Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: CHĂN NUÔI GÀ THỊT TRONG NÔNG HỘ

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về chăn nuôi gà thịt trong nông hộ.
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
  • Năng lực công nghệ:
  • Nhận thức công nghệ: nhận thức được nội dung cơ bản về kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt.
  • Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về kĩ thuật chăn nuôi;
  • Đánh giá công nghệ: đưa ra được nhận xét về tính hợp lí của các kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho gà.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức vận dụng kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà vào thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Các tranh giáo khoa của bài Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ.
  • Hình ảnh, video về kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số món ăn được chế biến từ thịt gà.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết một số món ăn được chế biến từ thịt gà.

- HS tiếp nhận: Một số món ăn được chế biến từ thịt gà  như gà luộc, cháo gà, gà nướng, gà hấp, lẩu gà, phở gà, gà kho tàu, gà hầm, gà rang muối, gỏi gà, cơm gà,…

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Thịt ăn là nguồn thực phẩm phổ biến. Các món ăn được chế biến từ gà có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà như thế nào? Có những biện pháp nào để phòng và trị bệnh cho gà thịt? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của chuồng nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được những tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở tiêu chuẩn của chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục, quan sát Hình 12.1, 12.2 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết những tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ.

+ Tại sao người ta thường bố trí hướng chuồng về phía nam hoặc phía đông nam?    

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.3 SGK tr.58 và trả lời câu hỏi: Nên chọn loại chuồng nào để nuôi gà thịt. Tại sao?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Hãy tìm hiểu về vai trò của lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát Hình 12.1, 12.2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về tiêu chuẩn của chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Chuồng nuôi

- Những tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ:

+ Làm ở nơi cao ráo, tránh ngập nước vào mùa đông.

+ Chọn hướng thích hợp để tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

+ Chuồng cần đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

+ Nền chuồng nền lát gạch, láng xi măng. Tường gạch xây cao, phía trên làm bằng lưới mắt cáo, bên ngoài có bạt che chắn.

- Người ta thường bố trí hướng chuồng về phía nam hoặc phía đông nam vì gió nam, đông nam mát mẻ, tránh được nắng chiều, mưa, đón được ánh nắng lúc sáng.

- Nên chọn chuồng Hình 12.3a vì chuồng nuôi đảm bảo độ thông thoáng hơn so với chuồng nuôi Hình 12.3b.

- Vai trò của lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng:

+ Hút ẩm từ chất thải.

+ Giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật nuôi và chất thải của vật nuôi.

+ Giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng, số lượng vi sinh vật nhờ đó mà giảm đi.

+ Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường chăn nuôi vật nuôi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thức ăn và cho ăn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các loại thức ăn, thành phần dinh dưỡng có trong các loại thức ăn cho gà thịt, đồng thời biết được nguyên tắc cho gà găn ở các lứa tuổi khác nhau.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào các loại thức ăn nuôi gà, thành phần dinh dưỡng có trong từng loại thức ăn, nguyên tắc phối trộn thức ăn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục II.1, quan sát Hình 12.4 và trả lời câu hỏi:

+ Có mấy loại thức ăn cho gà ?

+ Trong mỗi loại thức ăn, bao gồm những thành phần dinh dưỡng nào?

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Ở gia đình hay địa phương em thường nuôi gà thịt bằng những loại thức ăn nào? Kể tên một vài loại thức ăn tự nhiên.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của gà trong Hình 12.4 vào các nhóm dinh dưỡng thích hợp.

Nhóm dinh dưỡng

Tên thức ăn

Chất đạm

 

Tinh bột

 

Chất béo

 

Vitamin và khoáng chất

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 12.5 và cho biết đâu là máng ăn, đâu là máng uống?

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I.2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho gà ăn như thế nào là phù hợp?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát Hình 12.4, 12.5, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về các loại thức ăn nuôi gà, thành phần dinh dưỡng có trong từng loại thức ăn, nguyên tắc phối trộn thức ăn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Thức ăn và cho ăn

1. Thức ăn

- Có 2 loại thức ăn cho gà: Thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp.

- Thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn cần đủ 4 nhóm dinh dưỡng: nhóm chất đạm, nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng.

+ Thức ăn công nghiệp: thường có đủ các nhóm dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của gà.

+ Thức ăn tự nhiên: cần phối trộn đủ 4 nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp để gà nhanh lớn, có sức đề kháng cao.

- Các loại thức ăn tự nhiên của gà trong Hình 12.4:

Nhóm dinh dưỡng

Tên thức ăn

Chất đạm

Giun, tôm, cá

Tinh bột

Ngô, thóc

Chất béo

Đậu

Vitamin và khoáng chất

Rau, bèo

- Máng ăn, uống của gà:

+ Hình 12.5a: máng ăn (phân thành các ngăn để chứa các loại thức ăn khác nhau).

+ Hình 12.5b: Máng uống (có 1 ngăn duy nhất).

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cho gà ăn

- Cách cho gà ăn phù hợp:

+ Cho gà ăn thức ăn thức ăn phù hợp với tuổi của gà.

·        Dưới 1 tháng tuổi: thức ăn giàu đạm, cho ăn tự do, thức ăn luôn có trong máng ăn.

·        Từ 1-3 tháng tuổi: ăn 3-4 lần/ngày.

·        Trên 3 tháng tuổi: ăn tự do.

+ Sử dụng máng ăn phù hợp.

+ Cho gà uống nước đầy đủ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chăm sóc cho gà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách chăm sóc gà ở các giai đoạn khác nhau.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở đặc điểm sinh lí của gà con, cách chăm sóc gà phù hợp với từng giai đoạn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi:

+ Gia đình của bạn nào nuôi gà?

+ Hãy nêu một vài đặc điểm cơ thể gà con.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục III.1, quan sát Hình 12.6 SGK tr.60 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm của gà con ở giai đoạn từ khi gà mới nở đến khi gà 1 tháng tuổi.

+ Nêu cách chăm gà con ở giai đoạn này.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát sự phân bố của gà con trong Hình 12.6 và cho biết mức độ thích hợp của nhiệt độ với gà trong từng ô úm. Hãy đề xuất giải pháp để nhiệt độ của các ô úm phù hợp với gà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục III.2, quan sát Hình 12.7 SGK tr.60 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà ở giai đoạn trên một tháng tuổi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát Hình 12.6. 12.7, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về đặc điểm sinh lí của gà con, cách chăm sóc gà phù hợp với từng giai đoạn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

III. Chăm sóc cho gà

1. Giai đoạn từ khi gà mới nở đến khi gà 1 tháng tuổi

 - Đặc điểm của gà con ở giai đoạn từ khi gà mới nở đến khi gà 1 tháng tuổi:

+ Cơ thể yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

+ Gà rất sợ lạnh.

- Cách chăm gà con ở giai đoạn này:

+ Sưởi ấm cho gà (úm gà).

+ Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

- Sự phân bố của gà con trong Hình 12.6:

+ Hình a: Nhiệt độ thích hợp (gà phân bố đều trên sàn).

+ Hình b: Nhiệt độ bị lạnh (gà chụm lại thành đám ở dưới đèn úm).

+ Hình c: Nhiệt độ bị nóng (gà tản ra, tránh xa đèn úm).

- Giải pháp để nhiệt độ của các ô úm phù hợp với gà:

+ Phân bố mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi.

+ Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà.

+ Thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cho thích hợp.

2. Giai đoạn trên một tháng tuổi

Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà ở giai đoạn trên một tháng tuổi:

+ Bỏ quây gà để gà đi lại tự do.

+ Nên thả gà ra vườn, đồi để gà vận động, ăn khỏe, nhanh lớn, thịt chắc, ngon hơn.

+ Hằng ngày, rửa sạch máng ăn, máng uống.

+ Sau mỗi lứa gà, thay lớp độn chuồng, vệ sinh nền chuồng sạch sẽ.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về phòng, trị bệnh cho gà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được nguyên tắc cơ bản trong phòng, trị bệnh cho gà.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được nguyên tắc cơ bản trong phòng, trị bệnh cho gà.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục IV SGK tr.61 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính?

+ Nêu những nguyên tắc phòng bệnh cho gà.

+ Nêu những nguyên tắc trị bệnh cho gà.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.61.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi về nguyên tắc cơ bản trong phòng, trị bệnh cho gà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về nguyên tắc cơ bản trong phòng, trị bệnh cho gà.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

IV. Phòng, trị bệnh cho gà

- Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính vì:

+ Nếu được phòng bệnh tốt, gà sẽ cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

+ Nếu gà bị bệnh, sẽ phải dùng thuốc chữa bệnh, gây tốn kém tiền của. Nếu bị bệnh quá nặng, vật nuôi có thể bị chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Nguyên tắc phòng bệnh cho gà:

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

+ Đảm bảo ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

+ Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lí.

+ Tiêm vắc-xin đầy đủ, kịp thời.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về một số bệnh phổ biến ở gà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số bệnh phổ biến ở gà.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Ngày nay, nhiều hộ chăn nuôi gà đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh xuất hiện trên vật nuôi. Gà là một trong những loài vật dễ nhiễm bệnh. Do đó việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà có vai trò vô cùng quan trọng.

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng, trị bệnh tiêu chảy.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng, trị bệnh dịch tả.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng, trị bệnh cúm gia cầm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy tìm hiểu về các loại thuốc và cách sử dụng thuốc để trị bệnh tiêu chảy cho gà.

- GV yêu cầu HS: Sử dụng internet, sách, báo,…hãy cho biết một số chủng gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam và cách phòng tránh lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

V. Một số bệnh phổ biến ở gà

- Đính kèm kết quả thảo luận nhóm phía dưới hoạt động.

- Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc để trị bệnh tiêu chảy cho gà:

+ Enrotil 10%.

+ B52/Ampi-col.

+ Bexin-pharm.

- Một số chủng gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam và cách phòng tránh lây nhiễm cúm gia cầm sang người:

+ Chủng gia cầm: cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), cúm A (H5N8).

+ Cách phòng tránh: tránh tiếp xúc với gia cầm gây bệnh, tuân thủ an toàn khi giết mổ gia cầm, giữ vệ sinh, khám kịp thời.

 

 

 

 

 

Biểu hiện bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Phòng, trị bệnh

Bệnh tiêu chảy

Gà ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, có màu xanh hoặc trắng.

Gà bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống, từ môi trường.

- Cho gà ăn thức ăn sạch, thường xuyên vệ sinh  máng ăn, máng uống, chuồng nuôi.

- Khi có biểu hiện bệnh, cần kịp thời điều trị.

Bệnh dịch tả

Gà bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, ngoeo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh

Bệnh do virut gây ra và lây lan mạnh

- Phòng bệnh bằng vắc-xin.

- Khi đã bị bệnh, hầu như không thể chữa được.

Bệnh cúm gia cầm

Gà sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt, khó thở, há mỏ để thở, tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu, xuất huyết da chân.

Do virut gia cầm gây ra.

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Sử dụng vắc-xin.

- Không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết không rõ nguồn gốc.

- Báo cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua việc chơi trò chơi.
  3. Ni dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Phần tham gia trò chơi của HS.
  5. T chc thc hin:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Về đích. HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến bài học. Ai trả lời đúng nhất và nhanh nhất, sẽ là người về đích đầu tiên.

Câu 1. Chuông nuôi gà thịt phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?

  1. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm vào mùa hè.
  2. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  3. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  4. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.

Câu 2. Để đảm bảo chuồng gà thông thoáng, tường thường được xây như thế nào là phù hợp?

  1. Không cần xây gạch.
  2. Cao từ 0,5-0,6m.
  3. Cao từ 1,0-2,0m.
  4. Cao từ 0,5-0,6m.
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 công nghệ 7 kết nối tri thức, Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án công nghệ 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay