Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Dưới đây là giáo án bản word môn quốc phòng an ninh lớp 10 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC,

VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH VÀ CHÁY NỔ

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai và cháy nổ.
  • Nhận diện được một số bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, vật liệu nổ; nguy cơ xảy ra mất an toàn do thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ gây ra.
  • Biết cách phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thực hiện được trách nhiệm công dân trong việc phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ.

 

  1. Phẩm chất
  • Trung thực và có trách nhiệm công dân.
  • Yêu nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
  • Giấy A0.
  • Tranh, ảnh video về các loại bom, mìn, đạn, bệnh bạch hầu và đại dịch Covid-19, cháy nổ theo hình 7.1-7.5 trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và hướng dẫn cho HS bước đầu nhận biết được tác hại của các loại vũ khí trong chiến đấu, từ đó kết nối HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

+ Một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh: bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.

+ Tác hại của các loại vũ khí đó: mang tính sát thương, phá hoại công trình, gây độc cho con người,....

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong chiến tranh, thường sử dụng các loại vũ khí như bom, mìn, súng, đạn,…nhằm sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện kĩ thuật đối phương,….Để hạn chế và tránh bị sát thương, chúng ta cần biết cách nhận dạng, phòng tránh tác hại của các loại vũ khí đó. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. PHÒNG TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

Hoạt động 1: Tác hại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình a-g và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát Hình a-g SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1.

- GV yêu cầu cho HS khái quát và trả lời câu hỏi: Nêu tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.    

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình a-g và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1; trình bày khái quát về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.   

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tác hại

- Phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1:

+ Bom bi quả dứa: có dạng hình trụ, sơn màu vàng, có 6 cánh ở đuôi bom để chỉnh hướng, vỏ được làm bằng kim loại.

   Bom bi quả cam: có hình cầu, sơn màu vàng, trên thân bom được tạo rãnh ngang, dọc

+ Bom bi quả ổi: có hình cầu, sơn màu xám xanh, xung quanh bom có 4 đường gân định hướng, vỏ bằng kim loại.

+ Mìn M14: loại mìn nhỏ, đường kính 56mm, cao 40mm, chủ yếu làm bằng nhựa, nửa trên trơn, nửa dưới có các gờ dọc, mặt trên có mũi tên dập nổi.

+ Mìn M18 A1: vỏ màu ô-liu, hình dáng là một phần của hình trụ, lỗi về phía trước. Vỏ bằng nhựa chứa chất nổ mạnh, có nhồi những viên bi kim loại ở bề mặt lồi, có chân để cắm xuống đất.

+ Đạn cối 81 sát thương: có hình khí động học thon dần về phía đầu và cuối để giảm sức cản của không khí trong quá trình bay.

- Khái quát về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

+ Bom: dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương.

+ Mìn: dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.

+ Đạn: mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương. 

+ Vũ khí hóa học: hủy diệt lớn, tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc cho người, sinh vật, môi trường sinh thái.

+ Vũ khí sinh học: hủy diệt lớn, tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các các loại VSV khác nhau để gây bệnh cho động vật, cây cối, hoa màu.

+ Vũ khí công nghệ cao: có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa.

 Hoạt động 2: Một số biện pháp phòng tránh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số biện pháp và cách phòng tránh tác hại của bom, mìn, đạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 7.2 a, b, c và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số biện pháp và cách phòng tránh tác hại của bom, mìn, đạn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, quan sát Hình 7.2 a, b, c và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung các ảnh ở Hình 7.2.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra, chúng ta cần làm gì?

- GV cử 2 HS ghi tóm tắt lại những biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn lên bảng, hệ thống và phân tích lại từng biện pháp.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Ghi nhớ SGK tr.38, tóm tắt lại tác hại và biện pháp phòng, tránh bom, mìn, đạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 7.2 a, b, c và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về một số biện pháp và cách phòng tránh tác hại của bom, mìn, đạn.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Một số biện pháp phòng tránh

- Nội dung các ảnh ở Hình 7.2:

+ Hình 7.2a: thể hiện việc lợi dụng công sự, trận địa, giao thông hào để tránh sát thương do bom, đạn của đối phương; có thể tiêu diệt được đối phương, bảo vệ mình và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

+ Hình 7.2b: thể hiện pháo cao xạ sẵ sàng đánh trả máy bay ném bom của địch, làm hạn chế và giảm thương vong do quân địch tác chiến bằng không quân.

+ Hình 7.2c: thể hiện việc sử dụng các thiết bị để rà tìm các loại bom mìn, đạn, vật liệu nổ, từ đó có biện pháp xử lí đảm bảo an toàn, làm giảm tác hại do bom mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

- Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra, chúng ta cần:

+ Phòng, tránh bom: tổ chức quan sát, phát hiện sớm và thông báo cho mọi người; ngụy trang, nghi binh lừa địch; làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình, kiến trúc hạ tầng để tránh bom; tổ chức sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom; khắc phục hậu quả sau đánh bom.

+ Phòng, tránh mìn: không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn, không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn; không cưa, đục, tháo gỡ mìn; khi phát hiện mìn, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để biết và xử lí.

+ Phòng, tránh đạn: triệt để lợi dụng địa hình, địa hình và hệ thống công sự, trận địa.

  1. PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH VÀ CHÁY NỔ

Hoạt động 3: Phòng, chống thiên tai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tác hại và biết cách phòng tránh một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số tác hại và biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng theo mẫu:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

 

Thiên tai

 

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS tự đọc nội dung ghi nhớ, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về một số tác hại và biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Phòng, chống thiên tai

Đính kèm bảng Một số biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai phía dưới hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

 

Thiên tai

 

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

Bão

- Gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Gây thiệt hại về vật chất như mất tài sản, hư hỏng công trình, nhưng trệ giao thông,…

- Gây thiệt hại về sản xuất như mất mùa, làm chết gia súc,…

- Gây thiệt hại về môi trường như ô nhiễm môi trường, lũ lụt,….

- Cắt tỉa cây xanh thường xuyên, chuẩn bị chu đáo về lương thực thực phẩm và những chất cần thiết, chằng chống nhà cửa chắc chắn.

- Ở trong nhà kiên cố.

- Chăm sóc người già và trẻ em.

- Không ra khởi trong thời gian có bão.

- Tránh xa ổ điện hoặc dây điện đứt.

- Không trú ẩn dưới gốc cây hay đứng gần cột điện.

Lũ, ngập lụt

- Gây thiệt hại cho người, động vật, cơ sở vật chất.

- Làm phát sinh dịch bệnh, cản trở giao thông.

- Ảnh hưởng tới nguồn nước sạch, nước bị nhiễm mặn.

- Thường xuyên theo dõi thông tin về lũ lụt, chuẩn bị lương thực, nước uống, đèn pin.

- Cắt hết các nguồn điện, di chuyển đến nơi an toàn, sử dụng áo phao hoặc các đồ vật nổi.

-

- Không bơi lội, chơi đùa nơi ngập lụt.

- Không uống nước nới nước lụt, không ăn thức ăn ngâm trong nước.

- Không đến những nơi mất an toàn như gần sông, hay công trình bị sập đổ, không đánh cá, vớt củi ở sông, suối khi có mưa lớn.

Sạt lở đất, đá

- Chôn vùi người, động vật, phá hủy nhà cửa đồ đạc.

 

- Thường xuyên nghe dự báo thời tiết về các đợt mưa lớn, lắng nghe và cảnh giác với bất kì tiếng động không bình thường nào có thể do đất, đá chuyển động gây ra.

- Chú ý để sự thay đổi của nước từ trong thành đục.

- Sẵn sàng rời khỏi nhà, sơ tán đến nơi an toàn.

- Không chặt phá rừng, không đến những nơi dòng chảy sạt lở của đất, khu vực gần cầu cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.

Hạn hán

- Làm cho con người không có nước để sử dụng hằng ngày, dễ gây các bệnh về tiêu chảy và truyền nhiễm, thiếu nước mặn để chăn nuôi và trồng trọt.

- Ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt.

- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để nắm chắc thông tin về hạn hán.

- Sử dụng nước hợp lí và tận dụng tối đa nguồn nước mưa.

- Không xả rác gây ô nhiễm nguồn ngước.

- Không lãng phí nước.

Lốc

- Cuốn theo nhà cửa, đồ vật, người.

- Tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường.

- Không lại gần cửa sổ và đồ thủy tinh.

Dông và sét

- Gây ra lũ quét ở miền núi.

- Phá hủy nhà cửa, cây cối và hệ thống điện.

- Gây ra các đám cháy.

- Nhanh chóng vào nhà, ngồi trên giường, chân không chạm đất, đặt hai tay lên đầu gối và cúi đầu xuống thấp.

- Tránh xa những thứ có thể thu sét.

- Tắt các thiết bị điện.

- Không sử điện thoại cho đến khi hết dông.

- Không cầm vào các đồ vật kim loại.

Mưa đá

- Phá hoại mùa màng, cây cối, nhà cửa.

- Làm người và gia súc bị thương.

- Phải ở trong nhà.

- Nếu ra ngoài, cố gắng che chắn, bảo vệ đầu bằng các loại mũ cứng.

- Không ra khỏi nhà khi chưa hết mưa.

Động đất

- Gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, đê vỡ, hỏa hoạn.

- Gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

- Tránh xa các đồ vật bằng kính và đồ điện.

- Nhanh chóng tránh xa các nhà cao tầng, cây cối, đèn điện,…

- Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, không di chuyển, che miệng nhẹ nhàng để tránh bụi, gõ vào đường ống hoặc tường để cứu hộ có thể tìm ra.

- Không sử dụng thang máy .

- Không để đồ đạc nặng gần cửa ra vào.

 

Xâm ngập mặn

- Gây ảnh hưởng tới khả năng canh tắc của đất và nước  cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

- Điều chỉnh cơ cấu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với dự báo.

- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

- Không sử dụng nước lãng phí.

Hoạt động 4: Phòng, chống dịch bệnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết và thực hiện được một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 7.3, 7.4 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về triệu chứng, biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu và dịch bệnh Covid-19; biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 7.3, 7.4 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh Bạch hầu và dịch Covid-19.

- GV hướng dẫn HS suy nghĩ về biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hành động như thế nào để phòng, chống dịch bệnh.

- GV hướng dẫn HS chốt lại kiến thức và đọc nội dung phần Ghi nhớ.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 7.3, 7.4 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về triệu chứng, biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu và dịch bệnh Covid-19; biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Phòng, chống dịch bệnh

- Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19:

+ Bệnh bạch hầu: viêm họng, khàn giọng, khó thở, ho ông ổng, viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

à Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

·        Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu:

·        Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

·        Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

·        Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

·        Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

+ Dịch Covid-19: sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.

 à Các biện pháp dự phòng:

·        Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly.

·        Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét.

·        Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

·        Cần đeo khẩu trang y tế

- Để phòng, chống dịch bệnh, cần:

+ Thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tới tất cả mọi người.

+ Tiến hành công tác vệ sinh để phòng bệnh truyền nhiễm nơi ở và nơi làm việc.

+ Tổ chức, giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh trong gia đình em.

+ Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng dịch.

+ Khi bùng phát dịch, thực hiện các biện pháp cách li người, khu vực nhiễm bệnh; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.

Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án quốc phòng an ninh kì 1 mới, giáo án quốc phòng an ninh kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án quốc phòng an ninh lớp 10 kì 1 CTST, giáo án môn quốc phòng an ninh kì 1 chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay