Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử. Theo đó, bộ tài liệu được áp dụng chung cho ba bộ sách hiện hành: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Cấu trúc tài liệu gồm: Kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi trắc nghiệm (nhiều phương án lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn). Đây là tài liệu hữu ích để học sinh có thể củng cố và ôn luyện. Mời thầy cô cùng tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC LỊCH SỬ LỚP 12
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. LIÊN HỢP QUỐC
Bối cảnh lịch sử | Quá trình hình thành | Mục tiêu, nguyên tắc và vai trò |
- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy cần phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Nhu cầu xác lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và trật tự sau chiến tranh. | - Ngày 12/6/1941: tại Luân Đôn (Anh), các nước Đồng minh ra bản tuyên bố cùng hợp tác trong cả chiến tranh và hòa bình. - Từ ngày 4/2 đến 11/2/1945: tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc. - Ngày 24/10/1945: các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương. Liên hợp quốc chính thức thành lập. | - Mục tiêu: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. + Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội,… + Trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu chung. - Nguyên tắc: + Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên. + Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. + Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. - Vai trò: + Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. + Thúc đẩy phát triển. + Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội. |
II. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta | |
Bối cảnh lịch sử | Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết: - Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít. - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. |
Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta | Từ ngày 4/2 đến ngày 11/2/1945, tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc. |
Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta | - Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,… giữa hai khối. - Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: + Trật tự hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ. + Sự tan rã của Liên Xô năm 1991 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. |
Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta | - Nguyên nhân: + Chạy đua vũ trang gây tốn kém. + Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập. + Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cách mạng Công nghiệp lần thứ ba. + Sự khủng hoảng rồi tan rã của Liên Xô. - Tác động: + Một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. + Mở ra chiều hướng để giải quyết hòa bình trong các vụ tranh chấp, xung đột. + Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế. + Ảnh hướng đến vấn đề dân tộc bản sắc cộng đồng, tôn giáo,… ở nhiều khu vực, đặc biệt là châu Âu. |
III. TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là:
A. Hội Quốc liên. | B. Đại hội đồng. |
C. khối Đồng minh. | D. khối Hiệp ước. |
Câu 2. Bối cảnh lịch sử nào sau đây dẫn đến sự hình thành Liên hợp quốc?
A. Liên Xô và Mỹ thực hiện Chiến tranh lạnh.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu diễn ra ác liệt.
C. Nhu cầu xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
D. Các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất phân chia phạm vụ ảnh hưởng trên toàn cầu.
Câu 3. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.
D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.
Câu 4. Quá trình hình thành Liên hợp quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1941 đến năm 1943. | B. Từ năm 1941 đến năm 1944. |
C. Từ năm 1941 đến năm 1945. | D. Từ năm 1941 đến năm 1946. |
Câu 5. Đâu là một trong những vai trò mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Cân bằng quyền lực các nước. | B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. |
C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. | D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. |
Câu 6: Sự kiện nào sau đây năm 1941 là cơ sở cho việc hướng tới thành lập Liên hợp quốc?
A. Tại Luân Đôn (Anh), các nước Đồng minh ra bản tuyên bố cam kết cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình.
B. Tại Hội nghị I-an-ta, Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Tại Hội nghị Tê-rê-han (I-ran), nguyên thủ các nước khẳng định quyết tâm thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và an ninh.
D. Tại Mát- xcơ-va, Chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân quốc kêy gọi sớm thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và an ninh.
Câu 7. Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?
A. Tuyên bố Liên hợp quốc. | B. Thành lập khối Liên minh. |
C. Xoá bỏ hệ thống thuộc địa. | D. Chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
Câu 8. Sự kiện nào sau đây đánh dâu việc Liên hợp quốc được thành lập?
A. Tháng 1/1942, đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc.
B. Từ tháng 4 đến tháng 6/1945, đại diện 50 nước thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Ngày 24/10/1945, các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Tháng 2/1945, Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc.
Câu 9. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại:
A. Hội nghị I-an-ta.
| B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
|
C. Hội nghị Bàn Môn Điếm. | D. hội nghị Véc-xai – Oa-sinh-tơn. |
Câu 10. Nội dung nào sau đây là mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Xây dựng một tổ chức Liên hợp quốc vững mạnh về quân sự và thịnh vượng về kinh tế.
B. Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa.
C. Giải quyết thành công vấn đề an sinh, xã hội của từng quốc gia.
D. Liên kết các quốc gia thành các trung tâm kinh tế - văn hóa.
Câu 11. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào?
A. Hiến chương. | B. Hiến pháp. | C. Tuyên ngôn. | D. Hiệp định. |
Câu 12. Liên hợp quốc có vai trò thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế về:
A. Liên minh quân sự.
B. Xây dựng bản sắc văn hóa chung.
C. Thương mại, dịch vụ, du lịch, tình báo.
D. Kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học, kĩ thuật.
Câu 13. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng. | B. Ban thư ký. |
C. Hội đồng bảo an. | D. Tòa án quốc tế. |
Câu 14. Nội dung nào sau đây là vai trò của Liên hợp quốc về bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội?
A. Giảm lãi suất cho vay ở hầu hết các nước phát triển.
B. Tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ.
C. Cải thiện năng lực công nghệ thông tin.
D. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học.
Câu 15. Một trong những cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là:
A. Toà án quốc tế. | B. Tổng thư kí. | C. Ban thư kí. | D. Quỹ nhi đồng. |
Câu 16. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được hình thành trong bối cảnh nào sau đây?
A. Các nước Đồng minh muốn nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ở châu Á và châu Phi.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh tổ chức lại thế giới.
D. Sau Chiến tranh tế giới thứ hai, các nước Đồng minh phân chia quyền lợi.
Câu 17. Tháng 12/1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô), ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã:
A. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Thành lập Hội Quốc liên để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Phi.
Câu 18. Tại Hội nghị I-an-ta, theo thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây, quân đội Liên Xô đóng quân ở khu vực nào sau đây?
A. Miền Tây nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.
B. Miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.
C. Tây Béc-lin, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.
D. Vùng Tây Âu, Tây Béc-lin và các nước Đông Âu.
Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của:
A. Mỹ. | B. Liên Xô. | C. Pháp. | D. Các nước phương Tây. |
Câu 20. Một trong những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc là:
A. Toà án quốc tế. | B. Tổng thư kí. | C. Ban thư kí. | D. Đại hội đồng. |
Câu 21. Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1. “[Năm 1960], Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ
hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
A. Đoạn tư liệu cho thấy đóng góp của Liên Hợp Quốc đối với duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Chỉ có Liên Hợp Quốc mới có thể giúp các nước thuộc địa giành độc lập.
C. Liên hợp quốc là liên minh quân sự trừng trị các nước xâm lược.
D. Đoạn tư liệu cho thấy tính hợp pháp của các cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa.
A, D – Đ; B, C – S.
Câu 2: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật”.
(Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr. 401)
A. Một trong những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh là các quốc gia lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối đầu quân sự trong quan hệ quốc tế đã lỗi thời.
C. Sau Chiến tranh lạnh, các nước nhỏ cần lấy phát triển sức mạnh quân sự làm trọng tâm.
D. Sau Chiến tranh lạnh, một quốc gia muốn phát triển chỉ cần tập trung phát triển kinh tế.
A, B – Đ; C, D – S.
Câu 3: “3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lí;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
A. Các thành viên Liên hợp quốc cam kết từ bỏ vũ lực.
B. Các thành viên Liên hợp quốc không đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
C. Liên hợp quốc công nhận chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của bất kì quốc gia nào.
D. Nguyên tắc của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
B, D – Đ; A, C – S.
Câu 4. “Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2/1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực l-an-ta” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vì thế lực trên cơ sở thoa thuận của Hội nghị l-an-ta)”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)
A. Những quyết định của Hội nghị l-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế.
B. Tác động quan trọng nhất của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô.
C. Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B, D – Đ; A, C – S.
Câu 5. “... Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ - Xô. Chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp theo cách riêng của mình nhằm vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự tại đó”.
(Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp, tháng 12/1989)
A. Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12/1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu quân sự tại châu Âu.
B. Lí do thúc đẩy Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12/1989) là muốn chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12-1989) nhăm mục đích tăng cường hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
D. “Ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới” trong tư liệu trên đề cập đến kỉ nguyên toàn cầu hoá.
B – Đ; A, C, D – S.
Câu 6. “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật”.
(Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr. 401)
A. Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại.
B. Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gôm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đô của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị - quân sự kéo dài giữa hai cường quốc.
D. Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
A, C, D – Đ; A, B – S.
-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới môn Lịch sử, hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử