Đáp án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng (P1)

File đáp án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)

BÀI 12. CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương.

Trả lời:

Những bộ phận của cây đậu tương:

1. Rễ cây

Câu 1: Chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.

  • Hình 1: Cây hành là rễ chùm, chỉ có rễ con.
  • Hình 2: Cây cải là rễ cọc, có rễ cái và từ đó phân ra các rễ con.

Câu 2: Cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm trong các hình dưới đây?

Trả lời:

Trong các hình:

  • Cây có rễ cọc là cây cây xoài và cây cam.
  • Cây có rễ chùm là cây lúa và cây ngô.

Câu 3: Kể tên một số cây khác có rễ cọc, rễ chùm mà em biết.

Trả lời:

Một số cây rễ cọc: cây bưởi, cây xoài, cây đu đủ, cây mít, cây đậu xanh,...

Một số cây rễ chùm: cây hành, cây tỏi, cây ngô, cây dừa, câu cau, cây chuối, cây khoai lang, cây sả,...

Câu 4: Dựa vào hình dưới đây, em hãy nêu chức năng của rễ cây.

Trả lời:

Chức năng của rễ cây:

  • Hấp thụ nước và chất khoáng để cây tăng trưởng.
  • Bám sát xuống lòng đất để cây đứng vững hơn.

Câu 5: Vì sao chúng ta phải tưới nước và bón phân cho cây?

Trả lời:

Chúng ta phải tưới nước và bón phân cho cây vì cây cần các chất dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất.

Câu 6: Rễ cây còn có chức năng nào khác?

Trả lời:

Chức năng khác của rễ cây:

  • Rễ còn giúp cây bám chặt vào đất để giữ cây không bị đổ.
  • Một số rễ cây còn dùng để ăn, làm gia vị, thuốc như: củ nghệ, củ giềng, nhân sâm, tam thất,…

2. Thân cây

Câu 1: Chỉ và nói:

Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?

Cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo hoặc thân bò?

Trả lời:

Chỉ và nói:

Cây có thân gỗ: cây phượng vĩ, cây bằng lăng.

Cây có thân thảo: cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cây bí đao, cây hướng dương.

Cây có thân mọc đứng: cây phượng vĩ, cây tía tô, cây bằng lăng, cây hướng dương.

Cây có thân leo hoặc thân bò: cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cây bí đao.

Câu 2: Nhận xét và so sánh về thân của cây trong các hình dưới đây.


Trả lời:

Nhận xét và so sánh về thân của các cây trong hình:

  • Cây thân gỗ có thân khỏe, cứng, kích thước cao lớn, có cành và chắc chắn hơn.
  • Cây thân thảo có thân mềm, kích thước ngắn và nhỏ nhưng linh hoạt hơn.
  • Cây thân mọc đứng sẽ cao và cứng cáp hơn cây thân leo hoặc thân bò (mềm, yếu và thấp).

Câu 3: Kể tên một số cây thân gỗ hoặc thân thảo mà em biết. Chúng có thân đứng, thân leo hay thân bò?

Trả lời:

Kể tên:

Cây thân gỗ: cây bàng, cây phượng, cây ổi, cây hồng xiêm, cây mít, cây nhãn, cây xoài,... Những cây thân gỗ thường mọc đứng.

Cây thân thảo: cây rau má, cây bạc hà, cây lúa, cây tía tô, cây bí, cây mướp, cây diếp cá,...

Cây thân đứng: cây tía tô, cây bạc hà, cây lúa

Cây thân leo: cây bí, cây mướp

Cây thân bò: cây rau má, cây diếp cá.

Câu 4: Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây.

Trả lời:

STT

Tên cây

Thân gỗ

Thân thảo

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

1

Cây phượng vĩ

X

X

2

Cây mồng tơi

X

X

3

Cây rau má

X

X

4

Cây bàng

X

X

5

Cây mướp

X

X

Câu 5: Chuẩn bị: Ba bông hoa màu trắng và ba cốc nước có dãn nhãn 1,2,3:

Cốc 1 đựng nước;

Cốc 2 đựng nước pha màu thực phẩm xanh

Cốc 3 đựng nước pha màu thực phẩm đỏ;

Tiến hành: Cắm mỗi bông hoa vào một cốc nước đã chuẩn bị. Sau khoảng 3 giờ, màu sắc các bông hoa thay đổi như thế nào? Vì sao

Kết luận: Qua thí nghiệm, hãy cho biết thân cây có chức năng gì?

Trả lời:

Sau khoảng 3 giờ, sư thay đổi màu sắc của các bông hoa ở 3 cốc là:

  • Bông hoa ở cốc 1 vẫn giữ nguyên màu trắng như ban đầu.
  • Bông hoa ở cốc 2 đổi sang màu xanh.
  • Bông hoa ở cốc 3 đổi sang màu đỏ.

Giải thích:

  • Cành hoa cắm ở cốc 1 không có màu nên hoa không bị đổi màu.
  • Cành hoa ở cốc 2 có pha thực phẩm màu xanh nên mạch gỗ đã vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên làm cho cánh hoa bị nhuộm màu xanh của nước pha thực phẩm màu.
  • Cành hoa ở cốc 3 có pha thực phẩm màu đỏ nên mạch gỗ đã vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên làm cho cánh hoa bị nhuộm màu đỏ của nước pha thực phẩm màu.

Qua thì nghiệm, thân cây có chức năng:

  • Vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây.
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.

Câu 6: Vì sao cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu?

Trả lời:

Cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu hơn vì thân cây sẽ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của hoa giúp hoa có đủ các chất cần thiết để duy trì lâu hơn và tươi hơn.

Câu 7: Thân cây còn có chức năng nào khác?

Trả lời:

Thân cây còn giúp nâng đỡ tán lá, hoa, quả.

=> Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay