Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

A. Dòng điện một chiều.

B. Dòng điện xoay chiều.

C. Máy biến áp.

D. Dòng điện không đổi.

 

Câu 2: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

A. Dòng điện không đổi.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện xoay chiều.

D. Máy biến áp.

 

Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

B. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.

C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.

D. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.

 

Câu 4: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.

B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.

C. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.

 

Câu 5: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

A. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....

B. Đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...

C. Lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....

D. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…

 

Câu 6: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.

C. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

D. Cả 3 đáp án trên.

 

Câu 7: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.

B. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

C. Kiểm tra sức khỏe định kì.

D. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

 

Câu 8: Hoạt động nào đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm.

A. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.

B. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

C. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.

D.  Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.

 

Câu 9: Hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm.

A. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.

B.  Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

C. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.

D. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

 

Câu 10: Cho hình ảnh sau.

 

A. Thao tác cắm phích điện như trong hình là đúng vì tay người thao tác đã để cách xa nguồn điện.

B. Thao tác cắm phích điện như trong hình là sai vì có thể dây bọc lõi điện chỗ cầm bị hở, nguồn điện vẫn đi ra ngoài được, và gây nguy hiểm cho người đang thao tác.

C. Thao tác cắm phích điện như trong hình là đúng nhưng không cần thiết.

D. Thao tác cắm phích điện như trong hình là đúng vì phích cắm đã được cắm vào ổ điện.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

B. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.

C. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.

D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

 

Câu 2: Kí hiệu nào mô tả dụng cụng dễ vỡ?

 

D. Không có kí hiệu nào trong các kí hiệu ở trên.

 

Câu 3: Biển báo sau có ý nghĩa gì?

 

A. Biển báo cấm sử dụng nước.

B. Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.

C. Biển báo cấm lửa.

D. Biển cảnh báo nguy hiểm có điện.

 

Câu 4:  Điều nào sau đây là đúng khi nói về các dụng cụ thủy tinh trong phòng thực hành?

A. Nếu đun nóng dụng cụ thủy tinh ở nhiệt độ quá cao, có thể gây nứt vỡ dụng cụ.

B. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh chịu được nhiệt độ cao nên an toàn trong việc sự dụng để thực hành.

C. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhẹ, mỏng, không chắc chắn nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.

D. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhỏ, đựng được ít sản phẩm nên nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.

 

Câu 5: Tại sao khi sử dụng thiết bị đo điện, phải luôn đặt ở thang đo phù hợp?

A. Vì nếu chọn thang đo quá lớn so với giá trị cần đo sẽ làm cho kết quả đo thiếu chính xác hoặc có thể làm hỏng thiết bị đo.

B. Vì nếu chọn thang đo quá nhỏ so với giá trị cần đo sẽ làm cho kết quả đo thiếu chính xác hoặc có thể làm hỏng thiết bị đo.

C. Vì nếu chọn thang đo quá lớn hoặc quá nhỏ so với giá trị cần đo sẽ làm cho kết quả đo thiếu chính xác hoặc có thể làm hỏng thiết bị đo.

D. Vì nếu dòng điện tăng quá nhanh sẽ gây hư hỏng thiết bị đo. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

A. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.

B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

C. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.

C. Để các kẹp điện gần nhau.

D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

 

Câu 3: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

A. Ampe kế có thể bị chập cháy.

B. Không có vấn đề gì xảy ra.

C. Không hiện kết quả đo.

D. Kết quả thí nghiệm không chính xác.

 

Câu 4: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

A. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.

B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.

C. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…

D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

 

Câu 5: Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm thủy ngân đổ ra ngoài như Hình 2.2. Hành động nào là sai khi đưa ra cách xử lí thủy ngân đổ ra ngoài.

 

 

A. Người dọn dẹp phải sử dụng găng tay và khẩu trang để dọn sạch thủy ngân

B. Nhanh chóng hốt những mảnh thủy tinh vỡ và lấy giấy lau sạch thủy ngân vì cần phải xử lí nhanh, hạn chế thủy ngân bay vào không khí.

C. Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó

D. Tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí.

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)

Câu 1: Thao tác dưới đây không tuôn thủ quy tắc an toàn phòng thực hành vì?

 

A. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

B. Đặt sai vị trí các dụng cụ.

C. Đun dụng cụ sứ trên ngọn lửa đèn cồn dẫn đến nứt vỡ, gây nguy hiểm cho người làm thực hành.

D. B và C đúng.

 

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về cách xử lí khi có đám cháy xảy ra?

A. Nhanh chóng dùng nước để dập tắt đám cháy trong mọi trường hợp.

B. Ngắt toàn bộ hệ thống điện.

C. Không sử dụng C  để dập tắt trên người hoặc kim loại kiềm.

D. Không sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.

 

Câu 3: Quan sát thí nghiệm sau đây, cách tốt nhất để tắt ngọn lửa đèn cồn là?

 

A. Trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn.

B. Để dầu trong đèn cồn bị đốt cháy hết, ngọn lửa đèn cồn sẽ tự tắt

C.  Đậy nắp đèn cồn lại.

D.  Dùng tay hoặc vật dụng nào đó như giấy hoặc quyển vở, quạt tắt ngọn lửa đèn cồn.

 

Câu 4: Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này?

A. Sử dụng quá công suất của thiết bị ⇒ làm tổn hao điện năng, giảm tuổi thọ của thiết bị.

B. Đặt nút điều chỉnh điện áp ở mức cao ngay lập tức mà không tăng dần từ thấp nhất đến cao.

C. Điện áp đưa vào cao hơn điện áp cho phép ghi trên thiết bị.

D. Tất cả các phương án trên

 

Câu 5: Quan sát bộ thiết bị thí nghiệm dưới đây và cho biết khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

A. Đèn chiếu sáng ->Tránh rơi, vỡ, để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ.

B. Có thể để đèn ở bất kì đâu, kể cả nơi ẩm thấp vì đèn được làm bằng thủy tinh rất dễ bảo quản.

C. Khi làm thực hành xong, cần để y nguyên vị trí các thiết bị như ban đầu.

D. Khi làm thực hành xong, cần tháo các thiết bị đi rửa sạch với nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay