Kênh giáo viên » Công nghệ 12 » Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ (Định hướng Nông nghiệp). Theo đó, bộ tài liệu được áp dụng chung cho ba bộ sách hiện hành: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Cấu trúc tài liệu gồm: Kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi trắc nghiệm (nhiều đáp án lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn). Đây là tài liệu hữu ích để học sinh có thể củng cố và ôn luyện. Mời thầy cô cùng tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

Phần trình bày nội dung giáo án

PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

1. Vai trò của lâm nghiệp

Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống

Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường

- Cung cấp gỗ cho một số ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội.

- Cung câp sản phẩm ngoài gỗ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, thủ công mĩ nghệ,...

- Tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị.

- Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng.

- Đem lại những giá trị thẩm mĩ, văn hoá và tinh thần, dịch vụ du lịch và giải trí,...

- Phòng hộ đầu nguồn: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn....

- Phòng hộ ven biển: chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống xâm nhập mặn...

- Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị: làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn,...

- Rừng có vai trò điều hoà khí hậu, là môi trường sống cho nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học,...

 

2. Triển vọng của lâm nghiệp

Về kinh tế - xã hội 

Về môi trường

- Về kinh tế: 

+ Ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế - kĩ thuật hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm và địch vụ đa dạng; góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.

+ Tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp. 100% gỗ và sản phẩm từ gỗ được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lí rừng bền vững. Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ hiện đại, tiên tiến.

+ Tăng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản; tăng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng: ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng.

- Về xã hội:

+ Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng: tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số; góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh; góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

+ Tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025 và 50% năm 2030; số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hoá đạt 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; mức thu nhập của người dân tộc thiếu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước vào năm 2025.

- Rừng được quản lí bền vững, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của nước ta duy trì ở mức từ 42% đến 43%.

- Bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Các hệ sinh thái rừng góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đối khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng. 

 

3. Yêu cầu cơ bản đối với người lao đông của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp

- Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.

- Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp.

- Yêu quý sinh vật và có sở thích làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.

 

II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

1. Hoạt động cơ bản của lâm nghiệp

Quản lí rừng

- Nguyên tắc tổ chức quản lí rừng ở nước ta: nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ; chủ rừng phải thực hiện quản lí rừng bền vững: có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng.

- Các chủ quản lí rừng (chủ rừng), gồm: ban quản lí rừng đặc dụng; ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang: tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Bảo vệ rừng

- Ngăn chặn những tác động tiêu cực của con người đến rừng.

- Phòng chống sâu hại, bệnh hại rừng.

- Phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phát triển rừng

- Trồng mới rừng.

- Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khac.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng.

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.

- Có thể áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác đề tăng diện tích,trữ lượng, chất lượng rừng.

Sử dụng rừng

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử - văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.

- Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; điều hoà khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.

- Cung cấp lâm sản.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng).

- Cung cáp dịch vụ môi trường rừng.

Chế biến và thương mại 

lâm sản

- Chế biến lâm sản là hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cơn người như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đỏ gỗ mĩ nghệ; vật liệu xây dựng; nguyên liệu thô.

- Hoạt động chế biến và thương mại lâm sản là một trong những thế mạnh của chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

 

2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài

Cây lâm nghiệp có chu kì kinh doanh dài dẫn đến tóc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lí, sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.

Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế

- Tái sản xuất tự nhiên: là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ khi cây mẹ gieo hạt tự nhiên, hạt nảy mầm, cây rừng lớn lớn, ra hoa kết quả rồi lại lặp lại quá trình đó. Quá trình tuân thủ theo quy luật sinh học mà không có sự can thiệp của con người.

- Tái sản xuất kinh tế: là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như hoạt động bón phân, làm cỏ, xới đất,…nhằm đáp ứng mục đích của con người. Quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn giữ vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ

Hoạt động cơ bản của sản xuất lâm nghiệp diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm như hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ.

Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn

- Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất nghèo dinh dưỡng và xa khu dân cư,…

- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kèm phát, cơ sở hạ tầng kém phát triển.

 

III. SỰ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG

 

-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------

 

B. CÂU HỎI ÔN TẬP 

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Một trong những vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người là:

A. Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của con người.

B. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

C. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người.

D. Cung cấp lương thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Câu 2. Cung cấp lâm sản, cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là một trong những vai trò qua trọng của:

A. Chăn nuôi.

B. Lâm nghiệp.

C. Trồng trọt.

D. Thủy sản.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản.

B. Tạo công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.

C. Cung cấp nguồn thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi.

D. Là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây là sản phẩm của lâm nghiệp?

A. Cá suối.

B. Lúa nương.

C. Gà đồi.

D. Mật ong rừng.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của lâm nghiệp?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản.

B. Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến syuwax.

C. Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

D. Cung cấp nguồn thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Câu 6. Sản phẩm nào sau đây có nguồn tốc từ lâm nghiệp?

A. Các loại ngô trồng trên nương. 

B. Giấy vở học sinh. 

C. Thịt trâu gác bếp.

D. Phân bón vi sinh vật. 

Câu 7. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ rừng đầu nguồn có vai trò nào sau đây?

A. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

B. Chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn.

C. Chắn sóng, chắn gió bảo vệ dân cư ven biển.

D. Điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi.

Câu 8. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển có vai trò nào sau đây?

A. Bảo tồn các loại thực vật quý hiếm.

B. Chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn.

C. Làm sạch không khí, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

D. Điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi.

Câu 9. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu đô thị và khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Bảo tồn các loại nấm quý hiếm.

B. Giảm thiểu lũ lụt, chống sự xâm nhập của nước mặn.

C. Làm sạch không khí, tạo môi trường sống trong lành cho con người.

D. Chắn sóng, chắn gió, giữ ổn định nguồn nước.

Câu 10. Việc làm nào sau đây có tác dụng điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, rừa trôi?

A. Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.

B. Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị.

C. Giảm diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn.

D. Giảm diện tích rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đối tượng của sản xuất lâm nghiệp?

A. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng ngắn.

B. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.

C. Là những loài động, thực vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng dài.

D. Là sinh vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng ngắn.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đặc trưng của sản xuất lâm nghiệp?

A. Đìa bàn phức tạp, thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất.

B. Địa bàn đồng nhất, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.

C. Địa bàn đồng nhất, thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất.

D. Địa bàn phức tạp, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sản phẩm và lợi ích của sản xuất lâm nghiệp?

A. Sản phẩm ít đa dạng, chỉ có lợi ích kinh tế.

B. Sản phẩm đa dạng, chỉ có lợi ích kinh tế.

C. Sản phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích đặc thù.

D. Sản phẩm ít đa dạng và có nhiều lợi ích đặc thù.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói lợi ích của sản phẩm nông nghiệp?

A. Ưu tiên lợi ích về kinh tế, không cần quan tâm đến các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.

B. Đề cao lợi ích an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, không cần quan tâm đến lợi ích kinh tế.

C. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cần đảm bảo hài hòa lợi ích an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.

D. Gồm lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường; không bao gồm lợi ích quốc phòng, an ninh. 

Câu 15. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tính thời vụ của sản xuất lâm nghiệp?

A. Thường tập trung nhiều vào một số tháng nhất định trong năm.

B. Không có tính thời vụ, hoạt động sản xuất được tiến hành trải đều trong năm.

C. Có tính thời vụ cao, thường tập trung vào các tháng giữa năm.

D. Có tính thời vụ cao, thường tập trung vào các tháng cuối năm.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

A. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.

B. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.

C. Có tính thời vụ cao, thường tập trung vào các tháng mùa mưa.

D. Ngành sản xuất đa dạng, có nhiều lợi ích đặc thù. 

Câu 17. Hoạt động quản lí rừng không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Giao rừng, cho thuê rừng.

B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác.

D. Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Câu 18. Hoạt động giao rừng được hiểu là:

A. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thu tiền sử dụng rừng một lần.

B. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thu tiền sử dụng rừng hằng năm.

C. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và không thu tiền sử dụng rừng.

D. Nhà nước chỉ giao rừng cho các tổ chức, không giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân.

Câu 19. Cho các hoạt động sau:

(1). Quản lí rừng.

(2). Trồng rừng.

(3). Chăm sóc rừng.

(4). Phát triển rừng. 

(5). Sử dụng rừng.

(6). Chế biến và thương mại lâm sản. 

Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản bao gồm:

A. (1), (3), (4), (5).

B. (2), (3), (4), (6).

C. (1), (4), (5), (6).

D. (2), (3), (5), (6).

Câu 20. Các tổ chức, hộ gia đình thuê rừng sản xuất được phép thực hiện các hoạt động như sau:

(1). Sản xuất lâm nghiệp.

(2). Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp.

(3). Kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

(4). Xây dựng nhà xưởng phục vụ chế biến gỗ. 

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3), (4).

Câu 21. Cho các hoạt động sau:

(1). Bảo vệ hệ sinh thái rừng.

(2). Chăm sóc rừng.

(3). Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng.

(4). Phòng và chữa cháy rừng.

(5). Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

 

Các hoạt động bảo vệ rừng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (4), (5).

Câu 22. Cho các hoạt động sau:

(1). Trồng rừng.

(2). Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

(3). Phát triển giống cây lâm nghiệp. 

(4). Phòng và chữa cháy rừng.

(5). Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng.

Các hoạt động phát triển rừng là:

A. (1), (2), (3), (5).

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (4), (5).

Câu 23. Cho các hoạt động sau:

(1). Khai thác lâm sản trong rừng trồng.

(2). Trồng và chăm sóc rừng.

(3). Nghiên cứu khoa học trong các loại rừng.

(4). Sản xuất lâm – nông – ngư nghiệp kết hợp trồng rừng phòng hộ.

(5). Sản xuất lâm – nông – ngư nghiệp kết hợp trồng rừng sản xuất.

Các hoạt động sử dụng rừng là:

A. (1), (2), (3), (5).

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4), (5).

Câu 24. Hoạt động nào sau đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng?

A. Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

B. Lập quy hoạch, kệ hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

C. Nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để sản xuất lâm nghiệp.

D. Tăng cường khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng để phát triển kinh tế. 

 

-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------

 

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1. Một nhóm học sinh khi thực hiện nhiệm vụ “Nêu yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp” đã đưa ra các yêu cầu như sau:

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

B. Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.

C. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác và bảo vệ rừng.

D. Yêu thích các môn học như Ngữ văn, Toán học, tiếng Anh.

A, B, C – Đ; D – S.

Câu 2. Một nhóm học sinh thảo luận về những việc nên làm để hạn chế suy thoái tài nguyên rừng, sau khi thảo luận đã đưa ra các việc nên làm như sau:

A. Giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật để giúp nâng cao sự gắn bó, quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng.

B. Tăng cường khai thác tài nguyên rừng phục vụ phát triển kinh tế.

C. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm.

D. Tăng cường trồng cây công nghiệp và cây đặc sản ở những rừng có nguy cơ bị tàn phá.

A, C – Đ; B, D – S. 

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Công nghệ, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới môn Công nghệ định hướng Nông nghiệp, hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn công nghệ nông nghiệp

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay