Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời bản 1 CĐ1 bài 2: Người em yêu quý

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 2: Người em yêu quý. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời bản 1 CĐ1 bài 2: Người em yêu quý
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời bản 1 CĐ1 bài 2: Người em yêu quý

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Hoạt động nào sau đây có thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

A. Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa ăn ngon cho cả gia đình.

B. Chủ động dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ về.

C. Kể những chuyện vui, chuyện cười khi mọi người quây quần bên nhau.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Hoạt động nào không thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

A. Hướng sự quan tâm của mọi người đến những chủ đề vui vẻ.

B. Xin chữ kí của bố mẹ vào bài kiểm tra bị điểm kém.

C. Chia sẻ thành tích học tập, thành tích tốt của bản thân khi cả nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn.

D. Tổ chức sinh nhật bất ngờ cho thành viên trong gia đình.

Câu 3: Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết em có nhận xét về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Quan hệ giữa các thành viên rất tốt, vô cùng vui vẻ.

B. Các thành viên trong gia đình rất gần gũi và thân thiết với nhau.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Thế nào là một gia đình hạnh phúc?

A. Là gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự do phát triển năng lực cá nhân.

B. Là gia đình có đầy đủ ông bà, bố mẹ, anh chị em.

C. Là một gia đình thật giàu có.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Bức tranh biếm hoạ dưới đây mô tả điều gì?

 

A. Một gia đình không hạnh phúc.

B. Người chồng và người vợ đang có mâu thuẫn với nhau.

C. Bầu không khí trong gia đình rất căng thẳng.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Để giữ gìn một gia đình hạnh phúc, chúng ta không nên làm gì?

A. Tranh giành đồ chơi với em.

B. Thường xuyên đi chơi về muộn.

C. Lười biếng, không chăm chỉ học tập.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Hành động nào sau đây có thể góp phần nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình?

A. Mua cho bố mẹ thật nhiều quần áo, giày dép mới.

B. Đầu tư chứng khoán để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ.

C. Cùng nhau ăn cơm mỗi buổi tối.

D. Thường xuyên tụ tập đi chơi cùng bạn bè.

Câu 8: Bầu không khí vui vẻ có tác dụng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình?

A. Giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả.

B. Nâng cao tình cảm gia đình.

C. Tạo động lực để các thành viên cùng nhau tiếp tục cố gắng học tập, làm việc.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Việc thường xuyên duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình có quan trọng không?

A. Có vì gia đình là nền tảng của mỗi con người, chỉ khi gia đình êm ấm chúng ta mới có thể yên tâm học tập, làm việc.

B. Không vì gia đình nào cũng phải có lúc xảy ra mâu thuẫn, qua vài ngày tự nhiên sẽ hết.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Theo em, một gia đình hạnh phúc cần những yếu tố gì?

A. Sự chia sẻ, cảm thông giữa các

B. Tôn trọng lẫn nhau, làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người.

C. Dành thời gian cho nhau.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Điều quan trọng nhất cần phải làm khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn là:

A. Có cách ứng xử đúng đắn và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

B. Học cách tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để phù hợp với nhau hơn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Đối với em, gia đình có ý nghĩa như thế nào?

A. Là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên.

B. Là nơi có ông bà, bố mẹ, người thân, nơi dạy ta cách làm người.

C. Là điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: N là con cả trong một gia đình đông anh em. Hàng ngày ngoài giờ học, N luôn dành thời gian để phụ giúp các công việc nhà, dạy em học bài,... Kể cả khi gia đình xảy ra tranh cãi, N cũng luôn là người đứng ra để hoà giải, giúp không khí bớt căng thẳng. Theo em, N là một người như thế nào?

A. N là một người con hiếu thảo.

B. N có suy nghĩ rất chín chắn, biết quan tâm đến gia đình.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: H là hoa khôi của trường vì thế thường xuyên nhận được rất nhiều lời mời đi chơi, đi ăn của bạn bè. Thời gian H dùng bữa với gia đình rất ít ỏi. Khi bố mẹ nói chuyện về vấn đề này H lại tỏ ra khó chịu, cho rằng bố mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của mình. Theo em, H hành động như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

A. Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng.

B. Nếu tiếp tục có thể dẫn đến những tranh cãi không đáng có.

C. Khiến bố mẹ tức giận, đánh mất hoà khí trong gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Bố và mẹ bạn M xảy ra mâu thuẫn, giận nhau gần một tuần nay. Anh em M cũng vì thế mà thường xuyên phải ăn cơm một mình. M tỏ ra rất khó chịu, quyết định sang nhà G – bạn thân của M ở nhờ một thời gian. Theo em, hành động của M là đúng hay sai?

A. Đúng vì M làm như vậy bố mẹ sẽ lo lắng, không cãi nhau nữa để tập trung đi tìm M.

B. Sai vì hành động của M không những ảnh hưởng đến gia đình, khiến bố mẹ lo lắng mà còn gây nhiều phiền phức không đáng có cho gia đình G.

Câu 7: Đâu là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

A. Biếu ông bà loại trà mà ông bà thích uống.

B. Chủ động nấu những món ăn mẹ thích.

C. Cùng bố xem các bộ phim tư liệu, phim lịch sử.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Đâu không phải là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

A. Tranh giành ti vi với em trai để xem chương trình mà mình yêu thích.

B. Tiết kiệm tiền đưa gia đình đi du lịch.

C. Mua chiếc váy mà mẹ đã thích từ rất lâu để làm quà sinh nhật.

D. Đưa đón ông bà đi tập dưỡng sinh.

Câu 9: Việc thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

A. Giúp mọi người quan tâm, hiểu nhau hơn.

B. Giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít.

C. Khiến mọi người dần trở nên xa cách.

D. Tất cả các phương án trên.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Chúng ta nên làm gì khi giữa anh chị em có sự bất đồng về các công việc trong gia đình?

A. Nói chuyện thoải mái, không cần kiềm chế cảm xúc.

B. Phân việc nhà rõ ràng hơn, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

C. Phàn nàn về nhau với bố mẹ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 2: Hành động nào sau đây không nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con?

A. Đứng về phía của bố hoặc mẹ để tranh luận.

B. Cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ.

C. Tự giác hoàn thành công việc.

D. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay