Nội dung chính Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 14: KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

  1. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
  2. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Do yêu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm nên khối đại đoàn kết dân tộc có từ thời dựng nước Văn Lang- Âu Lạc.

- Được củng cố trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương bắc hơn 1000 năm.

- được xây dựng thông qua nhiều chính sách khác nhau trong thời kỳ phong kiến/quân chủ.

- Từ khi có Đảng CSVN thì khối này ngày càng mở rông, phát triển và củng cố. Trở thành nhân tố quyết định trong việc xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc.

  1. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Đây là cơ sở cho việc hình thành nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên.

- Giúp cha ông ta thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước

  1. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước, xây dựng tổ quốc hiện nay.

- Trong thời đại này, nó có vai trò trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, gìn giữ sự ổn định xã hội…. đặc biệt là ở biên giới và hải đảo.

- Được phát huy trong thiên tai, dịch bệnh.

  1. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HIÊN NAY
  2. Quan điểm của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

 - Quan điểm được thực hiện trên 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng, Tương trợ nhau cùng phát triển. Được khẳng định trong các văn kiện, quát triệt ở toàn đất nước, cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ

  1. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng, miền, địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.

- Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực KT-VH-XH-ANQP, nhưng có những chính sách đặc thù phù hợp cho từng khu vực, dân tộc…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay