Kênh giáo viên » Vật lí 12 » Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí. Theo đó, bộ tài liệu được áp dụng chung cho ba bộ sách hiện hành: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Cấu trúc tài liệu gồm: Kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi trắc nghiệm (nhiều phương án lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn). Đây là tài liệu hữu ích để học sinh có thể củng cố và ôn luyện. Mời thầy cô cùng tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí

Phần trình bày nội dung giáo án

PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨC

KIẾN THỨC VẬT LÍ LỚP 12

CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

– Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi.

– Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phần tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học.

– Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản.

– Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc nhau có thể cho biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.

– Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu.

– Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1 °C) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/273,16 của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn).

– Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại.

– Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng. 

– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng bằng dụng cụ thực hành. 

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CỤ THỂ

1. Sự chuyển thể của các chất 

Năm 1955, GS. Jonh McCarthy đưa ra định nghĩa về ngành Trí tuệ nhân tạo là “khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh”. Một năm sau, hội thảo ở Đại học Dartmouth (Mỹ) quy tụ nhiều nhà khoa học máy tính trên thế giới được xem là sự kiện ra đời ngành Trí tuệ nhân tạo. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

1.1. Mô hình động học phân tử và cấu trúc vật chất 

Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất có những nội dung cơ bản sau đây:

  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
  • Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.
  • Giữa các phân tử có lực hút và đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử.

Sử dụng mô hình này có thể giải thích được cấu trúc của các chất rắn, chất lỏng, chất khí và sự chuyển thể.

Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn, không ngừng của các hạt rất nhỏ dưới tác dụng của các phân tử chất lỏng hoặc chất khí.

PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨCKIẾN THỨC VẬT LÍ LỚP 12

Qũy đạo chuyển động của hạt phấn hoa trong nước

Dựa vào các đặc điểm sau đây của phân tử có thể nêu được sơ lược cấu trúc của hầu hết các chất rắn, chất lỏng, chất khí:

  • Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn thì lực liên kết giữa chúng càng yếu.
  • Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh.

Trong chất rắn, các phân tử ở gần nhau, lực tương tác mạnh và mỗi phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Trong chất lỏng, khoảng cách giữa các phân tử xa hơn so với trong chất rắn, lực tương tác yếu hơn so với trong chất rắn và các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được.

Trong chất khí, khoảng cách giữa các phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử không đáng kể nên các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. 

1.2. Sự chuyển thể 

Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

  • Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
  • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hóa hơi (bao gồm bay hơi và sôi). Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ (sự hóa lỏng).

PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨCKIẾN THỨC VẬT LÍ LỚP 12

Sơ đồ các hình thức chuyển thể 

Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử có thể va chạm vào nhau, truyền năng lượng cho nhau. Càng nhận được nhiều năng lượng thì các phân tử chuyển động hỗn loạn càng nhanh, khoảng cách trung bình giữa chúng càng tăng, lực liên kết giữa chúng càng yếu.

  • Khi nóng chảy, các phân tử chất rắn nhận năng lượng sẽ phá vỡ liên kết với một số phân tử xung quanh và trở nên linh động hơn, chất rắn chuyển thành chất lỏng. 
  • Khi hoá hơi, các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng sẽ tách khỏi liên kết với các phân tử khác, thoát khỏi khối chất lỏng và chuyển động tự do. Chất lỏng chuyển thành chất khí.
2. Định luật 1 của nhiệt động lực học 

 

-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------

 

B. CÂU HỎI ÔN TẬP 

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

1. Sự chuyển thể của các chất 

Câu 1. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

B. Các phân tử chuyển động không ngừng.

C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử.

Câu 2. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

A. Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.

B. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.

C. Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó khi ở thể khí.

D. Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.

Câu 3. Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:

A. Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.

B. Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước.

C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống.

D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hoá hơi.

Câu 4. Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

A. thể tích.

B. khối lượng riêng.

C. kích thước của các nguyên tử. 

D. trật tự của các nguyên tử.

Câu 5. Lực liên kết giữa các phân tử

A. là lực hút.

B. là lực đẩy.

C. tuỳ thuộc vào thể của nó, ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí lại là lực đẩy.

D. gồm cả lực hút và lực đẩy.

Câu 6. Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

A. khối lượng riêng.

B. kích thước phân tử (nguyên tử).

C. tốc độ của các phân tử (nguyên tử).

D. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).

Câu 7. Vật chất ở thể rắn

A. thì các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn, không có vị trí cân bằng xác định.

B. có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

C. có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định.

D. có khoảng cách giữa các phân tử khá xa nhau.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mô hình động học phân tử?

A. Vật chất được cấu tạo từ một số lượng rất lớn các phân tử.

B. Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.

C. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

D. Giữa các phân tử chỉ có lực tương tác hút.

Câu 9. Vật chất ở thể lỏng

A. thì các phân tử rất gần nhau, sắp xếp trật tự chặt chẽ tạo thành mạng.

B. rất khó nén.

C. có thể tích và hình dạng xác định.

D. có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Câu 10. Vật chất ở thể khí

A. thì các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng xác định.

B. không có thể tích và hình dạng xác định.

C. có khoảng cách giữa các phân tử rất gần nhau.

D. rất khó nén.

Câu 11. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một cuộn thiếc hàn có khối lượng 800 g nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là

A. 48 800 J.                 B. 4 880 J.                    C. 4,88.107 J.                D. 76 250 J.

Câu 12. Giả thiết rằng rượu ethylic có nhiệt hoá hơi riêng là 0,9.106 J/kg và khối lượng riêng là 0,8 kg/lít. Nhiệt lượng cần thiết để 10 lít rượu ethylic hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là:

A. 7,2.103 J.                 

B. 1,125.105 J.              

C. 7,2.106 J.                  

D. 9.105 J.

Câu 13. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4,00.105 J/kg, của chì là 0,25.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg nhôm ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm nóng chảy được bao nhiêu kilôgam chì?

A. 1,6 kg.                     

B. 1 kg.                         

C. 16 kg.                       

D. 160 kg.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là sự thể hiện của hiện tượng bay hơi của vật chất?

A. Sản xuất muối của các diêm dân.

B. Sử dụng khí gas (R-32) trong các thiết bị làm lạnh của máy điều hoà không khí.

C. Bật quạt sau khi lau sàn nhà.

D. Xuất hiện các giọt nước ở thành ngoài cốc nước giải khát có đá khi để trong không khí.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?

A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.

B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.

C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.

D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử đối với chất khí?

A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

B. Những phân tử này không có cùng khối lượng.

C. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

D. Các phân tử chuyển động nhanh, va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình, tạo áp suất lên thành bình.

Câu 17. Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó.

A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi.

B. Toả nhiệt ra môi trường.

C. Cần cung cấp nhiệt lượng.

D. Xảy ra ở 100 °C.

Câu 18. Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:

A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.

B. Trong không khí có hơi nước.

C. Nước trên da bạn đã bay hơi.

D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.

2. Định luật 1 của nhiệt động lực học 

Câu 1. Nội năng của một vật là

A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. năng lượng nhiệt của vật.

D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 2. Nội năng của một vật phụ thuộc vào

A. nhiệt độ và thể tích của vật.

B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.

C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 3. Khi nội năng của một vật tăng lên thì năng lượng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật cũng tăng lên. Khi đó

A. chỉ có động năng của các phân tử tăng lên.

B. chỉ có thế năng các phân tử tăng lên.

C. động năng của các phân tử chắc chắn tăng lên còn thế năng của chúng có thể thay đổi không đáng kể.

D. động năng và thế năng của các phân tử chắc chắn cùng tăng lên.

Câu 4. Hãy tìm câu sai trong các câu sau: Để làm thay đổi nội năng của một vật, ta

A. cung cấp nhiệt lượng cho vật.

B. thực hiện công nhấc vật lên theo phương vuông góc với mặt đất một đoạn 1 m.

C. cho vật trượt từ độ cao 1 m xuống mặt đất bằng mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 60° so với mặt đất.

D. cho vật truyền nhiệt lượng sang một vật khác có nhiệt độ thấp hơn.

Câu 5. Một bạn học sinh dùng ấm điện cung cấp nhiệt lượng 334 000 J cho 1 kg nước đá ở 0 °C để nó nóng chảy hoàn toàn thành nước lỏng ở 0 °C. Khi đó

A. Nội năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu 334 000 J.

B. Tổng thế năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là 334 000J.

C. Tổng động năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là 334000J.

D. Nhiệt năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu là 334 000 J.

Câu 6. Nội năng của một vật

A. là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật.

C. không phụ thuộc vào thể tích của vật, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

D. phụ thuộc cả thể tích và nhiệt độ của vật.

Câu 7.  Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?

A. U = A + Q.              

B. U = A - Q.                

C. ∆U = A + Q.             

D. ∆U = A - Q.

Câu 8.  Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng của vật không phải do thực hiện công?

A. Mài dao.                                                    

B. Đóng đinh.

C. Khuấy nước.                                               

D. Nung đồng trong lò.

Câu 9. Đặt thanh gỗ A đứng yên, cọ xát thanh gỗ B lên thanh gỗ A thì

A. nhiệt độ thanh gỗ A không đổi, nhiệt độ thanh gỗ B tăng lên.

B. nhiệt độ thanh gỗ A tăng lên, nhiệt độ thanh gỗ B không đổi.

C. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều tăng.

D. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều không đổi.

Câu 10. Một khối khí xác định nhận nhiệt và thực hiện công thì nội năng của nó sẽ

A. tăng.  

B. giảm.

C. không đổi. 

D. Chưa đủ căn cứ để kết luận.

Câu 11. Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí?

A. Nhận công và truyền nhiệt.                       

B. Nhận nhiệt và sinh công.

C. Truyền nhiệt và nội năng giảm.                   

D. Nhận công và nội năng giảm.

Câu 12. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình khối khí được làm lạnh và giữ nguyên thể tích?

A. ∆U = A, A > 0.        

B. ∆U = Q, Q > 0.         

C. ∆U = A, A < 0.         

D. ∆U = Q, Q < 0.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi nội năng của miếng đồng?

A. Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn.

B. Đốt nóng miếng đồng.

C. Làm lạnh miếng đồng.

D. Đưa miếng đồng lên một độ cao nhỏ so với mặt đất.

Câu 14. Truyền cho khối khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J, khối khí nở ra và sinh một công 70 J đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khối khí là

 

-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------

 

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

1. Sự chuyển thể của chất 

Câu 1. Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mỹ của chỗ hàn.

a) Các chỗ đã nứt vỡ được lại gắn được với nhau bằng cách trên vì khi đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa ở chỗ nứt gãy nóng chảy và hòa dính lại với nhau khi nguội đi.

b) Phương pháp hàn nhiệt không dùng được cho các vât liệu kim loại vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại rất cao.

c) Khi quá trình nóng chảy kết thúc, khối nhựa sẽ bị chuyển thành khối lỏng.

d) Khi các phân tử của nhựa nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Câu 2. Người ta tích trữ oxygen (O2) trong các bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn. Các bình oxygen này có thể được sử dụng trong y tế hoặc trong công nghiệp. 6 m3 oxygen ở điều kiện bình thường được nén dưới áp suất lớn để đưa vào trong một bình kín có dung tích chỉ 40 lít.

a) Oxygen trong bình được lưu trữ dưới dạng thể khí.

b) Khi khí oxygen được nén với áp suất cao sẽ có khoảng cách giữa các nguyên tử bị giảm xuống, tương tác giữa các nguyên tử tăng lên nên oxygen sẽ chuyển về thể lỏng.

c) Khi mở van để oxygen thoát ra để sử dụng thì oxygen chuyển từ thể lỏng sang thể khí vì khi gặp môi trường có áp suất bình thường nên nó lập tức hóa hơi tại chỗ van mở và trong ống dẫn khí từ van ra ngoài.

d) Trong điều kiện áp suất bình thường, nhiệt độ sôi của oxygen rất cao (khoảng 1830C).

a. S

b. Đ

c. Đ

d. S

Câu 3. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn loạn không ngừng nên

a) tốc độ của các phân tử không ngừng thay đổi.

b) khoảng cách giữa các phân tử thay đổi không đáng kể.

c) động năng và cả thế năng của các phân tử không ngừng thay đổi.

d) khi nói động năng và thế năng của phân tử thì phải hiểu đó là động năng và thế năng hiệu dụng của các phân tử cấu tạo nên vật.

a. Đ

b. S

c. Đ

d. S

Câu 4. Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.

a) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép có thể gây ô nhiễm môi trường.

b) Cần cung cấp 2,77.105 J cho 1 kg thép để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy.

c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là 2,77.1010­ J.

d) Biết khi đốt hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng tỏa ra là 44.106 J. Lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng 2,77.109 J là 63 kg.

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 5. Một ấm đun nước chứa 500 g nước ở 200C. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,3.106 J/kg. 

a) Nhiệt hóa hơi riêng của nước là nhiệt lượng cần để 1 kg nước chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi.

b) Cần cung cấp 2,3.106 J/kg cho 500 g nước hóa hơi toàn toàn ở 1000C.

c) Trong quá trình sôi, nhiệt độ của nước hầu như không đổi là 1000C.

d) Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 500 g nước này chuyển hóa hoàn toàn thành hơi là 1,65.106 J.

a. Đ

b. S

c. Đ

d. S

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây về sự bay hơi và sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? 

a) Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối chất lỏng 

b) Sự hóa hơi xảy ra ở cả mặt thoáng và trong lòng chất của khối chất lỏng khi chất lỏng sôi 

c) Sự bay hơi diễn ra chỉ ở một số nhiệt độ nhất định 

d) Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ sôi 

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 7. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết, kể từ năm 1800 tới nay. Biến đổi khí hậu làm tăng lượng khí nhà kính từ đó làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn tăng, nhiều diện tích đất sẽ bị ngập nước mặn không còn sử dụng được nữa. 

a) Nguyên nhân chính gây ra tăng nhiệt độ trên trái đất là do các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

b) Để chống biến đổi khí hậu chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng.

c) Nhiệt độ trái đất tăng lên làm cho nước biển giãn nở do nhiệt và một lượng lớn băng tan ở 2 cực, hai yếu tố này sẽ làm dâng mực nước biển.

d) Băng nổi ở mặt nước do khi nhiệt độ giảm dần đến 00C thì thể tích của nước tăng dần.

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

2. Định luật 1 của nhiệt động lực học 

 

-------------------- Vẫn còn tiếp --------------------

 

Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí
Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lí, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới môn Vật lí, hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Vật lí

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay