất.
C. Sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành thiết bị sản xuất.
D. Xây dựng các hệ thống lưu trữ dữ liệu trong sản xuất.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
BÀI 14. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
(36 Câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Lĩnh vực kĩ thuật điện tử gồm mấy nhóm ngành nghề chính?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 2: Thiết kế điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật điện tử,... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử
C. Kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 3: Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật điện tử, ... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử
C. Kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 4: Lắp đặt thiết bị điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật điện tử, ... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử
C. Kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 5: Vận hành thiết bị điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật điện tử, ... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử
C. Kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 6: Công việc vận hành thường được hỗ trợ bởi:
A. Thiết bị đo lường
B. Máy tạo mạch in
C. Máy khoan
D. Hàn thiếc tự động
Câu 7: Dịch vụ ngân hàng thông minh là ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong nhóm dịch vụ nào sau đây?
A. Dịch vụ trong giáo dục
B. Dịch vụ trong tài chính, thương mại
C. Dịch vụ trong giao thông
D. Dịch vụ trong truyền thống
Câu 8: Ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong dịch vụ trong giáo dục là:
A. Thực hiện thanh toán học phí
B. Dạy và học trực tuyến
C. Giám sát các phương tiện khi tham gia giao thông
D. Mua bán hàng online
Câu 9: Kĩ thuật điện tử đã có những đóng góp to lớn với các dịch vụ trong xã hội. Dịch vụ nào sau đây có ứng dụng kĩ thuật điện tử?
A. Dịch vụ giao hàng truyền thống.
B. Dịch vụ thanh toán trực tuyến.
C. Dịch vụ bán hàng truyền thống.
D. Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện.
2. THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 1: Công việc chính của ngành sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí và kĩ thuật điện tử,... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng
B. Lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo
C. Lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển
D. Kiểm tra tìm nguyên nhân, xác định thiết bị gặp sự cố, thay thế các mạch điện tử thiết bị điện tử bị hư hỏng trong máy sản xuất,... để đưa vào hoạt động
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
![Giáo án kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh diều](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/default_images/daidien1.jpg)
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh, bài giảng kì 2 môn Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh, tài liệu giảng dạy Công nghệ 12 Điện - Điện tử cánh