Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án an ninh quốc phòng 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 1: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINHBÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 2: Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
A. Phương tiện nào bên phải không vướng.
B. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
C. Phương tiện giao thông đường sắt.
D. đáp án khác
Câu 3: “Người điều khiển giao thông” gồm những thành phần nào?
A. Cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
B. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
C. Người đi trên vỉa hè
D. Đáp án khác
Câu 4: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới đây?
A. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
C. Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
D. Đáp án khác
Câu 5: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
A. 14 tuổi
B. 16 tuổi
C. 18 tuổi
D. 19 tuổi
Câu 6: Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?
A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.
C. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.
D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.
Câu 7: Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
A. Không có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
B. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi không thể nhận biết được.
C. Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật.
D. Người tham gia giao thông bị mất năng lực hành vi nhân sự.
Câu 8: Quy định “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
A. Ngày 01/01/2020
B. Ngày 30/12/2019
C. Ngày 14/06/2019
D. Ngày 20/06/2019
Câu 9: Nồng độ cồn trong cơ thể có thể được xác định bằng các cách nào?
A. Đo nồng độ cồn trong khí thở hoặc trong nước tiểu.
B. Đo nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.
C. Chỉ có thể qua phương pháp đo nồng độ cồn trong khí thở.
D. Đo nồng độ cồn trong máu, trong khí thở hoặc trong nước tiểu.
Câu 10: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới đây?
A. Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
C. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
D. Đáp án khác
Câu 11: Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào dưới đây?
A. Phương tiện giao thông đường sắt.
B. Xe cứu hỏa.
C. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng.
D. Xe cứu thương.
Câu 12: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
A. 5 mét
B. 4 mét
C. 3 mét
D. 2 mét
Câu 13: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
B. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
D. Không cần nhường đường
Câu 14: Người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Khi xe sau có tín hiệu vượt bên phải.
B. Khi vượt xe khác.
C. Khi vượt xe khác tại đoạn đường được phép vượt.
D. Khi xe sau xin vượt và đảm bảo an toàn.
Câu 15: Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
A. Phương tiện nào bên phải không vướng.
B. Phương tiện giao thông đường sắt.
C. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
D. Đáp án khác
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn cần làm gì ?
A. Nhường đường cho xe lên dốc.
B. Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn.
C. Tiếp tục đi vì xe lên dốc phải nhường đường cho mình.
D. Đáp án khác
Câu 2: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?
A. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm³ trở lên.
B. Xe ô tô tải dưới 3,5 tấn, xe chở người đến 9 chỗ ngồi
C. Xe gắn máy có dung tích lanh từ 50cm³ trở xuống.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?
A. Không được phép.
B. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn.
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
D. Đáp án khác
Câu 4: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
B. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?
A. Biển báo hiệu cố định.
B. Biển báo hiệu tạm thời.
C. Không chấp hành biển nào.
D. Đáp án khác
Câu 6: Có mấy loại dải phân cách?
A. Loại cố định;
B. Loại di động;
C. Có 3 loại
D. Cả hai loại trên.
Câu 7: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?
A. Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông
B. Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.
C. Dừng lại trước vạch dừng.
D. Đáp án khác
Câu 8: Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông đường bộ là?
A. Là tốc độ lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
B. Là vận tốc lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
C. Là vận tốc lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
D. Là tốc độ lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
Câu 9: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình;
B. Đi đúng phần đường quy định
C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là?
A. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động an toàn giao thông và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
B. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
C. Là hành vi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
D. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 11: Có mấy dạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 12: Xe cơ giới 2-3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường không?
A. Tuyệt đối không.
B. Được phép;
C. Tuỳ trường hợp;
D. Đáp án khác
Câu 13: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có điều kiện nào sau đây?
A. Đủ tuổi theo qui định của pháp luật.
B. Có giấy Chứng minh nhân dân.
C. Có sức khỏe, đủ tuổi, có giấy phép lái xe theo qui định của Luật giao thông đường bộ, bảo đảm điều khiển xe an toàn.
D. Đã học lái xe.
Câu 14: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?
A. Giấy phép lái xe
B. Chứng nhận đăng kí xe
C. Bảo hiểm dân sự
D. Tất cả những giấy tờ trên
Câu 15: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của?
A. Hệ thống pháp luật hành chính của Đảng.
B. Hệ thống pháp luật hành chính Nhà nước.
C. Hệ thống pháp luật của Bộ Công An
D. Hệ thống pháp luật hành chính của Quốc hội.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường là trách nhiệm của?
A. Nhà trường và sinh viên.
B. Nhà trường.
C. Sinh viên.
D. Không phải trách nhiệm của Nhà trường và sinh viên.
Câu 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:
A. Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
B. Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
C. Chủ thể; Khách thể; Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
D. Chủ thể; Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
Câu 3: Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của tổ chức nào sau đây?
A. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
B. Hoạt động của các cơ chức năng có thẩm quyền theo qui định.
C. Hoạt động toàn xã hội.
D. Hoạt động của Lực lượng vũ trang có thẩm quyền.
Câu 4: Nội dung của đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?
A. Góp phần áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
B. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện.
C. Một nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện.
Câu 5: Người điều khiển xe đạp máy, xe máy điện có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không ?
A. Không phải đội mũ bảo hiểm
B. Phải Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
C. Phải đội mũ bảo hiểm
D. Tùy trường hợp
Câu 6: Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
B. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
C. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
D. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được ưu tiên.
Câu 7: Cho biết ý nghĩa của động tác trong hình ?
A. Động tác báo hiệu cho bên trái dừng lại
B. Động tác báo hiệu cho bên phải được đi
C. Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại
D. Động tác báo hiệu cho bên trái được đi
Câu 8: Cho biết ý nghĩa của động tác trong hình ?
A. Báo hiệu cho bên trái đi chậm lại
B. Báo hiệu cho bên phải đi chậm lại
C. Báo hiệu cho bên trái tăng tốc
D. Báo hiệu cho bên phải tăng tốc
Câu 9: Cho biết ý nghĩa của động tác trong hình ?
A. Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở bên trái phải dừng lại
B. Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở bên phải đều phải dừng lại
C. Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều được đi tiếp
D. Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại
Câu 10: Cho biết ý nghĩa của động tác trong hình ?
A. Khi hai tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi đến tất cả các hướng
B. Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi đến tất cả các hướng
C. Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được di chuyển, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi đến tất cả các hướng
D. Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở mọi hướng phải dừng lại