Nội dung chính Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học sách Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC
- TÌM HIỂU VÀ LÍ GIẢI TẠI SAO SỬ HỌC ĐƯỢC COI LÀ MÔN KHOA HỌC CÓ TÍNH LIÊN NGÀNH
- Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành vì:
+ Là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực đời sống của con người trong quá khứ.
+ Trong nghiên cứu cần phải có sự phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực trong quá khứ để hiểu đúng và đầy đủ hơn về lịch sử.
- TÌM HIỂU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
- a) Mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu và là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật,... đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
- Một số bối cảnh, sự kiện lịch sử được đề cập:
+ Đặng Thị Huệ được sủng ái, có quyền hành đứng đầu hậu cung.
+ Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc.
+ Quân Tây Sơn kéo vào thành, vua Lê Chiêu Thống nhiều lần toan tính để khôi phục vương quyền, cử sứ thần sang Trung cầu cứu. Tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến ải Nam để uy hiếp.
+ Quân Tây Sơn đánh Ngọc Hồi và giành thắng lợi; quân Thanh phải rút chạy khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ trốn.
- b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học
- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung, văn học, nghệ thuật nói
riêng lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng lịch sử.
- Ví dụ: Sử học sử dụng tri thức, thành tựu, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học.... để miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên cứu; cung cấp những cứ liệu, cơ sở phương pháp luận vững chắc giúp cho việc phục dựng, đối chiếu, giải thích, so sánh các sự kiện, quá trình, vạch ra những bài học hay quy luật lịch sử.
- TÌM HIỂU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
- a) Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
+ Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên của Sử học: thành tựu của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào; có tác dụng, ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển xã hội; qua đó phản ánh lịch sử xã hội đương thời thế nào?
+ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chính các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để có thể kế thừa thành tựu tri thức, kinh nghiệm của người đi trước, đồng thời tránh lặp lại các sai lâm của các thế hệ đi trước.
- b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học
- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống của con người trong quá khứ.
- Ví dụ:
+ Sử dụng thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
+ Sử dụng các thông tin và phương pháp của Hoá học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật.
+ Sử dụng những tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
+ Sử dụng công cụ và kĩ thuật máy tính để hỗ trợ cho việc sưu tầm, phân tích số liệu, lựa chọn tài liệu thuận lợi hơn, giúp làm nhẹ công việc, giảm thời gian tính toán của nhà sử học trong quá trình nghiên cứu lịch sử.