Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức

Giáo án địa lí 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI, PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC

TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Phân tích được một trong những vấn để về dân cư, xã hội: vấn để nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.
  • Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.
  • Xác định được các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ trên lược đồ.
  • Xác định được trên bản đổ một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

- Năng lực địa lí:

  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ địa lí.
  • Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.
  • Năng lực vận dụng kĩ năng Địa lí: vận dụng những kiến thức về đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ vào những tình huống cần thiết trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ.
  • Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.
  • Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Lược đồ các luồn nhập cư vào châu Mỹ.
  • Bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ, năm 2020.
  • Một số hình ảnh, video về dân cư, xã hội, các hoạt động khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến dân cư, xã hội, các hoạt động khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ (nếu có).
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- Dân cư Bắc Mỹ đa chủng tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau. Đây là khu vực phát triển kinh tế nhất thế giới, nhờ vào việc khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Bằng hiểu biết của mình, em có thể trình bày đôi nét về đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội khu vực Bắc Mỹ?

  1. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS quan sát một số hình ảnh về dân cư, xã hội châu Mỹ.

    

 

       

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Em quan sát được gì qua các hình ảnh?

+ Theo em, những hình ảnh trên đề cập đến vấn đề gì về dân cư, xã hội châu Mỹ?

+ Bằng hiểu biết của mình, em có thể trình bày đôi nét về đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội khu vực Bắc Mỹ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, kết hợp với hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đưa ra ý kiến của mình.

+ Ảnh 1: Nạn phân biệt chủng tộc

+ Ảnh 2: Tình trạng di dân, nhập cư

+ Ảnh 3: Thành phố lớn nhất nước Mỹ - New York

+ Ảnh 4: Thành phố bền vững nhất ở Mỹ - San Francisco

+ Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Nền kinh tế Bắc Mỹ phát triển đa dạng, phương thức khai thác thiên nhiên của người dân cũng rất hiện đại, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- HS khác nhận xét, có thể nêu ra suy nghĩ khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bắc Mỹ là một khu vực có nền kinh tế phát triển, đời sống cư dân ở mức cao. Dân cư Bắc Mỹ đa chủng tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau. Đây là khu vực phát triển kinh tế nhất thế giới, nhờ vào việc khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế quan trọng với cơ cấu ngành đa dạng. Chính vì vậy, khu vực này đã thu hút rất nhiều người nhập cư, dẫn đến những cuôc xung đột sắc tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về Bắc Mỹ, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học – Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư, xã hội

1a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc

  1. Mục tiêu:

-  Phân tích được vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.

-  Xác định được các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ trên lược đồ.

  1. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin trong mục 1a và lược đồ Hình 1 (SGK Tr.145-146), trình bày đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở đặc điểm nhập cư và phân biệt chủng tộc ở Bắc Mỹ.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS khai thác thông tin trong mục 1a, lược đồ Hình 1 (SGK Tr.145-146), trình bày đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS:

 + Người nhập cư đến từ đâu? Gồm những chủng tộc nào?

+ Vì sao có thành phần người lai trong xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục 1a, lược đồ Hình 1 (SGK Tr.145-146) để trình bày đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc

- Người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, đi cư từ châu Á sang Bắc Mỹ từ khoảng 20 - 30 nghìn năm trước.

- Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người Anh, I-ta-li-a, Đức,...) di cư sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều. Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá,…

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới (trong đó có châu Á) vào Bắc Mỹ.

- Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở Bắc Mỹ. Trong quá trình chung sống, các chủng tộc hoà huyết khiến thành phần dân cư thêm phức tạp.

1b. Vấn đề đô thị hóa

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1b và khai thác bảng số liệu (SGK tr.146), trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày được các đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 1b và khai thác bảng số liệu (SGK tr.146), trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

Khu vực

Bắc Mỹ

Châu Phi

Châu Á

Châu Âu

Tỉ lệ dân số đô thị (%)

82,6

43,5

51,1

74,9

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ so với một số châu lục khác nhau như thế nào?

+ Các đô thị ở Bắc Mỹ có sự phân bố như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong mục 1b và khai thác bảng số liệu (SGK tr.146) để trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức về vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

b. Vấn đề đô thị hóa

- Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ, làm xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị.

- Bắc Mỹ có tỉ lệ dân đô thị đạt 82,6% (năm 2020) cao hơn so với châu Phi, châu Á, châu Âu. Các đô thị lớn cũng đồng thời là các trung tâm kinh tế lớn.

- Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai đải siêu đô thị từ Niu Oóc đến Oa-sinh-tơn và từ Môn-trê-an đến Si-ca-gô. Vào sâu trong nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn.

Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế quan trọng

  1. Mục tiêu:

- Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS khai thác bản đồ Hình 2 (SGK tr. 147) và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

+ Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm.

  1. Sản phẩm học tập: HS kể tên được các ngành kinh tế ở một số trung tâm như Oa-sinh-tơn, Niu-Ooc, Lốt An-giơ-lét,…
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Hình 2 (SGK tr.147) hoặc bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ treo tường.

- GV yêu cầu HS:

+ Xác định các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

 + Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

Thủ Đô Washington D.C (Mỹ)

Thành phố New york (Mỹ)

Thành phố Los Angeles

- Môt số ngành công nghiệp phát triển ở Bắc Mỹ:

Nhà máy chế tạo ô tô ở Canada

Cơ sở sản xuất máy bay Boeing ở Everett, Washington

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản đồ Hình 2 (SGK tr.147) hoặc bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ treo tường, sau đó thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức về các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

2. Các trung tâm kinh tế quan trọng

- Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ: Van-cu-vơ, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Hau-xtơn, Niu Oóc-lin, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Niu Oóc, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an.

- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

+ Oa-sinh-tơn: điện tử - viễn thông, sản xuất máy bay, hoá chất, dệt may, chế biến nông sản.

+ Niu-Oóc: điện tử - viễn thông, sản xuất máy bay, hoá chất, dệt may, luyện kim đen,

du lịch, ngân hàng, chế biến nông sản.

+ Lốt An-giơ-lét: sản xuất máy bay, ngân hàng, sản xuất ô tô, điện tử - viễn thông, du lịch, dệt may, hải cảng, sân bay, chế biến nông sản, đóng tàu.

+...

Hoạt động 3: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

  1. Mục tiêu:

- Phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

  1. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin trong mục 3 (SGK tr.147-148) và phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng tài nguyên rừng, nước, đất, khoáng sản.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ và đặc điểm của từng đới.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc nhóm, khai thác thông tin trong mục 3 (SGK tr.147-148) .

·         Nhóm 1: Tìm hiểu về phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên rừng.

+ Kể tên các loại rừng ở Bắc Mỹ.

+ Rừng ở Bắc Mỹ được khai thác như thế nào?

+ Nêu những biện pháp các quốc gia sử dụng để bảo vệ rừng.

·         Nhóm 2: Tìm hiểu về phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên nước.

+ Nêu đặc điểm của sông, hồ Bắc Mỹ.

+ Kể tên một số sông, hồ lớn ở đây.

+ Nguồn nước được sử dụng vào những lĩnh vực gì?).

·        Nhóm 3: Tìm hiểu về phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên đất.

+ Đất được sử dụng vào những lĩnh vực gì?

+ Trong quá trình khai thác, người dân đã sử dụng các biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng đất?.

·        Nhóm 4: Tìm hiểu về phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản

+ Kể tên các loại khoáng sản ở Bắc Mỹ.

+ Trình bày sự thay đối trong việc sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm khai thác thông tin trong mục 3 (SGK tr.147-148), thảo luận để thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức về các phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

3. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

+ Bắc Mỹ có tài nguyên rừng giàu có. Trong thời gian dài, rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích bị suy giảm nhanh.

+ Chính phủ Hoa Kỳ và Ca-na-đa đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: thành lập các vườn quốc gia, khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên, quy định trồng mới sau khi khai thác, phòng chống cháy rừng,...

 

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:

+ Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt phong phú. Trước đây nhiều sông, hồ bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt và sản xuất.

+ Chất lượng nguồn nước được cải thiện nhờ các biện pháp như: quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch,... Tài nguyên nước được khai thác tổng hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng và mang tính bền vững trong khai thác.

 

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:

+ Các đồng bằng rộng lớn và màu mỡ ở Bắc Mỹ được khai thác để trồng trọt và chăn nuôi; sau thời gian dài sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học, đất đã bị thoái hoá.

+ Các nước Bắc Mỹ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp xanh”, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất, nhờ đó đem lại năng suất cao, đồng thời bảo vệ tài nguyên đất.

 

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản:

+ Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đổi dào. Tuy nhiên, việc khai thác với quy mô lớn và sử dụng không

hợp lí đã gây ô nhiễm môi trường và một số loại khoáng sản dần trở nên cạn kiệt. 

+ Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- Củng cố nội dung về dân cư, xã hội Bắc Mỹ.

  1. Nội dung: HS Lựa chọn và phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ.
  2. Sản phẩm học tập: HS lựa chọn và phân tích được một trong những vẫn đề dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ.
  3. Tổ chức hoạt động:
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức, Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án địa lí 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay