Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều

Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập lịch sử 10 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức lịch sử phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thông thông qua ví dụ cụ thể, giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thông sử.
  • Nêu được nét khái quái về các lĩnh vực của lịch sử, giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sư theo lĩnh vực.
  • Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  • Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng Việt Nam.
  • Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam.
  • Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trình bày được ý kiến của cá nhân và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để làm rõ khái niệm thông sử, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới; nội dung chính của thông sử, các lĩnh vực của lịch sử, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  • Giải quyết vấn đề: Thông qua việc giải quyết được các nhiệm vụ học tập mà GV giao và thể hiện được sự sáng tạo.
  • Năng lực lịch sử:
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử; Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịc sử dân tộc, lịch sử thế giới; Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, tư tưởng Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thông sử; Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực; Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam; Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học tập của cá nhân, nhóm.
  • Nhân ái: tôn trọng những ý kiến khác biệt, có tinh thần giúp đỡ bạn bè trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập được phân công, có tinh thần trách nhiệm với tập thể trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Các hình ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Các lĩnh vực của sử học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Các lĩnh vực của sử học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp để giải thích khái niệm “biên niên” được đề cập trong đoạn trích của sách “Đại Nam thực lục” SGK tr.4.
  4. Sản phẩm: Khái niệm “biên niên” được đề cập trong đoạn trích của sách “Đại Nam thực lục”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.4 và giới thiệu: Trong phần mở đầu sách “Đại Nam thực lục”, các sử quan triều Nguyễn đã viết:

“Bọn thần trộm nghĩ: Nước phải có sử, cốt để làm tin với đời nay mà truyền lại cho đời sau. Từ xưa, đế vương nổi dậy, công việc các đời làm ra đều ghi vào sử sách, rõ ràng có thể khảo được. Làm thực lục là gồm cả phép biên niên [ghi năm],

kỉ sự [chép việc], chính sử do đấy mà ra”.

(Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích khái niệm “biên niên”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.4, lắng nghe GV đọc đoạn trích phần mở đầu sách “Đại Nam thực lục”, thảo luận theo cặp đôi để giải thích khái niệm “biên niên”.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi: Biên niên là các ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra trong một thời gian vừa qua, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Vậy lịch sử thường được trình bày bằng những cách nào ? Lịch sử được phân chia theo những lĩnh vực nào? Thế nào là lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội , lịch sử kinh tế Việt Nam là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề học tập ngày hôm nay – Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống qua ví dụ cụ thể.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5 và trình bày bằng sơ đồ tư duy thể hiện các cách trình bày lịch sử truyền thống theo gợi ý.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy thể hiện các cách trình bày lịch sử truyền thống theo gợi ý.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5 và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống bằng sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn HS khai thác các hình từ 1.2 đến 1.4 kết hợp mục Em có biết để thấy được trong truyền thống có nhiều cách trình bày lịch sử khác nhau như: truyền thuyết dân, sử biên niên, sử kí truyện, tiểu thuyết lịch sử,…

     

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các cặp đôi hoặc nhóm (bàn) đã được phân công, đọc thông tin trong SGK tr.4-6, quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, kết hợp đọc mục Em có biết để tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát phần thảo luận của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày các cách trình bày lịch sử truyền thống theo sơ đồ tư duy đã thực hiện.

- GV hỗ trợ HS trình chiếu sơ đồ duy lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho cặp đôi của bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và kết luận:

+ Lịch sử truyền thống thường được trình bày qua những cách thức khác nhau, phổ biến nhất là các câu chuyện lịch sử bằng lời kể, tác phẩm lịch sử thành văn.

+ Ngoài các cách thức trên, lịch sử còn được trình bày và thể hiện thông qua tiểu thuyết lịch sử, phim, kịch, chèo, tuồng, lễ hội,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Sơ đồ tư duy về một số cách trình bày lịch sử truyền thống: Đính kèm phái dưới hoạt động 1.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY MỘT

SỐ CÁCH TRÌNH BÀY LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thông sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thống sử.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi:

- Giải thích khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

- Nêu nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Khái niệm “thông sử”.

- Nội dung chính của thông sử.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.6 và cho biết :

+ Giải thích khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nêu nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV khuyến khích HS lấy những ví dụ khác nhau, nhưng cần bảo đảm là đúng với khái niệm thông sửnội dung chính của thông sử.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.6 để tìm hiểu về:

+ Khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Khái niệm “thông sử”. Lấy ví dụ.

+ Nội dung chính của thông sử. Lấy ví dụ về một cuốn thông sử.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và mở rộng kiến thức: Bộ thông sử Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập do Viện Sử học chủ trì biên soạn. Nội dung bộ sách trình bày về các lịch vực trong lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 2000.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về thông sử

- Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ. Về phạm vị, thông sử có thể là lịch sử quôc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.

- Nội dung chính của thông sử: thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ví dụ về một cuốn thông sử:

 + Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.

+ Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội phát hành lần đầu năm 1993.

+ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử, giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sơ đồ 1.1 và hình 1.6, điền từ khóa vào cột tương ứng với lĩnh vực sử trong Phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập về khái quát các lĩnh vực của lịch sử.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sơ đồ 1.1 và hình 1.6, điền từ khóa vào cột tương ứng với lĩnh vực sử trong Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Khái quát các lĩnh vực của lịch sử

Lĩnh vực lịch sử

Từ khóa thể hiện nội dung theo lĩnh vực

Lịch sử văn hóa

 

Lịch sử tư tưởng

 

Lịch sử kinh tế

 

Lịch sử xã hội

 

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 1.6 và giới thiệu cho HS:

Cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam là công trình khái quát toàn diện lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam từ thời tiền sử, sơ sử đến thế kỉ XVIII với những đặc điểm cơ bản của các tư tưởng, tôn giáo và vai trò của các nhà tư tưởng lớn trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đã được phân công, đọc thông tin trong sơ đồ 1.1 và hình 1.6 để điền từ khóa vào cột tương ứng với lĩnh vực sử trong Phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày một số lĩnh vực của lịch sử theo kết quả thảo luận trong Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lịch sử còn được trình bày theo từng lĩnh vực khác nhau như lịch sử chính trị, lịch sử ngoại giao, lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử kinh tế, lịch sử xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực

Biên soạn lịch sử theo lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực trong quá khứ, giúp bổ sung và làm phong phú thêm tri thức tổng quát về lịch sử.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Khái quát các lĩnh vực của lịch sử

Lĩnh vực lịch sử

Từ khóa thể hiện nội dung theo lĩnh vực

Lịch sử văn hóa

Nghiên cứu về những thành tựu và giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra.

Lịch sử tư tưởng

Nghiên cứu về hệ thống những quan điểm, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và con người.

Lịch sử kinh tế

Nghiên cứu về các hoạt động của con người liên quan đến sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất.

Lịch sử xã hội

Nghiên cứu về quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mẫu thuẫn xã hội.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  2. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc mục 4 và quan sát các Hình 1.7, 1.8 trong SGK để nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- GV gợi mở cho HS lấy những ví dụ tương tự về một cuốn lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới của các tác giả khác để giải thích cho khái niệm, nội dung của lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc mục 4 và quan sát các Hình 1.7, 1.8 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

+ Hình 1.7: cuốn sách này viết về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX.

+ Hình 1.8: là bìa cuốn lịch sử viết về quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ phong kiến Tây Âu, Đông Âu, Tây Á, Trung Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ.

- GV gợi mở, hướng dẫn HS lấy những ví dụ tương tự về một cuốn lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới của các tác giả khác để giải thích cho khái niệm, nội dung của lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, đọc mục 4 và quan sát các Hình 1.7, 1.8 SGK tr.7 để tìm hiểu về khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- HS lấy những ví dụ tương tự về một cuốn lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới của các tác giả khác để giải thích cho khái niệm, nội dung của lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- GV mời đại diện HS xung phong lấy ví dụ tương tự về một cuốn lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới của các tác giả khác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

- Lịch sử dân tộc:

+ Là lịch sử của một quốc gia. Ví dụ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Nhật Bán, lịch sử Ấn Độ,...

+ Nội dung chính của lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...

à Quá trình này là lịch sử chung của các địa phương, các tộc người đã và đang tạo thành dân tộc đó.

- Lịch sử thế giới:

+ Là lịch sử chung của các quốc gia dân tộc trên thế giới.

+ Nội dung của lịch sử thế giới là quá trình vận động phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. à Quá trình này là sản phẩm tương tác của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử, không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử tất cả các quốc gia, cũng không chỉ giới

hạn ở lịch sử của một số quốc gia dân tộc có vai trò nổi bật.

  1. MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam, tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên trục thời gian.
  2. Nội dung: GV chia HS thành nhiều nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), phân công mỗi nhóm thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin trong SGK và nêu đối tượng, phạm vi của của lịch sử văn hóa Việt Nam. Lấy ví dụ về một đối tượng của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình từ 1.9 đến 1.12, hãy tóm tắt những nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày và ghi vào vở đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- HS tóm tắt nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.8 để tìm hiểu về đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành nhiều nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 – 5 HS) và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các hình từ 1.9 đến 1.12, hãy tóm tắt những nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên trục thời gian.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

+ Hình 1.9: Dấu tích hạt gạo cháy trong văn hóa Đồng Đậu thể hiện đặc trưng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Việt cổ định cư ở vùng đồi gò trung du.

+ Hình 1.10: Trống đồng Tân Long với những họa tiết hoa văn thể hiện rõ sự bảo tồn của văn hóa Đông Sơn (ở giữa có hình mặt trời, xung quanh là vành hoa văn hình học, mặt trống trang trí bằng các hình con cóc), bên cạnh đó có trang trí hoa văn lá đề, chim phượng,…là những đề tài trang trí chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa.

+ Hình 1.11: Tượng Phật Đồng Dương mang phong cách nghệ thuật A-ma-ra-vi-ta, có giá trị nghệ thuật và yếu tố giao lưu văn hóa Ấn Độ khá đậm nét trên tác phẩm này.

+ Hình 1.12: Nhà hát Lớn Hà Nội mang đậm phong cách kiến trúc của Pháp đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phương Tây.

- GV giới thiệu cho HS những công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Pháp như Phủ Chủ tịch (Hà Nội), cầu Long Biên, hệ thống đường sắt, xe đạp, xích lô,….

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành nhiều nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 – 5 HS), quan sát các hình từ 1.9 đến 1.12, để tóm tắt những nét chính của lịch sử Việt Nam trên trục thời gian.

- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính của lịch sử Việt Nam trên trục thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Văn hóa Việt Nam là sản phẩm của sự kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa từ bên ngoài (văn hóa Trung Hoa: chữ Hán, văn học, giáo dục khoa cử, công trình kiến trúc, bộ máy nhà nước, luật pháp,… ; văn hóa Ấn Độ: văn học, kiến trúc, điêu khắc,…. ; văn hóa Pháp: giao thông, trang phục, ẩm thực, âm nhạc, lối sống.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam

1.1. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng của lịch sử văn hoá Việt Nam: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử.

à Đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.

 

- Phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam: là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).

 

 

 

1.2. Khái lược tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam

- Thời nguyên thủy (khoảng 80 vạn năm cách ngày nay – thế kỉ VII TCN):  cuối thời nguyên thuỷ, người Việt cổ đã từng bước định hình nền văn hoá bản địa, với đặc trưng là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước.

- Thời dựng nước (thế kỉ VII TCN – 179 TCN): hình thành ba trung tâm văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai.

+ Văn hoá tiền Đông Sơn: ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.,...phát triển rực rỡ với sự ra đời của nước Văn Lang và nước Au Lạc, định hình bản sắc văn hoá Việt Nam.

 

+ Văn hoá Sa Huỳnh: là đỉnh cao của văn hoá bản địa ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ vào thời đại kim khí, là tiền đề ra đời của Vương quôc Chăm-pa sau này.

+ Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá phát sinh và phát triển ở lưu vực sông Đồng Nai và đồng băng sông Cửu Long, thuộc thời đại kim khí.

- Thời Bắc thuộc (179 TCN_ 938):

+ Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: người Việt đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh chồng đồng hoá, bảo vệ bản săc văn hoá dân tộc; đồng thời tiếp biến sáng tạo văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ để phát triên nền văn hoá của mình thêm phong phú, đa dạng.

+ Ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ: cư dân Chăm-pa đã tiếp thu sáng tạo văn hoá Án Độ, tạo nên nền văn hoá đa sắc thái.

+ Ở Nam Bộ: trên cơ sở văn hoá Óc Eo, Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.

- Thời quân chủ độc lập (938 - 1834): văn hoá Việt Nam tiếp tục phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực với ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian. Từ thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây đã du nhập vào Việt Nam và có xu hướng phát triển.

- Thời Pháp thuộc (1884 - 1945): văn hoá Việt Nam có sự tiếp biến văn hoá phương Tây, đặc biệt là văn hoá Pháp trên nhiều lĩnh vực về văn hoá vật chất  và văn hoá xã hội.

- Thời hiện đại (1945 nay): nền văn hoá Việt Nam được định hình trên ba nguyên tắc: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

 

 

 

Trục thời gian thể hiện lịch sử văn hóa Việt Nam

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam, tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc nhóm, áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ sau sau:

- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin trong SGK và nêu đối tượng, phạm vi của của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Lấy ví dụ về một đối tượng của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình từ 1.13 đến 1.16, hãy tóm tắt những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày và ghi vào vở đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- HS tóm tắt nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS các nhóm thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin trong SGK và nêu đối tượng, phạm vi của của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Lấy ví dụ về một đối tượng của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình từ 1.13 đến 1.16, hãy tóm tắt những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.

- GV hướng dẫn HS thảo luận, khai thác tư liệu:

+ Hình 1.13: Trần Hưng Đạo (1231 – 1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn – là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời Trần. Ông đã chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên vào năm 1825 và năm 1288. Khi Trần Hưng Đạo ốm nặng, vua Trần Anh Tông đến và hỏi rằng: Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Trần Hưng Đạo đã trả lời vua: Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

+ Hình 1.14: Lê Quý Đôn (1726 – 1784) là vị quan dưới thời Lê Trung hưng. Ông được coi là nhà bác học với học thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực.

+ Hình 1.15: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà chí sí cách mạng Việt Nam. Năm 1904, ông cùng với các chí sĩ yêu nước khác thành lập tổ chức Duy Tân Hội ở Quảng Nam, chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam độc lập theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Năm 1912, do ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi, ông chủ trương thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội nhưng những hoạt động của tổ chức này cũng không thành công.

+ Hình 1.16: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là người được lựa chọn và truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam, mở ra con đường cách mạng theo khuynh hướng vô sản, góp phần đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đã được phân công để tìm hiểu về:

+ Đối tượng, phạm vi của của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về :

+ Đối tượng, phạm vi của của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi thời kì có những tư tưởng khác nhau để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước nhưng cùng chung một đặc điểm là sức mạnh đoàn kết dân tộc, lấy dân làm gốc và trọng dụng nhân tài.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam

2.1. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng của lịch sử tư tưởng Việt Nam: là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.

- Phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam: tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.

2.2. Khái lược tiến trình lịch sử tưởng Việt Nam

- Thời nguyên thuỷ và thời dựng nước: trong buổi đầu dựng nước, tư duy về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc đã được định hình.

- Thời Bắc thuộc: người Việt tiếp thu những hệ tư tưởng từ bên ngoài như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo từ Trung Hoa và Án Độ,

góp phần tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ.

- Thời quân chủ độc lập:  Nho giáo đóng vai trò là hệ tư tưởng chính trị chính thống, nền tảng của chế độ quân chủ.

- Thời Pháp thuộc: các khuynh hướng tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam, khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện với các đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Thời hiện đại: chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ yếu của xã hội Việt Nam, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam, tóm tắt được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK, quan sát Hình 1.17 để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Giải thích đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam. Lấy ví dụ về một đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.

- Nhiệm vụ 2: Tóm tắt những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày và ghi vào vở đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.

- HS tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 6 nhóm, đọc thông tin trong SGK, quan sát Hình 1.17 để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Giải thích đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam. Lấy ví dụ về một đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.

+ Nhiệm vụ 2: Tóm tắt những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian.

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 1.17: quan sát chân dung Bạch Thái Bưởi kết hợp với thông tin trong mục Em có biết để thấy được chân dung một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp tư sản dân tộc ra đời và nỗ lực vươn lên trong thời kì Pháp thuộc.

 

- GV mở rộng thêm cho HS một số nhân vật khác như: Nguyễn Sơn Hà (1894 – 1980) được coi là ông tổ trong ngành sản xuất sơn của Việt Nam ; Ngô Tử Hạ (1882 – 1973) là nhà tư sản dân tộc trong ngành in và là đại biểu Quốc hội khóa I cao tuổi nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đã được phân công để tìm hiểu về:

+ Đối tượng, phạm vi của của lịch sử xã hội Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch xã hội Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về :

+ Đối tượng, phạm vi của của lịch sử xã hội Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch xã hội Việt Nam trên trục thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam

- Thời nguyên thủy: Tổ chức xã hội chủ yếu trong giai đoạn đầu, thường là tập hợp trong một nhóm gia đình. Theo thời gian, tổ chức xã hội theo hình thức công xã thị tộc dần được xác lập. Xã hội chưa có sự phân hoá thành giai cấp.

- Thời dựng nước: xã hội phân hoá thành các bộ phận chủ yếu quý tộc, nông dân, thợ thủ công, nô tì. Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.

- Thời Bắc thuộc: xã hội có sự phân hoá sâu sắc. Các tầng lớp chủ yếu trong xã hội bao gồm quan lại đô hộ, địa chủ người Hán, hào trường người Việt, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ diễn ra mạnh mẽ.

- Thời quân chủ độc lập: các giai cấp, tầng lớp chủ yêu là quý tộc, quan lại, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Từ thế kỉ XVI, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng tăng, là nguyên nhân dân đến các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Thời Pháp thuộc: xuất hiện những biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuân giai cấp ngày càng gay gắt. Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội đã tạo ra cơ sở xã hội để tiếp thu những tư tưởng mới.

- Thời hiện đại:

+ Thời kì 1945 – 1954: tầng lớp vua quan phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp địa chủ có xu hướng giảm dân về số lượng; giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản

đoàn kết trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

+ Thời kì 1954 – 1975: ở miền Bắc, giai cấp địa chủ và tư sản đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Công nhân, nông dân, binh sĩ, trí thức trở thành những lực lượng làm chủ xã hội; Ở miền Nam, cơ cấu giai cấp trong xã hội về cơ bản không có nhiều thay đổi so với trước năm 1954.

+ Thời kì 1975 1986: ở miền Bắc, cơ cấu giai cấp và quan hệ xã hội về cơ bản không có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Ở miền Nam, cơ cấu giai cấp trong xã hội đã có sự thay đổi căn bản sau khi thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.

+ Thời kì 1986 – nay: Việt Nam bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động lớn đến cơ câu xã hội. Công nhân, nông dân, bình sĩ, trí thức đã xuất hiện thêm các tầng lớp mới.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam, tóm tắt được nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện từng nhiệm vụ học tập sau:

- Nhiệm vụ 1: Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam. Lấy ví dụ về một công trình nghiên cứu về lịch sử kinh tế Việt Nam.

- Nhiệm vụ 2: Bằng kĩ thuật khăn trải bàn, đọc thông tin và quan sát ccs hình từ 1.18 đến 1.21, tóm tắt những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày và ghi vào vở đối tượng của lịch kinh tế Việt Nam.

- HS tóm tắt nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử kinh tế Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.13 để tìm hiểu về đối tượng và phạm vi của lịch sử kinh tế Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về đối tượng và phạm vi của lịch sử kinh tế Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.18 đến 1.21 và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

+ Hình 1.18: Lá đề là loại hình trang trí phổ biến trên mái thuộc kiến trúc thời Lý. Việc sử dụng và kết hợp giữa hình tượng lá đề với rồng hoặc phượng làm đề tài trang trí trên mái kiến trúc hoàng cung thời Lý, Trần không chỉ tạo sự tráng lệ cho kiến trúc, mà ẩn sâu trong đó còn thể hiện và muốn truyền đạt những ý nghĩa về vương quyền, sự yêu trọng Phật giáo, coi Phật giáo là chỗ dựa tinh thần để xây dựng vương triều, xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị của hai vương triều Lý, Trần.

+ Hình 1.19: Pôn Đu-me là người mang đến nhiều thay đổi lớn trong chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Ông chủ trương biến Đông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp và khai thác triệt để tài nguyên nơi đây. Để thực hiện điều này, Pôn Đu-me đã chủ trương kiến thiết hệ thống đường giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy,… ; tăng cường các loại thuế để bóc lột nhân dân ta; nắm độc quyền các loại hàng hóa quan trọng như muối, gạo.

+ Hình 1.20: Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình) là một HTX nông nghiệp được thành lập từ năm 1959, hưởng ứng phong trào thi đua Mỗi người làm việc bằng hai, sản lượng lương thực của HTX đã tăng lên. Năm 1962, Bác Hồ trao tặng danh hiệu Lá cờ đầu trong nông nghiệp cho HTX Đại Phong.

+ Hình 1.21: Một góc đô thị bên sông Sài Gòn thuộc TP Hồ Chí Minh, bao gồm những tòa nhà cao tầng nguy nga, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố đầu tàu kinh tế phía nam của đất nước. Đó là minh chứng cho sự phát triển của đất nước thời kì đổi mới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.18 đến 1.21 để tìm hiểu những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam và thể hiện trên trục thời gian.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam được thể hiện trên trục thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiên nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoạt động kinh tế ban đầu của người Việt khá đơn giản, chủ yếu là săn bắt hái lượm. Trải qua quá trình hình thành và hát triển lâu dài, kinh tế nông nghiệp phát triển với sự xuất hiện của các công cụ lao động bằng sắt giúp năng suất lao động ngày càng tăng. Thủ công nghiệp phát triển với nhiều loại hình thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian. Thương nghiệp phát triển gắn liền với các hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước.

4. Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam

4.1. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam là các hoạt động của con người liên quan đến quá trình sản xuất, trao đôi, phân phối của cải vật chất trên lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử.

- Phạm vi của lịch sử kinh tế Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế đó trong nền kinh tế nói chung.

 

 

 

 

4.2. Khái lược về lịch sử kinh tế Việt Nam

- Thời nguyên thuỷ:

+ Kinh tế ban đầu là săn bắt, hái lượm; công cụ lao động chủ yếu bằng đồ đá.

+ Con người từng bước biết đến kĩ thuật luyện kim, trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải,... Sản phẩm lao động thời kì này chưa có dư thừa.

- Thời dựng nước:

+ Công cụ bằng đồng, sắt trở nên phổ biến, kinh tế ngày càng phát triển.

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo.

- Thời Bắc thuộc:

+ Xuất hiện những đồn điền, trang trại của người Hán.

+ Nông nghiệp có những tiến bộ như biết dùng phân bón, chiết cành cây,...

+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề như khai mỏ, luyện kim, nghề mộc, đan lát, làm đồ gốm

tráng men, sành sứ, gạch ngói, đường mía,...

+ Thương nghiệp chuyển biến với việc hình thành các tuyến đường buôn bán, có các chợ và trung tâm buôn bán ở các làng, xã, châu, quận.

- Thời quân chủ độc lập: Nhà nước chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi, tổ chức khai hoang, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Thời Pháp thuộc:

+ Phương thức sản xuất TBCN du nhập vào Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuân giai cấp ngày càng gay gắt, tạo ra cơ sở xã hội để tiếp thu những tư tưởng mới.

- Thời hiện đại:

+ Thời kì 1945 – 1954: tầng lớp vua quan phong kiến bị xóa bỏ, giai cấp địa chủ có xu hướng giảm dân về số lượng; giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản

đoàn kết trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

+ Thời kì 1954 – 1975:

·        Ở miền Bắc, giai cấp địa chủ và tư sản đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Công nhân, nông dân, bình sĩ, trí thức trở thành những lực lượng làm chủ xã hội.

·        Ở miền Nam, cơ cấu giai cấp trong xã hội về cơ bản không có nhiều thay đổi so với trước năm 1954.

+ Thời kì 1975 1986:

·        Ở miền Bắc, cơ cấu giải cấp và quan hệ xã hội về cơ bản không có nhiều thay đổi so với thời kì trước.

·        Ở miền Nam, cơ cấu giai cấp trong xã hội đã có sự thay đổi căn bản sau khi thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.

+ Thời kì 1986 – nay: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động lớn đến cơ cấu xã hội. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo, có vai trò và vị thế quan trọng trong đời sông kinh tế, xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về chuyên đề đã học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr.16; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm: Cuốn sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục được trình bày theo cách biên niên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr.16: Đọc đoạn trích dưới đây trong sách Khám định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) và cho biết cuốn sách này được trình bày theo cách nào.

“Ất Mão, năm thứ 4 (1075). (Tống, năm Hi Ninh thứ 8).

Bắt đầu khảo thi học trò bằng ba kì thi.

Tuyển lấy những người mình kinh bác học và thi nho học bằng ba kì thí. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được lựa vào hầu vua học tập. Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy.

Giáp Tí, năm thứ 9 (1084). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 7).

Tháng 6, mùa hạ. Sai Lê Văn Thịnh sang bên Tống, bàn định việc cương giới.

Bấy giờ, bờ cõi giữa nước ta và nhà Tổng chưa được ngã ngũ. Nhà vua sai Binh Bộ thị lang Lê Văn Thịnh sang Tống để hội nghị, nhà Tống trả lại ta 6 huyện và 3 động”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi: Cuốn sách Khám định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) được trình bày theo cách biên niên.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong chuyên đề thông qua bài tập thực hành, vận dụng.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 phần Vận dụng SGK tr.16; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm: HS trình bày 10 sự kiện kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới theo cách biên niên.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn 10 sự kiện kinh tế Việt Nam thời kì Đổi mới và trình bày theo cách biên niên.

- Gv gợi ý cho HS: Ví dụ sự kiện tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước và trình bày theo cách biên niên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số cách trình bày lịch sử truyền thông thông qua ví dụ cụ thể, giải thích được khái niệm thông sử và nêu được nội dung chính của thông sử.

+ Các lĩnh vực của lịch sử, giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sư theo lĩnh vực.

+ Khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Đối tượng của lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam.

+ Nét chính của lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.

- Trả lời câu hỏi 1, 3 phần Luyện tập SGK tr.16.

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 1

CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tham gia vào trò chơi “Nhà sử học thông thái”: giải thích từ khóa (đoán ý đồng đội) và trả lời nhanh 20 câu hỏi trắc nghiệm.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về các lĩnh vực của sử học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học tập của cá nhân, nhóm.
  • Nhân ái: tôn trọng những ý kiến khác biệt, có tinh thần giúp đỡ bạn bè trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập được phân công, có tinh thần trách nhiệm với tập thể trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.

III. NỘI DUNG THỰC HÀNH - TỔ CHỨC TRÒ CHƠI “NHÀ SỬ HỌC THÔNG THÁI”

Phần thi thứ nhất: Đoán ý đồng đội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đoán được các từ khóa được sắp xếp ngẫu nhiên trên màn hình.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán ý đồng đồng đội”; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chuyên đề 1 để tìm được các từ khóa.
  3. Sản phẩm: Các từ khóa đã được tìm.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò HS chơi trò chơi “Đoán ý đồng đồng đội”.

- GV chia lớp thành 4 đội chơi.

- GV hướng dẫn các đội chơi:

+ Cho 5 từ khóa sắp xếp ngẫu nhiên trên màn hình, mỗi đội cử hai người đại diện tham gia trò chơi. Có 4 bộ từ khóa, mỗi đội bốc thăm chọn 1 bộ để chơi.

+ Thể lệ phần thi: Mỗi ngời nhìn lên các từ khóa trên màn hình và gợi ý về từ khóa để bạn cùng chơi đoán. Yêu cầu người gợi ý không được sử dụng từ gợi ý trùng với từ khóa. Thời gian chuẩn bị là 1 phút, thời gian chơi cho mỗi đội là 5 phút.

+ Đội nào đoán đươc nhiều từ khóa nhất là đội chiến thắng.

- GV cho các đội lần lượt bốc thăm các bộ từ khóa để tham gia trò chơi:

Bộ từ khóa thứ nhất

Bộ từ khóa thứ hai

Bộ từ khóa thứ ba

Bộ từ khóa thứ tư

Thông sử.

Lịch sử văn hóa.

Biên soạn lịch sử.

Sử biên niên.

Lịch sử dân tộc.

Sử cương mục.

Biên niên.

Lịch sử kinh tế.

Văn hóa vật chất.

Lịch sử thế giới.

Sử kỉ truyện.

Lịch sử xã hội.

Thông sử.

Tiểu thuyết lịch sử.

Lịch sử tư tưởng.

Biên soạn lịch sử.

Biên niên.

Thông sử.

Lịch sử thế giới.

Văn hóa vật chất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các đội bốc thăm bộ từ khóa.

- GV hướng dẫn HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời lần lượt 4 đội tham gia trò chơi.

- GV yêu cầu các đội chơi còn lại quan sát, theo dõi phần chơi của đội bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên bố đội thắng cuộc và khích lệ HS.

Phần thi thứ hai: Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong chuyên đề 1 – Các lĩnh vực của sử học thông qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
  2. Nội dung: GV yêu cầu các đội chơi đưa ra các câu trả lời nhanh cho các câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 đội chơi.

- GV yêu cầu mỗi đội chơi đưa ra câu trả lời nhanh sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi.

- Đội nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

- GV/ người dẫn chương trình lần lượt đọc câu hỏi cho HS trả lời:

Câu 1. Lịch sử truyền thống được trình bày theo cách thức phổ biến nhất nào?

  1. Lễ hội.
  2. Tác phẩm lịch sử thành văn.
  3. Tiểu thuyết lịch sử.
  4. Lễ hội.

Câu 2. Công trình nghiên cứu lịch sử bao gồm:

  1. Chuyên khảo.
  2. Bài báo.
  3. Luận văn.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Sách Đại Việt sử kí toàn thư được Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu lê biên soạn theo thể loại:

  1. Sử biên niên.
  2. Sử kỉ truyện.
  3. Sử cương mục.
  4. Sử thực lục.

Câu 4. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thông sử:

  1. Thông sử có thể là lịch sử quốc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.
  2. Thông sử là cách trình bày một cách có hệ thống các lĩnh vực văn hóa, xã hội của con người trong quá khứ.
  3. Thông sử thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
  4. Thông sử là cách trình bày một cách toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ.

Câu 5. Lịch sử xã hội nghiên cứu về:

  1. Những thành tựu và giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra.
  2. Hệ thống những quan điểm, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và con người.
  3. Các hoạt động của con người liên quan đến quá trình sản xuất, trao đổi, phân phố của cải, vật chất.
  4. Quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mẫu thuẫn xã hội.

Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử dân tộc?

  1. Lịch sử dân tộc là lịch sử của một quốc gia.
  2. Lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia, dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  3. Lịch sử dân tộc là quá trình riêng lẻ của địa phương, tộc người để tạo thành dân tộc đó.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7. Đối tượng của lịch sử văn hóa Việt Nam là:

  1. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử.
  2. Hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.
  3. Là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.
  4. Là các hoạt động của con người liên qua đến quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất trên lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử.

Câu 8. Phạm vi nghiên cứu của lịch sử xã hội Việt Nam là:

  1. Những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam từ khi con người xuất hiện đến nay.
  2. Tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.
  3. Quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mâu thuẫn xã hội.
  4. Các ngành nghề kinh tế và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế.

Câu 9. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí (An Nam nhất thống chí) là:

  1. Tiểu thuyết lịch sử.
  2. Sử kỉ truyện.
  3. Sử biên niên.
  4. Sử cương mục.

Câu 10. Lịch sử kinh tế Việt Nam trải qua mấy giai đoạn?

  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 11. Lịch sử xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc có điểm gì nổi bật?

  1. Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
  2. Mâu thuẫ xã hội gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự chủ diễn ra mạnh mẽ.
  3. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo, có vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống, xã hội.
  4. Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 12. Các khuynh hướng dân chủ tư sản thời Pháp thuộc xuất hiện với các đại diện tiêu biểu là:

  1. Phan Bội Châu.
  2. Hồ Chí Minh.
  3. Phan Châu Trinh.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử thế giới?

  1. Là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian.
  2. Đơn giản là phép cộng của lịch sử tất cả các quốc gia.
  3. Không giới hạn ở lịch sử của một quốc gia – dân tộc có vai trò nổi bật.
  4. Là sản phẩm của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử.

Câu 14.  Đặc điểm nổi bật của lịch sử văn hóa Việt Nam thời quân chủ độc lập là:

  1. Ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian.
  2. Có sự tiếp biến văn hóa phương Tây.
  3. Tiếp biến sáng tạo văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ để phát triển nền văn hóa của mình.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Hình ảnh Trống đồng Tân Long (còn gọi là Trống Mường) cho thấy:

  1. Đề tài trang trí hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa.
  2. Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và có sự tiếp thu, phát triển văn hóa dân tộc Việt.
  3. Sự cách điệu khác biệt so với Trống đồng Đông Sơn.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm kinh tế ở miền Nam thời kì 1954 – 1975:

  1. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
  2. Kinh tế theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
  3. Phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  4. Sản xuất nhỏ còn khá phổ biến.

Câu 17. Đọc đoạn trích dưới đây trong sách Khám định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) và cho biết cuốn sách này được trình bày theo cách nào.

“Ất Mão, năm thứ 4 (1075). (Tống, năm Hi Ninh thứ 8).

Bắt đầu khảo thi học trò bằng ba kì thi.

Tuyển lấy những người mình kinh bác học và thi nho học bằng ba kì thí. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được lựa vào hầu vua học tập. Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy.

Giáp Tí, năm thứ 9 (1084). (Tống, năm Nguyên Phong thứ 7).

Tháng 6, mùa hạ. Sai Lê Văn Thịnh sang bên Tống, bàn định việc cương giới.

Bấy giờ, bờ cõi giữa nước ta và nhà Tổng chưa được ngã ngũ. Nhà vua sai Binh Bộ thị lang Lê Văn Thịnh sang Tống để hội nghị, nhà Tống trả lại ta 6 huyện và 3 động”.

  1. Sử kí truyện.
  2. Sử biên niên.
  3. Sử thực lục.
  4. Sử cương mục.

Câu 18. Nội dung của Bộ thông sử Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học chủ trì biên soạn trình bày các lĩnh vực trong lịch sử Việt Nam từ:

  1. Thời nguyên thủy đến năm 2000.
  2. Từ thời dựng nước đến năm 2000.
  3. Từ thời nguyên thủy đến năm 2010.
  4. Từ thời dựng nước đến năm 2010.

Câu 19. Lịch sử xã hội Việt Nam thời kì 1954 – 1975 có điểm gì nổi bật?

  1. Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản đoàn kết trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
  2. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo và có vai trò trong xã hội.
  3. Công nhân, nông dân, binh sĩ, trí thức trở thành những lực lượng làm chủ xã hội.
  4. Tầng lớp vua quan phong kiến bị xóa bỏ.

Câu 20. Đâu là tên một bộ thông sử của nước ta?

  1. Đại Việt sử ký toàn thư.
  2. Đại Việt sử ký tiền biên.
  3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học trong chuyên đề 1 – Các lĩnh vực của sử học thông qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các HS của 2 đội chơi giơ tay để giành quyền trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

A

B

D

C

A

C

A

C

 

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

B

A

B

A

B

A

C

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV tuyên bố đội chiến thắng, khích lệ HS.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức trong Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập lịch sử 10 sách cánh diều, giáo án chuyên đề lịch sử 10 cánh diều, giáo án lịch sử chuyên đề 10 sách cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay