Đáp án Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 21: Trao đổi chất sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P2)
File đáp án Sinh học kết nối tri thức Bài 21: Trao đổi chất sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 21 - TRAO ĐỔI CHẤT, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT
Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người đã ứng dụng những hiểu biết này như thế nào trong lĩnh vực y tế và đời sống hằng ngày? Cho một vài ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:
- Các yếu tố vật lý:
Yếu tố | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Nhiệt độ | Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C) - Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C) - Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C) - Vi sinh vật siêu ưa nhiệt (từ 75-100 độ C) | Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm | Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. | - Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. | - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng | Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. | Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật. |
Áp suất thẩm thấu | Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào) | Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
- Các yếu tố hóa học:
- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
Chất hóa học | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Các hợp chất phenol | Biến tính protein, màng tế bào | Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện |
Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%) | Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Iodine, rượu iodine (2%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Clo (cloramin, natri hypoclorid) | Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào | Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm |
Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…) | Làm bất họat các protein | Diệt bào tử đang nảy mầm |
Các aldehyde (formaldehyde 2%) | Làm bất họat các protein | Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng |
Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại |
Kháng sinh | Diệt khuẩn có tính chọn lọc | Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,… |
Câu 2: Nêu tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh, nêu nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này.
Trả lời:
- Tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra: tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.
- Hiện tượng kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.
- Nguyên nhân: do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc do bệnh nhân tự ý dùng thuốc. Ngoài ra con người có thể bị lây vi khuẩn kháng thuốc từ các động vật thông qua tiếp xúc, giết mổ,...
- Tác hại:Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe, có nguy cơ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, phương pháp phức tạp hơn, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. Đặc biệt, nếu bạn không tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Câu 3: Loét dạ dày từng được cho là do ăn nhiều thức ăn cay hoặc căng thẳng thần kinh, nay được biết là do vi khuẩn (Helicobacter pylori) gây ra. Với phát hiện mới này, việc điều trị loét dạ dày đã thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Loét dạ dày từng được cho là do ăn nhiều thức ăn cay hoặc căng thẳng thần kinh, và biện pháp tốt nhất được đề xuất chính là tập thể dục, giảm căng thẳng trong cuộc sống và sử dụng các liệu pháp thư giãn như yoga, thôi miên, thiền định, thư giãn cơ bắp tiến bộ, hình ảnh tâm thần, phản hồi sinh học, và thậm chí cả âm nhạc. Bên cạnh đó là có một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, tránh rượu, bia, các chất kích thích.
- Hiện nay được biết là do vi khuẩn (Helicobacter pylori) gây ra, trường hợp viêm loét dạ dày còn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc Tây để điều trị. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày:
- Thuốc kháng sinh: giúp kháng lại vi khuẩn, nấm,… gây hại trong dạ dày;
- Thuốc kháng axit trong dạ dày: giúp điều chỉnh, trung hòa lượng axit trong dịch vị;
- Thuốc ức chế bơm proton, giúp dạ dày hạn chế tiết dịch axit;
- Thuốc uống tạo màng bọc bảo vệ ổ loét dạ dày, trung hòa axit;
- Thuốc kháng vi khuẩn HP
- Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau rát trong dạ dày. Trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày đã ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ phần dạ dày bị viêm loét hư hỏng, sau đó may lại, khi đó kích thước dạ dày sẽ nhỏ hơn.
IV. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
Câu 1: Vi sinh vật có những hình thức sinh sản nào? Nêu đặc điểm của mỗi hình thức đó và cho ví dụ.
Trả lời:
Vi sinh vật có 3 hình thức sinh sản chính gồm: phân đôi, bào tử, nảy chồi.
Đặc điểm của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật:
- Hình thức phân đôi:
- Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật, trong đó, một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con giống nhau.
- Vi sinh vật nhân sơ chỉ phân đôi vô tính, vi sinh vật nhân thực có thể phân đôi hữu tính theo cách tiếp hợp.
- Ví dụ: Trùng giày, trùng roi, trùng amip có hình thức phân đôi.
- Sinh sản bằng bào tử:
- Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ ngoại bào tử.
- Ví dụ: Bào tử đốt ở xạ khuẩn, bào tử đính ở nấm,…
- Nảy chồi:
- Là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật.
- Trong hình thức này, một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con.
- Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía, nấm men có hình thức sinh sản nảy chồi.
Câu 2: Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) có gì khác so với vi sinh vật nhân thực (vi nấm)?
Trả lời:
Vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) | Vi sinh vật nhân thực (vi nấm) |
- Chỉ sinh sản vô tính. - Các hình thức sinh sản thường gặp gồm phân đôi, tạo túi bào tử vô tính, nảy chồi, hình thành nội bào tử. | - Sinh sản theo hai hình thức vô tính và hữu tính. - Các hình thức sinh sản thường gặp gồm sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc bào tử tiếp hợp, nảy chồi. |
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất pha nào?
- Pha luỹ thừa. B. Pha cân bằng.
- Pha suy vong. D. Pha tiềm phát.
Trả lời:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất pha luỹ thừa.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm.
Trả lời:
Người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm vì trong thực phẩm có chứa rất nhiều vi sinh vật. Mà quá trình sinh trưởng của quần thể sinh vật có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu,...
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, sinh hoá học trong tế bào. Nếu nhiệt độ cao vi sinh vật sẽ chết, còn nếu nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Độ ẩm: Mỗi loại sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
- Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP...
- Áp suất thẩm thấu: Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu cao sẽ gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra.
Câu 3: Vi sinh vật và hoạt động phân giải chất hữu cơ của chúng là nguyên nhân chủ yếu gây hỏng thực phẩm. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy đề xuất một số biện pháp bảo quản thực phẩm.
Trả lời:
Một số biện pháp bảo quản thực phẩm:
- Phương pháp đông lạnh
- Hút chân không
- Đóng hộp, chai, lọ
- Sấy khô
- Hun khói
Câu 4: Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,...) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?
Trả lời:
- Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,...) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới do đặc trưng khí hậu ở vùng nhiệt đới là khô - nóng hoặc nóng - ẩm, đây là điều kiện nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển. Thời tiết như vậy thường gây ra những rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể, các vi khuẩn dễ phát triển dịch bệnh. Ở vùng nhiệt đới thì sự thay đổi thời tiết khí hậu rõ ràng và khắc nghiệt hơn so với các nước ôn đới nên dễ làm xuất hiện các loại bệnh xuất hiện theo mùa, do cơ thể bị giảm sức đề kháng hoặc do khí hậu tạo thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng lây lan.
- Thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng các vì hầu hết các phản ứng sinh hóa hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.
- Các vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình trong khoảng 18-20oC, đây là nhiệt độ thích hợp làm tăng cường hoạt tính của enzyme và hoạt động của vi sinh vật.
- Nhiệt độ cao sẽ làm tăng cường độ của các biến đổi về hóa học, hóa sinh và sinh học, tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, sự sinh trưởng của vi sinh vật sẽ tăng dần.
- Độ ẩm không khí cũng là một yếu tố quan trọng giúp vi sinh vật tồn tại và sinh trưởng, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiệt độ nóng ẩm, nóng khô sẽ làm tăng độ hư hỏng do nhóm vi sinh vật ưa ẩm gây ra.
Câu 5: Bạn A bị cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu. Để đỡ mất thời gian đi khám, bạn đã ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về nhà tự điều trị. Theo em, việc làm của bạn là nên hay không nên? Vì sao?
Trả lời:
Việc làm của bạn A là không nên bởi kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn chứ không có hiệu quả trong điều trị các bệnh do virus gây ra, trong đó có cảm cúm và không nên sử dụng trừ khi bị nhiễm khuẩn.
- Khi cảm lạnh không kèm nhiễm khuẩn, uống kháng sinh không những không có tác dụng điều trị mà còn gây ra các tác dụng phụ.
- Các tác dụng phụ thông thường như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nhiễm trùng nấm men hoặc có thể bị tiêu chảy. Các tác dụng phụ gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm gặp có thể là phản ứng dị ứng, khó thở, tổn thương đại tràng,...
- Sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, theo thời gian, thuốc sẽ trở nên kém hiệu quả hơn ở những lần điều trị tiếp theo. Do vi khuẩn tiếp xúc nhiều với kháng sinh có thể biến đổi để tiếp tục sống sót và có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh.
=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật