Giáo án kì 1 đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 2345. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Đạo đức 4 CTST.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 ĐẠO ĐỨC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 1 Người lao động quanh em
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 2 Em biết ơn người lao động
CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 3 Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
CHỦ ĐỀ: YÊU LAO ĐỘNG
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 4 Em yêu lao động
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 5 Em tích cực tham gia lao động
CHỦ ĐỀ: TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
- Giáo án đạo đức 4 Chân trời bài 6 Em tôn trọng tài sản của người khác
=> Xem nhiều hơn: Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Word bài: Em tích cực tham gia lao động
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: EM TÍCH CỰC THAM GIA LAO ĐỘNG (2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết quý trọng người yêu lao động.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác tham gia lao động phù hợp với khả năng của bản thân.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được sự quý trọng người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Quý trọng người yêu lao động.
- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Các hình ảnh minh hoạ tình huống thể hiện lòng biết ơn người lao động.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Dụng cụ : Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
- Sưu tầm những bức ảnh về người yêu lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS sưu tầm những bức ảnh về người yêu lao động. - GV mời 2 – 3 HS xung phong chia sẻ về bức ảnh đã sưu tầm. GV đưa ra một số gợi ý: + Trình bày được nghề nghiệp của người trong tranh. + Lí giải lí do vì sao em chọn bức tranh này. + Nêu các điều em học được từ người yêu lao động ở trong tranh. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học: Người yêu lao động đã góp phần làm cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải quý trọng người yêu lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể, thường ngày. Bài học “Em tích cực tham gia lao động” sẽ giúp các em biết quý trọng người yêu lao động và rèn luyện tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết bạn nào tích cực, tự giác tham gia lao động a. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK tr.25, 26 và đặt câu hỏi: Bạn nào tích cực, tự giác tham gia lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV yêu cầu HS: Kể thêm các biều hiện tích cực, tự giác trong lao động. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tích cực, tự giác tham gia lao động là chủ động làm việc, không ngại khó khăn, không chờ người lớn nhắc nhở. Các em chủ động hoàn thành các nhiệm vụ ở trường, ở nhà và chủ động giúp đỡ gia đình các việc làm vừa sức với bản thân. Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết vì sao phải tích cực, tự giác tham gia lao động. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện Con lừa lười biếng (SGK tr.26) và mời HS đọc diễn cảm lại câu chuyện. - GV đặt câu hỏi và tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bắn tên. - GV phổ biến Cách chơi: Sau khi HS đầu tiên trả lời, HS này có quyền mời một bạn khác để trả lời câu hỏi tiếp theo của GV, liên tục đến khi hết các câu hỏi: + Lúc đầu, con lừa làm việc như thế nào? + Sau khi được ông chủ dạy cho một bài học, con lừa đã thay đổi như thế nào? + Theo em, tự giác, tích cực trong lao động sẽ đem lại điều gì? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa của việc tự giác, tích cực trong lao động: + Tự giác, tích cực lao động mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. + Tự giác, tích cực lao động giúp bản thân tìm được niềm vui trong lao động và được mọi người yêu mến, quý trọng. + Tự giác, tích cực lao động giúp phát triển kĩ năng làm việc cho bản thân. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS đồng tình với những lời nói, việc làm tích cực tham gia lao động; không đồng tình với những lời nói, việc làm thế hiện không tích cực tham gia lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến sau - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.27 cho biết: Nêu nhận xét của em về ý kiến trong các bức ảnh sau? Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó? |
- HS tiến hành sưu tầm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
|
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án đạo đức 2 sách chân trời sáng tạo
- Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐẠO ĐỨC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Powerpoint bài: Em tôn trọng tài sản của người khác
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em từng mượn đồ vật nào từ bạn bè, người thân?
Khi mượn đồ vật của người khác, em cần làm gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Em từng mượn cái chăn, cái gối của bà nội; mượn áo len của chị gái, mượn giỏ hoa của mẹ, mượn bạn bè cái ô,....
- Khi mượn đồ người khác, em cần phải biết giữ gìn và bảo quản chúng cẩn thận.
CHỦ ĐỀ 4: TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
BÀI 6: EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Hoạt động 2:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Hoạt động:
Luyện tập – Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 1:
QUAN SÁT TRANH VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Thảo luận, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
Nêu biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác qua những bức tranh.
GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI
Tranh 1
- Bạn nhỏ biết tôn trọng tài sản của người khác.
- Biểu hiện: Hỏi mượn khi muốn dùng đồ vật của chị.
Tranh 2
- Các bạn nhỏ không tôn trọng tài sản của người khác.
- Biểu hiện: Hái trái cây của hàng xóm mà không xin phép.
Tranh 3
- Bạn nhỏ biết tôn trọng tài sản của người khác.
- Biểu hiện: Nhặt được của rơi đã trả lại cho người làm rơi.
Tranh 4
- Bạn nhỏ không tôn trọng tài sản của người khác.
- Biểu hiện: Tự ý sử dụng và làm hư hại đồ dùng của bạn.
- LÀM VIỆC CÁ NHÂN: Kể thêm một số biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác trong cuộc sống.
- Nhắc nhở khi đồ đạc của ai đó sắp bị rơi hoặc mất.
- Giữ gìn và trả lại tài sản cho bạn khi bạn bỏ quên trên lớp học.
- Không tự ý xem nhật kí của người khác.
HOẠT ĐỘNG 2:
ĐỌC CÂU CHUYỆN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đọc câu chuyện “Chiếc vòng tay” (SHS – tr.30) và trả lời câu hỏi:
- Na cảm thấy như thế nào khi làm vỡ chiếc vòng của Cốm?
- Sau khi nghe lời khuyên của mẹ, Na đã làm gì?
GỢI Ý
CÂU TRẢ LỜI
Na cảm thấy rất buồn và hối hận khi vô ý làm hư hỏng tài sản mình mượn của bạn.
Na chủ động gặp, xin lỗi Cốm và đền cho bạn chiếc vòng tay rất đẹp của mình.
KẾT LUẬN
Chúng ta cần phải tôn trọng tài sản của người khác là vì:
Tài sản của ai cũng là kết quả của lao động khó nhọc mới làm ra được.
Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện sự quan tâm, yêu thương và mang lại nhiều niềm vui cho mình và người xung quanh.
Chúng ta cần phải tôn trọng tài sản của người khác là vì:
Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện đức tính thật thà, trung thực của mỗi người.
Tôn trọng tài sản của người khác cũng thể hiện sự trân quý thành quả lao động.
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án điện tử đạo đức 2 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử đạo đức 3 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án đạo đức 4 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 đạo đức 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án word và điện tử đạo đức 4 kì 1 CTST