Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 chân trời sáng tạo Bài 1: lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH

BÀI 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1961 đến 1965?

A. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

B. Tăng cường xây dựng lực lượng

C. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc

D. Đẩy mạnh đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm khác

Câu 2: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần?

A. 5 thành phần.

B. 4 thành phần.

C. 3 thành phần.

D. 2 thành phần.

Câu 3: Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 19/8.

B. Ngày 22/12.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

Câu 4: Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Cứu quốc quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Quốc dân quân.

D. Cận vệ Đỏ.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1951 đến 1968?

A. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

B. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

C. Góp phần làm thất bại ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

D. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ

Câu 6: Nội dung nào sau đây là thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1969 đến 1973?

A. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

C. Đánh thắng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

D. Góp phần làm phá sản chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế. 

D. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1973 đến 1975?

A. Cùng cả nước dốc sức giải phóng miến Nam, thống nhất đất nước

B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

C. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

D. Đánh thăng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

Câu 9: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

A. Trung thành vô hạn với nhà nước.

B. Trung thành vô hạn với nông dân lao động.

C. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.

D. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.

Câu 10: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 11: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

A. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu.

B. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

C. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động.

D. Quyết chiến, quyết thắng, đánh thắng.

Câu 12: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”?

A. Lê Mã Lương.

B. Phạm Tuân.

C. Nguyễn Viết Xuân.

D. Lý Tự Trọng.

Câu 13: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

A. Chiến đấu quyết liệt với kẻ thù

B. Thực hiện toàn quân với dân một ý chí chiến đấu.

C. Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu

D. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc ra trận.

Câu 14: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/5.

B. Ngày 18/9.

C. Ngày 19/8.

D. Ngày 22/12.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Tận tụy trong công việc

B. Dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu

C. Cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu

D. Cơ động nhanh, chiến đấu rất giỏi, linh hoạt.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

A. Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình

B. Chiến đấu sát cánh bên nhau với lực lượng công an quốc tế.

C. Chiến đấu kiên quyết với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài.

D. Luôn lắng nghe và quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân.

Câu 2: Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào?

A. Toàn diện, trực tiếp về mọi mặt.

B. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.

C. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

D. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt

Câu 3: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của?

A. Hồ Chí Minh.

B. Võ Nguyên Giáp.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Văn Tiến Dũng.

Câu 4: Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là

A. Trung đội Cứu quốc quân III.    

B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.         

C. Đội du kích Bắc Sơn.

D. Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 5: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ?

A. Chiến thắng Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952).

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

C. Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950).

D. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947).

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)?

A. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

B. Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc. 

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Tổng tuyển cử tự do thống nhất hai miền đất nước được thực hiện.

Câu 7: Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm:

A. Lật đổ chế độ kinh tế - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

B. Lật đổ chế độ chính trị cộng sản của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

C. Lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN

D. Lật đổ Đảng lãnh đạo các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Câu 8: Chiến thuật quân sự “tiên phát chế nhân” được hiểu là

A. Chủ động tấn công chặn trước thế mạnh của giặc.

B. Đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt, táo bạo.

C. Phản công khi kẻ địch mệt mỏi, suy yếu.

D. Huy động sức mạnh toàn dân tham gia chống giặc.

Câu 9: Vì sao Nhà Hồ thất bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc của mình?

A. Đầu hàng ngay từ đầu.

B. Vì thiếu người tài lãnh đạo quân đội.

C. Vì đất nước đang trong thời kỳ khó khăn.

D. Không tập hợp được sức mạnh toàn dân.

Câu 10: Chiến lược “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành:

A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố.

B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội.

D. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích.

Câu 11: Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.           

B. Gia Định.             

C. Hà Nội.            

D. Thuận An.

Câu 12: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) là

A. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

B. Hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.

C. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Cuộc tiến công đầu tiến trong kháng chiến chống Pháp là trận:

A. Việt Bắc-1947.     

B. Điện Biên Phủ.     

C. Biên Giới 1950.

D. Tất cả đều sai.

Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng truyền thống của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

B. Toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.

C. Đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo.

D. Lấy lớn chống nhỏ, lấy nhiều địch ít.

Câu 15: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của

A. 31 chiến sĩ

B. 34 chiến sĩ

C. 33 chiến sĩ

D. 32 chiến sĩ

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Anh hùng lực lượng vũ trang nào được nhắc đến trong câu đố dưới đây?

“Anh hùng chiến dịch Đông Khê

Chặt tay mình để tiện bề tiến công”

A. La Văn Cầu.

B. Bế Văn Đàn.

C. Phan Đình Giót.

D. Tô Vĩnh Diện.

Câu 2: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”?

A. Nguyễn Viết Xuân.

B. Phạm Tuân.

C. Lê Mã Lương.

D. Lý Tự Trọng.

Câu 3: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây?

A. Vì nước quên thân, vì dân phục vụ

B. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành

C. Kẻ thù nào cũng đánh thắng

D. Khó khăn nào cũng vượt qua

Câu 4: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây?

A. Phải trung thành với nhiệm vụ chiến đấu được giao

B. Với địch phải kiên quyết, khôn khéo

C. Với địch phải chiến đấu một cách kiên quyết

D. Với công việc phải hoàn thành thật tốt

Câu 5: Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là:

A. Sự phối hợp một cách tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào anh em

B. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam, Lào và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

C. Sự chi viện tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào, Campuchia anh em

D. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam với công an các nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Câu 6: Chiến lược “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành:

A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố.

B. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội.

D. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

Câu 7: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Ai người anh dũng tuyệt vời

Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang:

Ta thà làm quỷ nước Nam,

Làm vương đất Bắc chẳng ham chút nào?”

A. Trần Hưng Đạo.

B. Trần Khánh Dư.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 8: Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

B. Các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. 

C. Thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.

D. Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?

A. Trần Phú.

B. Lê Hồng Phong.

C. Lê Duẩn.

D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 10: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ?

A. Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950).

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

C. Chiến thắng Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952).

D. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947).

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nắm chắc những chố mạnh, chố yếu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng một cuộc tiến công trước để tự vệ. Hành động tiến công tích cực đó đã giáng cho kẻ thù một đòn phủ đầu bất ngờ và tạo ra một thế chiến lược chủ động cho toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước.” Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến thuật quân sự nào của quân dân Đại Việt?

A. “Tiên phát chế nhân”

B. “Vườn không nhà trống”.     

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.                  

D. “Đánh điểm diệt viện”.

Câu 2: Lịch sử Việt Nam ghi nhận mốc thời gian chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất là năm

A. 936.

B. 937.

C. 938.

D. 939.

Câu 3: Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập vào năm 1945 là

A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Vương quốc Campuchia.

C. Cộng hòa Dân chủ Đông Timo.

D. Cộng hòa Singapo.

Câu 4: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là câu trích từ tài liệu nào dưới đây? 

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.      

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.           

C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 5: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 - 1954)?

A. Nhân dân.     

B. Chính nghĩa. 

C. Toàn diện.     

D. Trường kì.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay