Kênh giáo viên » Đạo đức 4 » Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn đạo đức 4 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 4: EM YÊU LAO ĐỘNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Lao động là gì?

  1. Là thực hiện một công việc nào đó.
  2. Là làm giảm bớt khó khăn trong học tập.
  3. Là chia sẻ cho người khác đồ ăn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Biểu hiện của yêu lao động là?

  1. Vệ sinh trường lớp.
  2. Chăm chỉ giúp bố mẹ làm việc nhà.
  3. Giúp ông tưới cây.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Biểu hiện của lười lao động là?

  1. Không chịu giúp mẹ làm việc nhà.
  2. Không tham gia lao động.
  3. Không phụ các bạn quét dọn vệ sinh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hành động thể hiện yêu lao động là?

  1. Chủ động xoá bảng.
  2. Tự giác làm việc nhà.
  3. Chăm chỉ dọn dẹp đồ chơi.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Ngân nga các câu hát trong khi trực nhật lớp có phải yêu lao động hay không?

  1. Không

Câu 6: Em thể hiện tình yêu lao động bằng cách nào?

  1. Quét nhà.
  2. Lau nhà.
  3. Rửa bát.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Vì sao phải yêu lao động?

  1. Lao động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.
  2. Cuộc sống tốt đẹp hơn.
  3. Tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội và giúp phát triển các ngành lao động trong xã hội.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Lợi ích của yêu lao động?

  1. Giúp bản thân khoẻ mạnh.
  2. Tốn thời gian.
  3. Làm bản thân mệt mỏi.
  4. Lao động là vô ích.

Câu 9: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ người nghèo mới phải lao động.
  2. Yêu lao động là đáng chê cười.
  3. Lao động đem lại cho con người niềm vui.
  4. Không cần quý trọng những người yêu lao động.

Câu 10: Chỉ người lớn mới phải lao động đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Yêu lao động có xuất hiện trong 5 điều Bác Hồ dạy không?

  1. Không

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của yêu lao động?

  1. Làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp.
  2. Tích cực tham gia các buổi lao động do lớp, trường hoặc địa phương tổ chức.
  3. Nhờ người khác làm hộ phần việc của mình để đi chơi.
  4. Tự giác làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…là vinh quang”?

  1. Lao động.
  2. Cần cù.
  3. Chăm chỉ.
  4. Giúp đỡ.

Câu 4: Yêu lao động thể hiện qua những hành động nào dưới đây?

  1. Chăm chỉ lau dọn bàn ghế.
  2. Không trực nhật lớp.
  3. Quên không dọn nhà giúp mẹ.
  4. Không tham gia lao động.

Câu 5: Yêu lao động rèn luyện cho ta phẩm chất gì?

  1. Chăm chỉ.
  2. Trách nhiệm.
  3. Tự giác.
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Khi mọi người xung quanh em đang lao động em sẽ làm gì?

  1. Giúp đỡ họ.
  2. Không quan tâm.
  3. Thờ ơ, vô cảm.
  4. Đáp án A, C đúng.

Câu 7: Yêu lao động là chăm chỉ làm việc đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Yêu lao động là hoàn thành công việc đúng tiến độ, không cần ai nhắc nhở.
  2. Lao động là việc của người lớn.
  3. Chỉ lao động khi bản thân mình đang vui.
  4. Yêu lao động làm chúng ta lãng phí thời gian.

Câu 9: Chúng ta cần phê bình, nhắc nhở người lười lao động đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 10: Nếu không lao động, con người sẽ trở thành?

  1. Con người lười biếng.
  2. Người không có giá trị.
  3. Con người nhàm chán.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Lớp An tổ chức trực nhật. An mới làm được một lúc đã chán và không muốn làm nữa. Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?

  1. Em sẽ khuyên An hãy cố gắng, tập trung làm cho xong công việc.
  2. Em sẽ khuyên bạn không được làm như vậy vì đây là trách nhiệm của học sinh.
  3. Em sẽ khuyên An tiếp tục vệ sinh nơi chúng ta sinh sống, học tập để có một môi trường lành mạnh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Ngày chủ nhật, mẹ phân công hai chị em Hoa và Lan cùng làm việc nhà. Chị đã làm xong công việc của mình nhưng em vẫn ngồi chơi. Thấy vậy, chị liền nhắc nhở thì em nói “Em không lau dọn bàn đâu, kệ chị đấy”. Em hãy nhận xét hành động này của người em?

  1. Người em làm như vậy là sai.
  2. Người em đang đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  3. Người em không có tính tự giác trong lao động.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Bin rủ Tin qua nhà chơi điện tử. Nhưng Tin chưa rửa bát và chưa tưới mấy chậu hoa trước sân. Tin phân vân không biết có nên sang nhà Bin ngay bây giờ hay không. Nếu là Tin, em sẽ làm gì?

  1. Ngay lập tức sang nhà Bin chơi.
  2. Đồng ý lời mời của Bin.
  3. Làm xong việc nhà rồi mới đi chơi.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động?

  1. Uống nước nhớ nguồn.
  2. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
  3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  4. Không thầy đố mày làm nên.

Câu 2: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để thể hiện tinh thần yêu lao động?

  1. Chủ động nhận việc khi chưa có ai nhận.
  2. Tích cực tham gia các hoạt động lao động tập thể.
  3. Tự giác làm việc để không ai phải nhắc nhở.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. D

3. D

4. D

5. A

6. D

7. D

8. A

9. C

10. A

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. A

2. C

3. A

4. A

5. D

6. A

7. A

8. A

9. A

10. D

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. D

2. D

3. C

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. B

2. D

Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 150k/học kì - 200k/cả năm

=> Gửi phí xong sẽ nhận đủ tài liệu ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa: trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập đạo đức 4 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay