Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối ôn tập chương 3: Động lực học (từ bài 13 - bài 16) (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Động lực học (từ bài 13 - bài 16) (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC

 

Câu 1: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần

  1. Cùng phương, cùng chiều.
  2. Cùng phương, ngược chiều.
  3. Vuông góc với nhau.
  4. Hợp với nhau một góc khác không.

Câu 2: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng .

  1. 38,5 N.
  2. 38 N.
  3. 24,5 N.
  4. 34,5 N.

Câu 3: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024

  1. 14,46 m/s.
  2. 143,96 m/s.
  3. 50,25 m/s.
  4. 35,17 m/s.

Câu 4: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng

  1. 15 N.
  2. 10 N.
  3. 1,0 N.
  4. 5,0 N.

Câu 5: Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là

  1. 4,8 cm.
  2. 1,2 cm.
  3. 3,6 cm.
  4. 2,4 cm.

Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng.

  1. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
  2. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
  3. C. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
  4. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

Câu 7: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

  1. A. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó
  2. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành
  3. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  4. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

Câu 8: Chọn đáp án đúng:

  1. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
  2. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật
  3. C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  4. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:

  1. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  2. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
  3. C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
  4. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 10: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?

  1. Phương thẳng đứng.
  2. Chiều từ trên xuống dưới.
  3. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
  4. D. Cả A, B, C.

Câu 11: Lực ma sát trượt

  1. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
  2. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
  3. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
  4. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Câu 12: Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó

  1. làm chậm tốc độ di chuyển của vật.
  2. làm tăng tốc độ di chuyển của vật.
  3. không ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển.
  4. cả A và B đều sai.

Câu 13: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào?

  1. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì.
  2. Ngả người sang trái.
  3. C. Ngả người sang phải.
  4. Chúi người về phía trước.

 

Câu 14: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

  1. 7 N.
  2. 1 N.
  3. C. 5 N.
  4. 12 N.

Câu 15: Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?

  1. Tàu đi đang trên biển
  2. Quả tạ rơi từ độ cao 10 m trong không khí
  3. Máy bay chuyển động trong không trung
  4. Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung

Câu 16: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

  1. trọng lượng của xe
  2. lực ma sát nhỏ.
  3. C. quán tính của xe
  4. phản lực của mặt đường

Câu 17: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

  1. 7 N.
  2. 22 N.
  3. 20 N.
  4. 13 N.

Câu 18: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

  1. A. 2 N
  2. 4 N
  3. 1 N
  4. 100 N

Câu 19: Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với vận tốc 5 m/s và chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với vận tốc 1m/s. Còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2 m/s. Xác định khối lượng của vật thứ hai.

  1. A. 3 kg
  2. 4 kg
  3. 5 kg
  4. 6 kg

Câu 20: Một vật chịu tác dụng của ba lực như hình vẽ thì cân bằng:

Biết rằng độ lớn của lực F3=40N. Hãy tính độ lớn của lực F1

  1. 80N
  2. 40N
  3. N
  4. D. N

Câu 21: Một vật khối lượng m =3 kg được kéo trượt trên mặt sàn nằm ngang bởi lực   hợp với phương ngang góc 30o. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi chuyển động 5 s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 100 m. Độ lớn của F bằng

  1. 32,5 N.
  2. 25,7 N.
  3. 14,4 N.
  4. 28,6 N.

Câu 22: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024

  1. 14,4 m/s.
  2. 144 m/s.
  3. 50 m/s.
  4. 35 m/s.

Câu 23: Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 300 . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng

  1. T = 43 (N), N = 43 (N).
  2. T = 50 (N), N = 25 (N).
  3. C. T = 25 (N), N = 43 (N).
  4. T = 25 (N), N = 50 (N).

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng?. Một vật có khối lượng 20kg,bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian 10s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 10kg. Để đi được quãng đường s và cũng với lực kéo nói trên, thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?

  1. t/ = 7,07s.
  2. t/ = 12,50s
  3. C. t/ = 12,25s
  4. t/ = 12,95s

Câu 25: Một vật nhỏ S khối lượng m được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh. Vật S bị hút bởi một thanh thủy tinh hữu co nhiễm điện. Lực hút của thanh thủy tinh có phương nằm ngang. Vật S nằm cân bằng khi sợi chỉ làm một góc α với phương thẳng đứng. Tính lực căng của sợi dây. Cho biết : m = 0,5g ; F = 3.10-3 N; lấy g = 10g/s2.

  1. 4,8.10–3N
  2. 6,8.10–3N
  3. C. 5,8.10–3N
  4. 5,6.10–3N

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay