Kênh giáo viên » Lịch sử 12 » Giáo án ppt kì 2 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ppt kì 2 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

NỘI DUNG CHÍNH:

1. GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 - 1995)

  • Trình bày nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995.
  • Đặc điểm chính trị về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006 là gì?
  •  Đổi mới toàn diện và đồng bộ được thể hiện như thế nào trong nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?
  • Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) chứng tỏ điều gì? 

2. GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, BƯỚC ĐẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (1996 - 2006)

  • Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006.
  •  Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006
  • Đặc điểm kinh tế về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là gì

3. TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ SÂU RỘNG (TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY)

  • Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
  • Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?
  •  Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là gì?

------------------------- Còn tiếp -------------------------

Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

NỘI DUNG CHÍNH:

1. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

  • Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)
  • Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Nêu quá trình ra đời?
  •  Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp nhằm mục đích nào? Nêu ra ý nghĩa của hoạt động đó?
  •   Hãy nêu sự kiện được coi là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này?

2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)

  • Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975).
  • Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985.
  • Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
  • Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pa-ri năm 1973?
  • Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào? Nêu ra lợi ích của sự kết hợp đó?
  •    Việc kí kết hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?

4. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

  • Trình bày các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

CHƯƠNG 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN - HIỆN ĐẠI

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

♦ Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu

- Từ năm 1905 đến năm 1908, Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 du học sinh Việt Nam bí mật xuất dương sang Nhật Bản học khoa học-kĩ thuật và quân sự để về nước khôi phục nền độc lập của Việt Nam. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Duy Tân hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của Việt Nam.

- Tháng 8-1908, thực dân Pháp thương lượng với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những du học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản.

- Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân hội đã đến Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng. Họ nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần từ những nhà yêu nước, nhân dân ở Trung Quốc, Lào, Xiêm.

+ Tại Xiêm, các hội viên đã xây dựng được một căn cứ ở Bạn Thẩm để cùng nhau cày cấy, luyện tập võ nghệ chờ ngày phục quốc.

+ Tại Trung Quốc, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912), cùng các chỉ sĩ Trung Hoa lập “Chấn Hoa Hưng Á” và cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài (Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,...) nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

♦ Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh

- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Tại đây, ông cùng những nhà ái quốc đã thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp để hoạt động và tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.

Câu 2: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước...

+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế như: Điền-Quế Việt liên minh (liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam) và Đông Á đồng minh (gồm một số người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ,...) để hợp sức chống đế quốc.

+ Năm 1911, Phan Bội Châu quyết định về hoạt động ở Trung Quốc.

+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Tại đây, Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,... để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

Câu 3: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh diễn ra chủ yếu ở Pháp với mục đích vận động cải cách cho Việt Nam.

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp tiếp xúc với một số nhóm Việt kiểu, tổ chức, đảng phải tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp... phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh di luận Pháp về tình hình Việt Nam.

+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

Câu 4: Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

Trả lời:

- Trong những năm 1911-1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp.

+ Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá của Pháp và nhiều nước châu Âu.

+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa-một hình thức liên mình của các dân tộc bị áp bức.

+ Trên cương vị Trưởng ban Nghiên cứu về Đông Dương thuộc Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa

- Trong những năm 1923-1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc.

+ Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Tại những diễn đàn này, Nguyễn Ái Quốc trình bày quan điểm về vai trò của cách mạng thuộc địa, về lực lượng cách mạng ở thuộc địa, về quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc với thuộc địa,… Bằng những hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.

+ Từ cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Trong các bài giảng, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải đoàn kết và tập hợp lực lượng quốc tế.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

CHƯƠNG 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

BÀI 14: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời:

♦ Hoàn cảnh đất nước

- Việt Nam là đất nước văn hiến, có lịch sử lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống quý báu và nổi bật như yêu nước, kiên cường, đoàn kết, nhân nghĩa,...

- Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ một quốc gia độc lập, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết.

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến và cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam rơi vào khủng hoảng, bế tắc.

♦ Hoàn cảnh quê hương

- Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống và văn hoá, hiếu học, người dân cần cù, chịu khó. Đây cũng là nơi có nhiều nhà khoa bảng, nhiều sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.

- Các nhà Nho “xứ Nghệ” đương thời đã tiếp xúc với sách báo mới, họ thường bàn luận về các phong trào yêu nước chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai.

♦ Hoàn cảnh gia đình

- Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

+ Bố là ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)-một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

+ Mẹ là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901)-người cần mẫn, nhân hậu, đảm đang; nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

Kết luận: Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập, được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Hồ Chí Minh có sự đồng cảm với người lao động và sớm nhận thức được trách nhiệm đối với nước nhà.

Câu 2: Hãy cho biết hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Trả lời:

- Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa,...

- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

- Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại, Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 3: Hãy cho biết hoàn cảnh quê hương ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Trả lời:

- Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng, người dân chịu khó và cần củ trong lao động. Đây còn là vùng đất của những làn điệu dân ca ví, giặm, là quê hương của nhiều danh nhân.

- Nghệ An cũng là địa phương có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

- Vào đầu thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã dẫn đến hình thành khu công nghiệp Vĩnh - Bến Thuỷ. Từ đó, Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp, buôn bản lớn ở khu vực Bắc miền Trung. Những thanh niên, trí thức yêu nước và giai cấp công nhân có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

Giáo án ppt kì 2 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ppt kì 2 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 12 chân trời sáng tạo, ppt Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay