Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 6_Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6_Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: HÌNH KHỐI TRONG KHÔNG GIAN

BÀI 6: MẪU VẬT DẠNG KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Để diễn tả hình khối trên mặt phẳng, cần thể hiện

A. nguồn sáng trên vật mẫu

B. độ đậm nhạt và bóng đổ trên vật mẫu

C. bóng phản quang trên vật mẫu

D. Cả A, B, C

Câu 2: Độ đậm nhạt có thể diễn tả được

A. hình khối của vật mẫu trên mặt phẳng

B. không gian của vật mẫu trên mặt phẳng

C. hướng chiếu sáng của vật mẫu trên mặt phẳng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Khối trụ là khối có

A. Trục đối xứng

B. 6 mặt bằng nhau

C. Tâm đối xứng

D. Cả A, B, C

Câu 4: Đặc điểm của mặt đáy và mặt trên của khối trụ là?

A. Trên thực tế mặt đáy và mặt trên có dạng hình tròn

B. Khi quan sát trên hình thì biến dạng thành hình elip

C. Hình elíp sẽ thay đổi tùy vào góc nhìn của ta với khối trụ.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Để vẽ tĩnh vật với mẫu có dạng khối trụ, tác giả cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?

A. Tỉ lệ, kích thước hình vẽ tương ứng với mẫu và vị trí quan sát.

B. Vẽ được ba độ đậm nhạt lớn (đậm, trung gian, sáng)

C. Bước đầu gợi được cảm giác về chất liệu của mẫu.

D. Cả hai phương án trên đều đúng

Câu 6: Ánh sáng khi chiếu vào khối trụ tròn sẽ

A. Chia thành các vùng ánh sáng đều nhau trên bề mặt khối

B. Chia thành các vùng đậm nhạt khác nhau trên bề mặt khối

C. Chia thành hai mảng đậm và nhạt trên bề mặt khối

D. Tất cả các phương án trên

Câu 7: Khi vẽ theo mẫu, người học phải rèn luyện kĩ năng nào sau đây?

A. Kĩ năng quan sát

B. Kĩ năng nhận biết hình, khối

C. Kĩ năng nhận biết đặc điểm của đối tượng khi vẽ theo mẫu

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Bóng của mẫu vẽ in trên các mặt nền có tác dụng tốt cho

A. Bố cục của bức vẽ

B. Không gian của bức vẽ

C. Màu sắc của bức vẽ

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Để thấy được các độ đậm nhạt rõ hơn, em có thể

A. Ngồi sát mẫu để quan sát

B. Nheo/ dim mắt khi quan sát mẫu

C. Đóng cửa sổ và hạn chế ánh sáng chiếu vào mẫu

D. Tắt hết đèn trong phòng và chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên

Câu 10: Để so sánh kích thức của mẫu vẽ trên giấy, em có thể

A. Vẽ hình nhỏ hơn kích thước thực của mẫu

B. Ước lượng bố cục và sử dụng que đo

C. Vẽ hình lớn hơn kích thức thực của mẫu

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Điểm nhìn càng cao, hình elíp càng tròn, ngược lại

B. Điểm nhìn càng thấp, hình elíp càng dẹt.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình elip

B. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình tròn

C. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình tam giác

D. Đáp án khác

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi quan sát trên hình khối trụ, mặt đáy và mặt trên của nó đã biến dạng thành hình tròn

B. Khi quan sát trên hình khối trụ, mặt đáy và mặt trên của nó đã biến dạng thành hình elíp.

C. Khi quan sát trên hình khối trụ, mặt đáy và mặt trên của nó đã biến dạng thành hình vuông

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Khối trụ cũng có bề mặt cong nên sắc độ đậm nhạt chuyển dần từ vùng tối đến vùng sáng

B. Khối trụ cũng có bề mặt cong nên sắc độ đậm nhạt chuyển dần từ vùng sáng đến vùng tối

C. Khối trụ cũng có bề mặt cong nên sắc độ đậm nhạt chuyển dần từ vùng phản quang bóng đổ đến trung gian

D. Khối trụ cũng có bề mặt cong nên sắc độ đậm nhạt chuyển dần từ vùng tối đến trung gian

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mặt đáy và mặt trên của khối trụ?

A. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình elip, nhưng khi quan sát trên hình nó đã biến dạng thành hình tròn.

B. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình parabol, nhưng khi quan sát trên hình nó đã biến dạng thành hình tròn.

C. Mặt đáy và mặt trên của khối trụ thực tế có dạng hình tròn, nhưng khi quan sát trên hình nó đã biến dạng thành hình elíp.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hãy quan sát hình và cho biết hướng chiếu sáng lên hình khối

A. Hướng chiếu sáng lên hình khối từ trái sang phải.

B. Hướng chiếu sáng lên hình khối từ phải sang trái.

C. Hướng chiếu sáng lên hình khối từ trên xuống dưới.

D. Hướng chiếu sáng lên hình khối từ dưới lên trên.

Câu 2: Em hãy quan sát hình và cho biết độ chuyển của đậm nhạt trong mỗi hình

A. Màu đậm dần từ trái sang phải.

B. Màu đậm dần từ phải sang trái.

C. Màu đậm dần từ trên xuống dưới.

D. Màu đậm dần từ dưới lên trên.

Câu 3: Em hãy quan sát hình và cho biết các độ đậm, nhạt trên hình khối

A. Phần vật thể nhận được ánh sáng thì có màu  phần đậm, vật thể ánh sáng không chiếu đến và vùng có bóng đổ thì có màu nhạt.

B. Phần vật thể nhận được ánh sáng thì có màu nhạt, phần vật thể ánh sáng không chiếu đến và vùng có bóng đổ thì có màu đậm.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4: Trong thiết kế đồ họa, những bao bì được làm theo dạng hình trụ đem lại lợi ích gì?

A. Mang lại sự chắc chắn của khối hộp,

B. Có nét mềm mại từ mặt cong giống khối cầu

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 5: Vẽ tranh tĩnh vật, em cần lưu ý những gì sau đây?

A.Việc tuân thủ quy trình thực hành giúp em rèn luyện thói quen làm việc khoa học

B. Khi sử dụng các sản phẩm, đồ dùng, chúng ta cần có ý thức trân trọng và giữ gìn cẩn thận

C. Cả hai phương án trên

D. Đáp án khác

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để chỉ ra cách vẽ hình khối mẫu vật trên mặt phẳng

(1) Xác định vị trí, tỉ lệ và vẽ khung hình chung toàn bộ mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu

(2) Đo ước lượng tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao của toàn bộ vật mẫu để xác định bố cục chung của hình vẽ trên giấy

(3) Xác định tỉ lệ các bộ phần của từng vật mẫu và vẽ phác hình

(4) Vẽ hình và mảng đậm nhạt xác định hướng chiếu sáng lên đồ vật và bóng đổ trên nền

(5) Vẽ đậm nhạt diễn tả khối và hình chi tiết, không gian của vật mẫu, hoàn thiện bài vẽ

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)

B. (2) – (3) – (1) – (4) – (5)

C. (2) – (1) – (3) – (4) – (5)

D. (2) – (3) – (4) – (1) – (5)

Câu 2: Em hãy quan sát hình và cho biết tác giả cần thực hiện những bước nào sau đây để hoàn thiện bản vẽ hình khối mẫu vật trên mặt phẳng dưới đây?

A. Xác định vị trí, tỉ lệ và vẽ khung hình chung toàn bộ mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu ð Vẽ đậm nhạt diễn tả khối và hình chi tiết, không gian của vật mẫu, hoàn thiện bài vẽ

B. Vẽ hình và mảng đậm nhạt xác định hướng chiếu sáng lên đồ vật và bóng đổ trên nền ð Vẽ đậm nhạt diễn tả khối và hình chi tiết, không gian của vật mẫu, hoàn thiện bài vẽ

C. Xác định tỉ lệ các bộ phần của từng vật mẫu và vẽ phác hình ð Đo ước lượng tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao của toàn bộ vật mẫu để xác định bố cục chung của hình vẽ trên giấy

D. Xác định tỉ lệ các bộ phần của từng vật mẫu và vẽ phác hình ð Xác định vị trí, tỉ lệ và vẽ khung hình chung toàn bộ mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu

Câu 3: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để sao cho phù hợp với cách vẽ khối hình trụ

(1) Dựng các đường thẳng đi qua 4 điểm đã chọn trước.

(2) Dựng một đường thẳng giữa trang giấy để làm trục đối xứng cho mẫu.

(3) Ước lượng tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của mẫu dựng hình chữ nhật làm chu vi, lấy 4 điểm ứng với 4 đỉnh của hình chữ nhật.

(4) Vẽ hình elíp theo cạnh phía trên của hình chữ nhật vừa dựng.

(5) Dựng hình elíp tương tự ở mặt đáy, lưu ý dựng cả nét khuất để căn chỉnh hình được tốt nhất.

(6) Bắt đầu đánh bóng khối từ đậm đến nhạt, đánh các nét dài phủ toàn bộ bài rồi mới từ từ đi chi tiết vào các diện nhỏ.

(7) Dựng bóng đổ và đường tầm mắt sau khối trụ.

(8) Gợi không gian xung quanh để làm nổi bật vùng sáng của mẫu.

A. (2) – (1) – (3) – (4) – (5) – (7) – (6) – (8)

B. (2) – (3) – (1) – (4) – (5) – (7) – (6) – (8)

C. (2) – (3) – (1) – (5) – (4) – (7) – (6) – (8)

D. (1) – (3) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6) – (8)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay