Nội dung chính Lịch sử 10 cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khácử sách Lịch sử 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC
- TÌM HIỂU VỀ SỬ HỌC – MÔN KHOA HỌC MANG TÍNH LIÊN NGÀNH
- Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan để phục dựng được hoạt trong quá khứ.
- Muốn miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ quá khứ, nhà sử học không sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó.
à Ví dụ:
+ Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á.
+ Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được di vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào.
+ Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói chung.
- TÌM HIỂU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2.1 SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- Sử học cung cấp tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,...để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.
- Sử học có mối liên hệ gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,...
2.2 CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI SỬ HỌC
- TÌM HIỂU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Nội dung | Sử học đối với các ngành KHNT và công nghệ | Các ngành KHTN và công nghệ đối với Sử học |
Vai trò | Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lí, Hoá học, Thiên văn học,... - Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người. - Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học. | - Có vai trò trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ; cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học (tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu. khái niệm....). - Các lĩnh vực CNTT hỗ trợ quá trình thu thập và xử lí sử liệu, trình bày và tái hiện quá khứ, thực hiện tìm dấu vết của các nền văn minh cổ xưa, tái hiện không gian lịch sử, tái tạo hiện vật lịch sử, đo đạc và thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn, nghiên cứu về nguồn gốc nhân chủng thông qua y - sinh học, giải trình tự gen... |
Lấy VD phân tích | Tác phẩm Lịch sử Toán học giản yếu trang bị cho người đọc những hiểu biết ở các mức độ khác nhau về lịch sử phát triển ngành Toán học trên thế giới, gắn liền với những bối cảnh, điều kiện lịch sử, mốc thời gian, nhân vật lịch sử theo từng giai đoạn, về vai trò của ngành Toán học đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. | - Sử dụng thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ. - Sử dụng các thông tin và phương pháp của Hoá học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật. - Sử dụng những tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử. - Sử dụng công cụ và kĩ thuật máy tính để hỗ trợ cho việc sưu tầm, phân tích số liệu, lựa chọn tài liệu thuận lợi hơn, giúp làm nhẹ công việc, giảm thời gian tính toán của nhà sử học trong quá trình nghiên cứu lịch sử. |