Trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều Bài 7: em khám phá bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: em khám phá bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 3 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: KHÁM PHÁ BẢN THÂNBÀI 7: EM KHÁM PHÁ BẢN THÂN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: “Khám phá bản thân” là gì?
A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.
C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Điểm mạnh” là gì?
A. Là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy.
B. Là những điểm mà bản thân chưa tốt.
C. Là những điểm vừa tốt, vừa xấu.
D. Là những điểm thiếu sót trong tính cách cần phải sửa.
Câu 3: Đâu không phải là điểm yếu của bản thân?
A. Trung thực, đáng tin cậy.
B. Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh.
C. Dễ nổi nóng và mất bình tĩnh.
D. Tốt bụng, cẩn thận.
Câu 4: Đâu là cách khám phá bản thân?
A. Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không cần hỏi ý kiến người khác.
B. Từ chối tham gia mọi hoạt động ở trường, ở lớp, nơi ở.
C. Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.
D. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ mình.
Câu 5: Nếu như cứ nhút nhát, rụt rè thì có khám phá được bản thân không?
A. Có khám phá được.
B. Nửa khám phá được, nửa không khám phá được.
C. Tất cả các đáp án trên đều sai.
D. Không khám phá được.
Câu 6: Đâu không phải là một trong những bước để khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Tự suy ngẫm về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, sau đó viết ra giấy.
B. Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em.
C. Tự lên kế hoạch thay đổi, không cần tham khảo ý kiến của các bạn xung quanh.
D. So sánh những suy ngẫm của em và đánh giá của các bạn về những điểm mạnh, điểm yếu của em và lên kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Câu 7: Bạn nữ trong bức tranh dưới đây có điểm yếu là gì?
A. Tự tin trước mọi tình huống.
B. Nhút nhát, ngại ngùng không dám phát biểu ý kiến trước mọi người.
C. Hát hay, nhảy giỏi.
D. Thông minh, lanh lợi.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tại sao phải khám phá bản thân?
A. Giúp chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
B. Giúp bản thân ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn.
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Tìm ra điểm mạnh của bản thân sẽ mang lại điều gì?
A. Phát huy và lựa chọn hoạt động phù hợp.
B. Không mang lại điều gì cả.
C. Bản thân ngày càng yếu kém, tụt lùi.
D. Không xác định được hướng đi thích hợp cho bản thân.
Câu 3: Ý nghĩa của việc tìm ra điểm yếu của bản thân là gì?
A. Bản thân cảm thấy mình là giỏi nhất, không có ai là sánh bằng.
B. Bản thân cảm thấy tự tin, biết khắc phục điểm yếu và phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
C. Không mang lại ý nghĩa gì cả.
D. Bản thân cảm thấy buồn, thất vọng vì có quá nhiều điểm yếu.
Câu 4: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng mình có điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa không?
A. Hoàn toàn đồng ý.
B. Nửa đồng ý, nửa không đồng ý.
C. Không đồng ý.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 5: Tự làm lấy việc của mình là làm những việc làm nào sau đây?
A. Chỉ làm những việc mà mình thích.
B. Chỉ làm những việc mà bố mẹ bắt làm.
C. Chỉ làm những việc mà thầy cô bắt làm.
D. Chủ động làm những việc mình có thể tự làm không cần sự giúp đỡ của người khác.
Câu 6: Điểm mạnh, điểm yếu không được bộc lộ và thể hiện ở đâu?
A. Trong hoạt động học tập.
B. Trong nhà vệ sinh.
C. Trong hoạt động năng khiếu nghệ thuật, thể thao.
D. Trong phẩm chất, năng lực cá nhân.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Đối với những việc khó em không tự làm được em sẽ làm gì?
A. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
B. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô.
C. Nhờ sự giúp đỡ của anh chị.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Em sẽ làm gì nếu bạn mình mỗi khi được người khác góp ý thì tỏ ra khó chịu và không quan tâm?
A. Mặc kệ bạn và không đưa ra lời khuyên.
B. Khuyên bạn cần vui vẻ góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân.
C. Trách móc bạn bắt buộc phải lắng nghe ý kiến mọi người.
D. Khuyến khích bạn cứ tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến lời góp ý từ người khác.
Câu 3: Khi bà bị ốm, Phương liền đi mua sữa cho bà uống. Việc làm đó thể hiện?
A. Phương là người quan tâm, chăm sóc ông bà.
B. Phương là người tốt bụng.
C. Phương là người ích kỉ.
D. Phương là người hòa đồng.
Câu 4: Trường em tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn bơi lội, nhưng em lại đá bóng rất tốt. Em sẽ xử lí như thế nào?
A. Em không tham gia.
B. Em đồng ý tham gia.
C. Em không nói gì cả.
D. Em nói ra ưu điểm của bản thân và tới tham dự với mọi người.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Em cảm thấy thế nào sau khi khám phá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Không có cảm nhận gì.
B. Cảm thấy bản thân thay đổi theo hướng tốt đẹp, tích cực hơn.
C. Cảm thấy tồi tệ, buồn chán và không muốn làm gì sau đó.
D. Cảm thấy bình thường, không có gì thay đổi.
Câu 2: Em sẽ làm gì để giúp đỡ một bạn luôn không chịu khám phá bản thân?
A. Không quan tâm vì đó không phải trách nhiệm của mình.
B. Trách móc bạn không chịu khám phá bản thân mà còn phải nhở đền người khác giúp.
C. Động viên, góp ý những điểm mạnh, điểm yếu của bạn để bạn tham khảo thay đổi cho hoàn thiện.
D. Chê bai, khinh thường bạn là đứa không chịu thay đổi.
=> Giáo án đạo đức 3 cánh diều bài 7: Em khám phá bản thân (3 tiết)