Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối ôn tập chương 2: Động học (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Động học (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: ĐỘNG HỌC

 

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

  1. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  2. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
  3. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.

Sao Kim trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 2: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông.

  1. 5 m/s.
  2. 7 m/s.
  3. 1 m/s.
  4. 2 m/s.

Câu 3: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?

  1. 30 s.
  2. 40 s.
  3. 50 s.
  4. 60 s.

Câu 4: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là

  1. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
  2. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
  3. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
  4. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 5: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 60o và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm cao của chuyển động ném. Lấy g=10m/s2

  1. 3,5 m
  2. 4,75 m.
  3. 3,75 m.
  4. 10 m.

Câu 6: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?

  1. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
  2. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
  3. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
  4. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.

Câu 7: Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là gì?

  1. Tốc độ tức thời.
  2. Tốc độ trung bình.
  3. Vận tốc trung bình.
  4. Vận tốc tức thời.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?

  1. Vật chuyển động theo một chiều.
  2. Vật chuyển động thẳng.
  3. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
  4. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.

Câu 9: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

  1. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
  2. B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
  3. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
  4. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.

Câu 10: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là

  1. 26 m.
  2. 16 m.
  3. C. 34 m.
  4. 49 m.

Câu 11: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là

  1. h1= (1/9)h2.
  2. h1= (1/3)h2.
  3. C. h1= 9h2.
  4. h1= 3h2.

Câu 13: Từ cùng một độ cao so với mặt đất và cùng một lúc, viên bi A được thả rơi, còn viên bi B được ném theo phương ngang, Bỏ qua lực cản không khí. Kết luận nào sau đây đúng?

  1. Cả A và B có cùng tốc độ ngay khi chạm đất.
  2. Viên bi A chạm đất trước viên bi B.
  3. C. Viên bi A chạm đất sau viên bi B.
  4. Ngay khi chạm đất tốc độ viên bi A nhỏ hơn viên bi B.

Câu 14: Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của tòa nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó: Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm?

  1. Quãng đường s = 5m; độ dịch chuyển d = 5m (xuống dưới).
  2. Quãng đường s = 5m; độ dịch chuyển d = 5m (lên trên).
  3. Quãng đường s = 55m; độ dịch chuyển d = 5m (xuống dưới).
  4. Quãng đường s = 5m; độ dịch chuyển d = 55m (xuống dưới).

Câu 15: Một ô tô đang chạy với vận tốc v theo phương nằm ngang thì người ngồi trong xe trông thấy giọt mưa rơi tạo thành những vạch làm với phương thẳng đứng một góc . Biết vận tốc rơi của các giọt nước mưa so với mặt đất là 5 m/s. Tính vận tốc của ô tô.

  1. 25m/s.

B.10m/s.

  1. 5 m/s.
  2. 15 m.

Câu 16: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một chiếc xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi ở bảng dưới đây. Dựa vào bảng này để tính vận tốc của xe trong ba giây đầu.

Độ dịch chuyển (m)

1

3

5

7

7

7

Thời gian(s)

0

1

2

3

4

5

  1. -2 m/s
  2. - 2,5 m/s
  3. 2,5m/s
  4. 2 m/s

Câu 17: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.

  1. A. 2s
  2. 3s
  3. 4s
  4. 5s

Câu 18: Một xe ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, xe đi được 12m. Hãy tính quãng đường đi được sau 10s?

  1. 120m
  2. 130m 
  3. 140m
  4. D. 150m

Câu 19: Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 m/s2) bằng

  1. 19,6 m
  2. 29,4 m
  3. C. 57,1 m.
  4. 9,8 m

Câu 20: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20m/s và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi quả bóng được ném từ độ cao nào? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí

  1. A. 45m
  2. 30m
  3. 60m
  4. 90m

Câu 21: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó?

  1. Không đủ dữ kiện để tính.
  2. 100 m.
  3. 50 m.
  4. 50 m.

Câu 22: Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều.Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.

  1. – 3m/s2; 4,56s
  2. 2m/s2; 4s
  3. – 4m/s2; 2,36s
  4. – 5m/s; 5,46s

Câu 23: Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều.Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.

  1. – 3m/s2; 4,56s
  2. 2m/s2; 4s
  3. – 4m/s2; 2,36s
  4. – 5m/s; 5,46s

Câu 24: Trong 1 s cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi tự do (không vận tốc đầu) đi được quãng đường gấp 2 lần quãng đường vật rơi trước đó tính từ lúc thả. Cho g = 10 m/s2. Tốc độ của vật ngay khi sắp chạm đất là

  1. 34,6 m/s.          
  2. 38,2 m/s
  3. C. 23,7 m/s
  4. 26,9 m/s

Câu 25: Ở một đồi cao h0 = 100 m người ta đặt một súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của tòa nhà, gần bức tường AB nhất. Biết tòa nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 100 m. Lấy g = 10 m/s2. Tìm khoảng cách từ chỗ bắn viên đạn chạm đất đến chân tường AB.

  1. A. 11,8 m.
  2. 12,6 m.
  3. 9,6 m.
  4. 14,8 m.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay