Nội dung chính Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 7: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
- TÌM HIỂU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẮT
- a) Bối cảnh lịch sử
- Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh:
+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
+ Có nguồn tích lũy tư bản, giàu tài nguyên thiên nhiên.
+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào.
+ Hiện tượng "rào đất cướp ruộng" đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp.
+ Sự phát triển ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành này.
=> Đây là những điều kiện thích hợp nhất để ra đời những phát minh đầu tiên về kĩ thuật giữa thế kỉ XVIII.
- b) Những thành tựu cơ bản
- Ngành dệt:
+ Năm 1733: “Con thoi bay” do Giôn Cay phát minh, giúp người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp đôi.
+ Năm 1785: máy dệt chạy bằng hơi nước ra đời bởi Ét-mơn Các-rai, giúp năng suất của thợ dệt tăng lên đến 40 lần.
+ Năm 1769, máy kéo sợi của Ác-rai, sợi kéo đã nhỏ lại và chắc, vải dệt ra đẹp và bền hơn.
+ Phát minh ra máy hơi nước tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
- Ngành luyện kim: Phương pháp luyện kim “pút-đinh” giúp việcluyện quặng được đơn giản hoá, sắt được sản xuất ra nhiều, được dùng để sản xuất máy móc và đồ dùng sinh hoạt.
- Ngành giao thông vận tải (châu Âu và châu Mỹ):
+ Năm 1807: Rô-bớt Phơn-tơn (Mỹ) chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên.
+ Đầu TK XIX: quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra ở Bỉ với trọng tâm là ngành luyện kim (thép), khai mỏ (than đá) và dệt.
- TÌM HIỂU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI
- a) Bối cảnh lịch sử
- Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
- Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học,....đạt được nhiều thành tựu.
- b) Những thành tựu cơ bản
- Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
- Khám phá về điện của Mai-cơn Pha-ra-đây, Tô-mát Ê-đi-xơn, Ni-cô Tét-la là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện, thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
- Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.
- TÌM HIỂU Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT VÀ LẦN THỨ HAI
- a) Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế
- Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động....
- Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
- Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.
- b) Tác động về mặt xã hội, văn hóa
- Tác động tích cực:
+ Về mặt xã hội:
- Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới.
- Hình thành hai giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn giữa hai tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.
- Về mặt văn hóa:
+ Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân phong phú, đa dạng hơn với sự xuất hiện của các phương tiện: điện thoại, ra-đi-ô,...
+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục ngày càng được đẩy mạnh.
- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.