Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Năng lượng, công, công suất (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT

 

Câu 1: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là

  1. 2,5 J.
  2. – 2,5 J.
  3. 0.
  4. 5 J.

Câu 2: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là

  1. 230,5 W.
  2. 250 W.
  3. 180,5 W.
  4. 115,25 W.

Câu 3: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

  1. tăng lên 2 lần.
  2. tăng lên 8 lần.
  3. giảm đi 2 lần.
  4. giảm đi 8 lần.

Câu 4: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng

  1. -1500 J.
  2. -875 J.
  3. -1925 J.
  4. -3125 J.

Câu 5:Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm là 70%. Lấy g = 10 m/s2. Biết khối lượng riêng của nước là D = 10(kg/m3). Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng

QUẢNG CÁO

  1. 1500 kJ.
  2. 3875 kJ.
  3. 1890 kJ.
  4. 7714 kJ.

Câu 6: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

  1. Cơ năng.
  2. Hóa năng.
  3. Nhiệt năng.
  4. Nhiệt lượng.

Câu 7: Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất là

  1. P =  .
  2. P =  .
  3. P =  .
  4. P =  .

Câu 8: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  1. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
  2. Lực vuông góc với vận tốc vật.
  3. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
  4. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

Câu 9: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì

  1. Động năng tăng, thế năng tăng
  2. Động năng tăng, thế năng giảm
  3. Động năng giảm, thế năng giảm
  4. Động năng giảm, thế năng tang

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?

  1. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
  2. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
  3. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
  4. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.

Câu 11: Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10 m/s2.

  1. 3800 (J).
  2. 2800 (J).
  3. 4800 (J).
  4. 6800 (J).

Câu 12: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

  1. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
  2. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
  3. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
  4. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Công suất của máy được đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công đó.
  2. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
  3. Hiệu suất của một máy được đo bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.
  4. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 14: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát.

  1. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
  2. Độ biến thiên cơ năng bằng công của lực ma sát.
  3. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
  4. Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.

Câu 15: Tính lực trung bình tác dụng lên ô tô khối lượng 1 050 kg khi vận tốc của nó thay đổi từ 0 đến 12,0 m/s trong thời gian 10,0 s.

  1. 1,26.103 N.
  2. 1,72.103 N.
  3. 1,16.103 N.
  4. 1,35.103 N.

Câu 16: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thanh máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s2)?

  1. 35520 W.
  2. 64920 W.
  3. 55560 W.
  4. 32460 W.

Câu 17: Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc α=30o, để đẩy vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 15,0 m với vận tốc không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,30; thành phần thẳng đứng của lực F hướng từ trên xuống dưới, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Công của lực ma sát là

A.0.

  1. 2663 J.
  2. – 2663 J.
  3. 1293 J.

Câu 18: Một vận động viên nhảy dù có khối lượng 70 kg thực hiện động tác nhảy dù từ độ cao 500 m so với mặt đất. Sau một đoạn đường rơi tự do thì vận động viên bật dù và tiếp đất với vận tốc 8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thế năng của vận động viên so với mặt đất trước khi nhảy dù.

  1. 173927J.
  2. 283618J.
  3. 651938J.
  4. 343000J.

Câu 19: Một vận động viên nhào lộn thực hiện động tác nhảy từ mặt lưới bật ở độ cao 1,2m so với mặt đất. Vận động viên này đạt độ cao 4,8 m rồi rơi trở xuống. Tìm vận tốc của vận động viên này khi rời bề mặt lưới bật. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.

  1. 9,2 m/s.
  2. 6,34 m/s.
  3. 7,25 m/s.
  4. 8,4 m/s.

Câu 20: Một máy bay nhỏ có khối lượng 690 kg đang chạy trên đường băng đề cất cánh với động năng 25.103 J.

Khi bắt đầu cất cánh, tốc độ máy bay tăng gấp 3 lần giá trị trên. Tính động năng của máy bay khi đó.

  1. 382739,27 J.
  2. 182038,14 J.
  3. 224336,25 J.
  4. 129034,24 J.

Câu 21: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng mo = 500 g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể. Tính hiệu suất cực đại của quá trình múc nước.

  1. 90%.
  2. 80%.
  3. 76%.
  4. 69%.

Câu 22: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng mo = 500 g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể. Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.

  1. 90%.
  2. 81,7%.
  3. 76,9%.
  4. 92,2%.

Câu 23: Một người sử dụng đòn bẩy để nâng một tảng đá trọng lượng 600 N lên bằng cách tác dụng một lực 200 N vào một đầu đòn bẩy làm cho đầu đòn bẩy này dịch chuyển 80 cm (Hình 27.3a).

Tảng đá dịch chuyển một đoạn 25 cm. Tính hiệu suất của đòn bẩy.

  1. 83,74%
  2. 37,68%.
  3. 81,27%.
  4. 93,75%.

Câu 24: Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn (Hình 26.2). Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của quả bóng khi nó chạm mặt sàn.

  1. 6,31 m/s.
  2. 5,97 m/s.
  3. 6,34 m/s.
  4. 8,23 m/s.

Câu 25: Một em bé có khối lượng 4,2 kg đang nằm trên giường có độ cao 40 cm so với mặt sàn thì được bố bế lên đến độ cao 1,5 m so với mặt sàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Tính công tối thiểu mà người bố đã thực hiện.

  1. 42,7 J.
  2. 45,3 J.
  3. 31,9 J.
  4. 23,5 J.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay