Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT

 

Câu 1: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.10N, thực hiện công là 15.10J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường

  1. 300 m.
  2. 3000 m.
  3. 1500 m.
  4. 2500 m.

Câu 2: Một máy kéo có công suất 5 kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800 N chuyển động đều được 10 m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện để kéo khúc gỗ đi được đoạn đường trên.

  1. 0,2 s.
  2. 0,4 s.
  3. 0,6 s.
  4. 0,8 s.

Câu 3: Cần cẩu nâng một vật có khối lượng 100 kg lên độ cao 2 m. Tính công mà cần cẩu đã thực hiện. Lấy g = 9,8 m/s2.

  1. 200 J.
  2. 1960 J.
  3. 1069 J.
  4. 196 J.

Câu 4: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v= 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 1414 động năng khi vật có độ cao

  1. 16 m.
  2. 5 m.
  3. 4 m.
  4. 20 m.

Câu 5:Một ô tô chạy 100 km với lực kéo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.

  1. 86%
  2. 52%
  3. 40%
  4. 36,23%

Câu 6: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là

  1. AFms=μ.m.g.sinα
  2. AFms=−μ.m.g.cosα
  3. AFms=μ.m.g.sinα.s
  4. AFms=−μ.m.g.cosα.s

Câu 7: Hiệu suất càng cao thì

  1. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
  2. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
  3. năng lượng hao phí càng ít.
  4. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.

Câu 8: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì

  1. động năng đạt giá trị cực đại.
  2. thế năng bằng động năng.
  3. thế năng đạt giá trị cực đại.
  4. cơ năng bằng không.

Câu 9: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường

  1. luôn luôn có trị số dương.
  2. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.
  3. tỷ lệ với khối lượng của vật.
  4. có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 10: Công suất được xác định bằng

  1. giá trị công có khả năng thực hiện.
  2. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
  3. công thực hiện trên đơn vị độ dài.
  4. tích của công và thời gian thực hiện công.

Câu 11: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là F1, F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. F1sinh công dương, F2không sinh công.
  2. F1không sinh công, F2sinh công dương.
  3. Cả hai lực đều sinh công dương.
  4. Cả hai lực đều sinh công âm.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
  2. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
  3. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
  4. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 13: Chọn câu sai:

  1. Công thức tính động năng: Wd= m.v2
  2. Đơn vị động năng là: kg.m/s2
  3. Đơn vị động năng là đơn vị công.
  4. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 14: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

  1. thế năng của người giảm và động năng không đổi.
  2. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.
  3. thế năng của người tăng và động năng tăng.
  4. thế năng của người giảm và động năng tăng.

Câu 15: Động cơ xăng của ô tô có hiệu suất là 27%. Điều này có nghĩa là chỉ 27% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của ô tô được sử dụng để ô tô chuyển động (sinh công thắng lực ma sát). Biết một lít xăng dự trữ năng lượng 30 MJ. Năng lượng trong 1 lít xăng mà ô tô sử dụng được để chuyển động là bao nhiêu MJ?

  1. 8,0 MJ
  2. 8,1 MJ
  3. 11,1 MJ
  4. 111 MJ

Câu 16: Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg trên chiếc xe băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh nhân và xe băng ca chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang với gia tốc không đổi là 0,55 m/s2 (Hình 23.3). Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn.

Tính công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng ca chuyển động được 1,9m.

  1. 175,2 J.
  2. 129,3 J.
  3. 298,5 J.
  4. 109,7 J.

Câu 17: Một bạn học sinh có khối lượng 50 kg đi lên một câu thang gồm 20 bậc cao 15 cm, dài 20 cm. Tính công tối thiểu mà bạn ấy phải thực hiện. Coi lực mà học sinh tác dụng lên mỗi bậc thang là không đổi trong quá trình di chuyển. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2.

  1. 1500 J
  2. 2000 J
  3. 2500 J
  4. 3000 J

Câu 18: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Công suất toàn phần của động cơ là

  1. 8,2 kW.
  2. 6,5 kW.
  3. 82 kW.
  4. 65 kW.

Câu 19: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức hà nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có trọng lượng là 700 N chạy đều hết quãng đường 600 m trong 50 s. Động năng của học viên đó là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 2520 J
  2. 5040 J
  3. 420 J
  4. 840 J

Câu 20: Dòng nước từ đỉnh thác có tốc độ là 5,1 m/s thì rơi tự do xuống chân thác. Biết đỉnh thác cao 5,7 m và lấy g = 9,8 m/s2. Với mỗi kg nước hãy tính thế năng ở đỉnh thác so với chân thác.

  1. 57,21 J.
  2. 55,86 J.
  3. 62,18 J.
  4. 24,29 J.

Câu 21:  Một người ngồi trên xe trượt tuyết (có tổng khối lượng 75 kg) trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh đồi xuống chân đồi dài 100 m, cao 50 m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt tuyết là 0,11. Gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Đến chân đồi, xe còn trượt được một đoạn trên đường nằm ngang thì dừng lại. Tính công của lực ma sát trên đoạn đường này.

  1. 29750 J.
  2. -26910 J.
  3. -29750 J.
  4. 26910 J.

Câu 22: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng mo = 500 g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể. Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.

  1. 90%.
  2. 81,7%.
  3. 76,9%.
  4. 92,2%.

Câu 23: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s thì va chạm vào một vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc. Độ lớn vận tốc ngay sau va chạm đó là:

  1. 1 m/s.
  2. 0,5 m/s.
  3. 0,25 m/s.
  4. 0,75 m/s.

Câu 24: Vật nặng của một cơn lắc đơn được kéo lên đến độ cao 15 cm so với vị trí cân bằng rồi buông nhẹ. Trong suốt quá trình vật chuyên động, dây treo không bị co giãn. Bỏ qua mọi ma sát và khối lượng của dây treo. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc của vật nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng.

  1. 1,456 m/s.
  2. 1,715 m/s.
  3. 1,937 m/s.
  4. 2,193 m/s.

Câu 25: Một vận động viên nhảy dù có khối lượng 70 kg thực hiện động tác nhảy dù từ độ cao 500 m so với mặt đất. Sau một đoạn đường rơi tự do thì vận động viên bật dù và tiếp đất với vận tốc 8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.

Tính công của lực cản của không khí.

  1. 737180J.
  2. -287103J.
  3. 340760J.
  4. -340760J.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay