Nội dung chính Lịch sử 10 cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách Lịch sử 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ, HIỆN THỰC LỊCH SỬ, NHẬN THỨC LỊCH SỬ
- Lịch sử: Được hiểu theo 3 nghĩa chính
+ Là những gì diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Là một khoa học (Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.
à Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử :
+ Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan.
+ Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
- TÌM HIỂU VỀ ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học: rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực....) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá...
- Chức năng của Sử học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ (chức năng xã hội).
- Nhiệm vụ của Sử học: cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.
- Nguyên tắc cơ bản của Sử học:
+Khách quan: Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều.
+ Trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng sự thật, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.
+ Tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hướng đến những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,...
+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên cứu, trình bày lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
- TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC
3.1 CÁC NGUỒN SỬ LIỆU
Phân biệt các nguồn sử liệu, giá trị của mỗi loại hình sử liệu | |
Sử liệu lời nói – truyền khẩu | - Ví dụ: Lĩnh nam chích quái, truyền thuyết Lạc Long – Âu Cơ,…. - Đặc điểm, giá trị: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồ những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,…được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử. |
Sử liệu hiện vật | Ví dụ: thạp Đồng Đào Thịnh, ngói hình rồng và hình chim phượng thời Lý,… Đặc điểm, giá trị: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể. |
Sử liệu hình ảnh | Ví dụ: Tranh vẽ Ga-li-lê bị đưa ra xét xử trước tòa án giáo hội năm 1633 (tranh vẽ). Đặc điểm, giá trị: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh, ảnh, băng hình. |
Sử liệu thành văn | Ví dụ: Điện mật của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định ngày 7/4/1975 (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). Đặc điểm, giá trị: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,… |
3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC
- Phương pháp nghiên cứu bao gồm:
+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể.
+ Phương pháp lô-gic: Tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử.
- Phương pháp trình bày, bao gồm:
+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử.
+ Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.